Giải bài tập Bài 4 trang 11 SGK GDCD lớp 6

Những hành vi được coi là có lễ độ như: Đi xin phép, về chào hỏi, Nhường chỗ ngồi cho người tàn tật, người già khi ngồi trên ô tô.


LG a

a)   Hãy đánh dấu X vào cột trống mà em cho là thích hợp :

Hành vi, thái độ

Có lễ độ

Thiếu lễ độ

1. Đi xin phép, về chào hỏi

 

 

2. Nói leo trong giờ học

 

 

3. Gọi dạ, bảo vâng

 

 

4. Ngồi vắt vẻo trên ghế trước mọi người

 

 

5. Nhường chỗ ngồi cho người tàn tật, người già... trên xe ô tô

 

 

6. Kính thầy, yêu bạn

 

 

7. Nói trống không

 

 

8. Ngắt lời người khác

 

 

Lời giải chi tiết:

a)   Hãy đánh dấu X vào cột trống mà em cho là thích hợp :

Hành vi, thái độ

Có lễ độ

Thiếu lễ độ

1. Đi xin phép, về chào hỏi

 x

 

2. Nói leo trong giờ học

 

 x

3. Gọi dạ, bảo vâng

 x

 

4. Ngồi vắt vẻo trên ghế trước mọi người

 

 x

5. Nhường chỗ ngồi cho người tàn tật, người già... trên xe ô tô

 x

 

6. Kính thầy, yêu bạn

 x

 

7. Nói trống không

 

 x

8. Ngắt lời người khác

 

 x


LG b

b)   Bạn Thanh có mẹ là giám đốc doanh nghiệp. Một hôm đi học về, Thanh rẽ vào cơ quan của mẹ để lấy chìa khoá. Khi đi qua cổng, chú bảo vệ gọi Thanh lại và hỏi : "Cháu muốn gặp ai ?". Bạn Thanh dừng lại và trả lời : "Cháu vào chỗ mẹ cháu ! Thế chú không biết cháu à ?"

-    Theo em, tại sao chú bảo vệ gọi bạn Thanh lại và hỏi như vậy ?

-     Em có nhận xét gì về cử chỉ và cách trả lời của bạn Thanh ?

-     Nếu em là Thanh thì em sẽ nói như thế nào với chú bảo vệ ?

Lời giải chi tiết:

-   Chú bảo vệ gọi bạn Thanh lại và hỏi như vậy là vì: Bạn Thanh tự ý đi vào cổng công ty mà chưa thông qua ý kiến của bác bảo vệ. Do đó, theo luật là bác bảo vệ phải gọi lại hỏi rõ ràng thông tin về người đó.

-    Cử chỉ và cách trả lời của bạn Thanh là thiếu lễ phép. Thanh là học sinh ít tuổi hơn nhiều so với chú bảo vệ nhưng Thanh lại trả lời cộc lốc, không có dạ, thưa. Thanh thể hiện mình là con của của giám đốc nên tỏ ra hơi kiêu ngạo và hoạnh họe.

-    Nếu em là Thanh, khi vào cổng em sẽ xuống xe chào chú bảo vệ, sau đó giới thiệu mình, nêu lí do mình đến cơ quan tìm mẹ và xin phép chú bảo vệ cho mình được vào gặp mẹ.


LG c

c)   Em hiểu thế nào là : "Tiên học lễ, hậu học văn" ?

Lời giải chi tiết:

- Tiên học lễ : Tiên chính là đầu tiên, là trước hết. Lễ chính là lễ nghi, là lễ phép. Ý nghĩa của vế thứ nhất là muốn khuyên răn chúng ta điều trước tiên là phải học học tập và trau dồi lễ nghĩa, cách ứng xử đối với người khác làm sao cho đúng mực, cho được lòng mọi người trong xã hội.

- Hậu học văn: Hậu chính là sau. Văn chính là các môn học văn hóa, các kiến thức từ bên ngoài xã hội. Ý nghĩa chính của vế thứ hai là  sau khi đã học được lễ phép thì hãy bắt đầu học các kiến thức văn hóa, trau dồi và rèn luyện kiến thức của mình khi đã biết cách ứng xử với những người xung quanh.

=> Như vậy, ý nghĩa của cả câu nói chính là khuyên chúng ta nên học cách ứng xử, đối nhân xử thế với người khác trước; rồi sau đó mới bàn đến vấn đề học hỏi những kiên thức văn hóa.

Bài giải tiếp theo


Bài học bổ sung