Giải bài tập Lơ Xiít trang 78 vở thực hành ngữ văn 9

Lí do Rô-đri-gơ đến gặp Si-men sau khi đã giết cha của nàng:...


Câu 1

Trả lời Câu 1 trang 78 VTH Văn 9 Kết nối tri thức

Lí do Rô-đri-gơ đến gặp Si-men sau khi đã giết cha của nàng:...

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

Lời giải chi tiết:

Lí do Rô-đri-gơ đến gặp Si-men sau khi giết cha của nàng:

Rô-đri-gơ đến gặp Si-men sau khi đã giết cha của nàng để chịu trách nhiệm về hành động mình làm, yêu cầu muốn Si-men giết mình trả thù cho cha.


Câu 2

Trả lời Câu 2 trang 78 VTH Văn 9 Kết nối tri thức

Sự đánh giá của Rô-đri-gơ về việc chàng giết cha của Si-men:...

Lí do chàng không “nghe theo tiếng gọi con tim và làm theo lệnh nó”:...

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

Lời giải chi tiết:

Sự đánh giá của Rô-dri-gơ về việc chàng giết cha của Si-men: Chàng không hối hận về chàng giết cha Si-men.

LÍ do chàng không “nghe theo tiếng gọi của con tim và làm theo lệnh nó”: Chàng không muốn van xin Si-men vì biết đối với Si-men việc này không thể chấp nhận được, cần được báo thù và chàng cũng làm việc như vậy là đúng vì danh dự của gia tộc cho nên chàng không “Nghe tiếng gọi con tim và làm theo lệnh nó”.


Câu 3

Trả lời Câu 3 trang 79 VTH Văn 9 Kết nối tri thức

Diễn biến tâm trạng của Si-men trong đoạn trích:

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

Lời giải chi tiết:

Diễn biến tâm trạng của Si-men trong đoạn trích:

- Diễn biến tâm trạng:

+ Rô-đri-gơ Đi-a-dờ muốn được chết khi khẳng định rằng “Nhìn ta chết và mối thù em rửa sạch”.

+ Người đọc cảm nhận được sự “phân vân” của Rô-đri-gơ Đi-a-dờ khi đứng giữa sự lựa chọn của bổn phận, trách nhiệm và tình yêu nam nữ.

+ Cuối cùng chàng vẫn quyết định hoàn thành trách nhiệm của mình và phải thốt lên “Ta quên rằng: Mất danh dự thì yêu em không thể được!”.


Câu 4

Trả lời Câu 4 trang 79 VTH Văn 9 Kết nối tri thức

Sự giằng xé nội tâm của hai nhân vật Rô-đri-gơ và Si-men:

Rô-đri-gơ:

Si-men:

Xung đột chính của vở kịch

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

Lời giải chi tiết:

Sự giằng xé nội tâm của hai nhân vật Rô-đri-gơ và Si-men:

Rô-đri-gơ: giữa van xin và không van xin sự tha thứ của Si-men

Si-men: giữa giết và không giết người mình yêu

Từ đó xung đột chính của vở kịch đó là sự giằng xé giữa tình cảm và lí trí.


Câu 5

Trả lời Câu 5 trang 79 VTH Văn 9 Kết nối tri thức

Nhận xét về phẩm chất của nhân vật:

Rô-đri-gơ:

Si-men:

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

Lời giải chi tiết:

Nhận xét về phẩm chất của nhân vật:

Rô-đri-gơ: là người coi trọng danh dự của gia tộc, có lòng tự trọng, dũng cảm đối mặt với tội lỗi của mình

Si-men: là người rất mạnh mẽ, vì khi Rô-đri-gơ giết cha Si-men để giữ danh dự, để xứng đáng với nàng thì đứng trước mối thù giết cha, nếu Si-men không giết chàng thì sẽ không xứng với danh dự đó.


Câu 6

Trả lời Câu 6 trang 80 VTH Văn 9 Kết nối tri thức

Cách giải quyết xung đột trong vở kịch khi nhìn từ quan niệm của thời đại nay:

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

Lời giải chi tiết:

Cách giải quyết xung đột trong vở kịch khi nhìn từ quan niệm của thời đại nay:

Theo em cách giải quyết xung đột trong vở kịch không còn phù hợp hiện nay vì nếu giải quyết qua lại với nhau bằng cách giết nhau thì mọi việc sẽ rất rối loạn. Tất cả mọi việc đều để pháp luật nhà nước xử lí theo quy định


Câu 7

Trả lời Câu 7 trang 80 VTH Văn 9 Kết nối tri thức

Đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) phân tích một chi tiết mà em thích trong đoạn trích vở kịch Lơ Xít

Phương pháp giải:

Viết đoạn văn theo yêu cầu

Lời giải chi tiết:

Đọc vở kịch “Lơ Xít” em rất ấn tượng với nhân vật Si-men. Trong vở kịch này thì nàng Si - men cũng là một nhân vật vô cùng đáng thương, nàng biết được trọng trách mà người mình yêu phải gánh trên vai thế nhưng nàng cũng không thể chấp nhận được việc Rô-đri-gơ Đi-a-dờ đã giết cha của mình. Thông qua những lời thoại của nhân vật, người đọc cảm nhận rất rõ nỗi đau đang dâng trào trong lòng Si - men. Nàng đã phải thốt lên “Em chết mất/ Ôi, mũi kiếm, máu cha em còn đậm” hay:

“Ôi tàn nhẫn, chỉ một ngày thôi đã giết

Cha, bằng gươm, con gái, bằng cái nhìn oan nghiệt

Cất gươm đi, em không chịu nổi nữa rồi!

Muốn em nghe, lại làm em chết mất thôi!”



Từ khóa phổ biến