Giải Bài tập đọc hiểu: Mẹ và quả trang 20 sách bài tập Ngữ văn 7 - Cánh diều
Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
Câu 1
Câu 1 (trang 20, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
A. Năm chữ
B. Bảy chữ
C. Tám chữ
D. Tự do
Phương pháp giải:
Chú ý số tiếng, số chữ trong bài thơ
Lời giải chi tiết:
Đáp án D
Câu 2
Câu 2 (trang 20, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
(Câu hỏi 2, SGK) Người mẹ trong bài thơ không được miêu tả trực tiếp, nhưng người đọc vẫn nhận ra được phẩm chất của bà qua những dòng thơ nào?
Phương pháp giải:
Đọc kỹ văn bản.
Lời giải chi tiết:
- Phẩm chất của người mẹ chủ yếu được thể hiện qua các dòng thơ ở khổ 1 và 2.
- Qua hai khổ thơ đó, tác giả cho thấy những phẩm chất tốt đẹp của người mẹ: trông chờ mọi thành quả vào đôi bàn tay lao động của mình; lao động chăm chỉ, cần cù; yêu thương, nuôi nấng, dạy dỗ các con; lặng thầm chịu đựng những gian truân, vất vả;...
Câu 3
Câu 3 (trang 20, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
(Câu hỏi 3, SGK) Phân tích nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua một trong các yếu tố: từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ,...
Phương pháp giải:
Đọc kỹ văn bản.
Lời giải chi tiết:
- Bài thơ viết theo thể thơ tự do, gồm ba khổ, gieo vần hỗn hợp, ngắt nhịp linh hoạt.
- Bài thơ có tứ thơ độc đáo, mang tính phát hiện đầy ám ảnh về người mẹ và những thành quả mà mẹ tạo ra.
- Từ ngữ, hình ảnh của bài thơ vừa bình dị, quen thuộc vừa mang tính tượng. Trong bài, nhà thơ sử dụng các biện pháp tu từ như điệp ngữ (những mùa quả), đối lập (lặn - mọc, lớn lên - lớn xuống), so sánh (quả - như Mặt Trời, như Mặt Trăng; quả - mang dảng giọt mồ hôi mặn), ẩn dụ (chúng tôi, một thứ quả trên non xanh), nói giảm – nói tránh (ngày bàn tay mẹ mỏi).
Những yếu tố nghệ thuật này vừa giúp tác giả thể hiện cảm xúc chân thành, đồng thời nêu được những suy ngẫm, triết lí thâm trầm, sâu lắng của tác giả về mẹ.
Câu 4
Câu 4 (trang 20, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Đọc khổ thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên
Còn những bí và bầu thì lớn xuống
Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn
Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi
a) Nêu cách ngắt nhịp của từng dòng thơ trong khổ thơ trên
b) Trong hai dòng thơ đầu, tác giả sử dụng biện pháp tu từ gì? Tác dụng của biện pháp đó là gì?
c) Hai dòng thơ sau có gì đặc sắc về nghệ thuật? Em hình dung như thế nào về tâm trạng của nhân vật trữ tình trong hai dòng thơ này?
Phương pháp giải:
Xác định cách ngắt nhịp và biện pháp tu từ
Lời giải chi tiết:
a) Các dòng thơ có thể được ngắt nhịp như sau:
Lũ chúng tôi / từ tay mẹ lớn lên
Còn những bí và bầu / thì lớn xuống
Chúng mang dáng / giọt mồ hôi mặn
Rỏ xuống lòng / thầm lặng mẹ tôi.
b) Trong hai dòng thơ đầu, tác giả sử dụng biện pháp tu từ tương phản, đối lập hai từ “lớn lên” – “lớn xuống”. Biện pháp tu từ đó cho thấy sự liên tưởng thú vị của tác giả về “hướng” phát triển của “chúng tôi” với “bí và bầu”. “Chúng tôi” ngày càng cao lên, còn những quả bí và quả bầu ở trên giàn thì ngày càng dài ra theo chiều hướng xuống mặt đất. Cả “chúng tôi” cùng “bí và bầu” đều “lớn” nhờ bàn tay của mẹ. Mặc dù mẹ trồng “bí và bầu” để nuôi “chúng tôi” nhưng dường như chúng đều là những đứa “con” của mẹ, hay “chúng tôi” cũng chính là một thứ “quả” mẹ “trồng”. Qua đó, tác giả nhấn mạnh công lao của mẹ.
c) Hai dòng thơ sau sử dụng phép so sánh: “chúng” (bí và bầu) có hình dáng giống như những giọt mồ hôi của mẹ rơi xuống mỗi khi vất vả, nhưng đó là những giọt mồ hôi rơi trong thầm lặng, không phải lúc nào những đứa con cũng nhìn thấy điều đó. “Chúng” là thành quả mà mẹ vun trồng được, nhưng cũng tượng trưng cho những nhọc nhằn, gian khổ, hi sinh mà mẹ phải trải qua và chịu đựng. Qua đó, tác giả cho thấy sự thấu hiểu của người con với những gian truân của mẹ, thương và xót xa cho mẹ; đồng thời, gián tiếp cho thấy sự day dứt khi mẹ phải vất vả vì mình.
Câu 5
Câu 5 (trang 21, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
(Câu hỏi 4, SGK) Ở hai dòng thơ cuối, vì sao nhà thơ lại “hoảng sợ” khi nghĩ mình vẫn còn là “một thứ quả non xanh”? (Gợi ý: “Quả non xanh” chỉ điều gì? Tại sao điều ấy làm tác giả “hoảng sợ”?). Bài thơ thể hiện được vẻ đẹp gì trong suy nghĩ, tình cảm của nhà thơ?
Phương pháp giải:
Gợi ý: “Quả non xanh” chỉ điều gì? Tại sao điều ấy làm tác giả “hoảng sợ”?
Lời giải chi tiết:
- Quả non xanh: nghĩa đen – quả chưa chín; nghĩa bóng – người con chưa trưởng thành, chín chắn, chưa báo đáp được ơn sinh thành và dưỡng dục của mẹ.
- Tác giả hoảng sợ khi nghĩ đến lúc mẹ già yếu, gần đất xa trời mà mình vẫn chưa khôn lớn, trưởng thành hoặc chưa đáp đền được công ơn của mẹ.
- Bài thơ cho thấy tình yêu thương, sự trân trọng của nhà thơ đối với mẹ; đồng thời, bộc lộ sự day dứt, xót xa khi chưa làm cho mẹ được thanh thản lúc cuối đời
Câu 6
Câu 6 (trang 21, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Cảm xúc của nhân vật trữ tình trong khổ cuối của bài thơ Mẹ và quả (Nguyễn Khoa Điềm) có gì giống và khác với cảm xúc của nhân vật trữ tình trong khổ cuối của bài thơ Mẹ (Đỗ Trung Lai)?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ 2 bài thơ
Lời giải chi tiết:
Phân biệt |
Mẹ (Đỗ Trung Lai) |
Mẹ và quả (Nguyễn Khoa Điềm) |
Giống nhau |
Cả hai nhân vật trữ tình đều thể hiện sự thảng thốt, lo lắng khi nhận ra hoặc nghĩ đến lúc mẹ đã về già |
|
Khác nhau |
Nhân vật trữ tình dường như không muốn tin vào sự thực là mẹ đã già, đã gần đất xa trời |
Nhân vật trữ tình day dứt khi nghĩ đến lúc mẹ già mà mình chưa đủ chín chắc, trưởng thành chưa trở thành chỗ dựa cho mẹ hoặc làm cho mẹ đưuọc an lòng |
Câu 7
Câu 7 (trang 21, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Đọc bài thơ Nắng mới và thực hiện yêu cầu bên dưới:
Hình ảnh người mẹ trong bài thơ có đặc điểm gì? Người con thể hiện tình cảm, cảm xúc gì với mẹ?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ bài thơ
Lời giải chi tiết:
Người mẹ hiện lên trong trí nhớ của nhà thơ. Đó là người mẹ đã khuất. Khi còn sống, người mẹ dịu hiền, tươi tắn, chịu thương chịu khó.
Nhà thơ rất yêu mẹ và nhớ mẹ. Hình ảnh mẹ luôn in đậm trong tâm trí nhà thơ với những cảm xúc trìu mến, thân thương
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Giải Bài tập đọc hiểu: Mẹ và quả trang 20 sách bài tập Ngữ văn 7 - Cánh diều timdapan.com"