Giải bài tập Bài 11 trang 30 SGK GDCD lớp 8

Học tập thiếu sáng tạo sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập, chất lượng học tập sẽ không được nâng cao


Câu 1

Hãy nêu những ví dụ biểu hiện lao động tự giác và sáng tạo (hoặc lao động thiếu tự giác, thiếu sáng tạo) trong xã hội mà em biết.

Giải chi tiết:

- Những biểu hiện lao động tự giác là sáng tạo:

+ Tự giác học tập, làm bài tập.

+ Thực hiện tốt nội quy của lớp, của trường.

+ Có kế hoạch rèn luyện của bản thân.

+ Có suy nghĩ cải tiến phương pháp học tập, lao động.

+ Nghiêm khắc sửa chữa sai lầm.

- Những biểu hiện không tự giác, thiếu sáng tạo:

+ Có lối sống tự do, cá nhân, cẩu thả.

+ Ngại khó, ngại khổ.

+ Lười suy nghĩ, gặp chăng hay chớ.

+ Thiếu trách nhiệm với bản thân xã hội, gia đình.


Câu 2

Hãy nêu những tác hại của sự thiếu tự giác trong học tập.

Giải chi tiết:

- Thiếu tự giác trong học tập sẽ đem lại kết quả học tập kém

- Không kiên định với kết quả bài tập của mình, hay phân tâm đoán bừa.

- Sống ỷ lại vào người khác, mong chờ vào kết quả của người khác.

- Sau này sống ỷ lại vào bố mẹ,

- Bản thân sẽ trở thành con người lười biếng, cẩu thả, tuỳ tiện.

- Mọi người sẽ không tôn trọng, uy tín cá nhân giảm sút.


Câu 3

Hãy nêu những hậu quả của việc học tập thiếu sáng tạo.

Giải chi tiết:

- Học tập thiếu sáng tạo sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập, chất lượng học tập sẽ không được nâng cao.

- Bản thân không thể hoàn thiện và phát triển được phẩm chất và năng lực cá nhân của mình.


Câu 4

Có quan điểm cho rằng : Chỉ có thể rèn luyện được tính tự giác vì đó là phẩm chất đạo đức ; còn sự sáng tạo không rèn luyện được vì đó là tố chất trí tuệ, do bẩm sinh di truyền mà có.

Em có đồng ý với quan điểm đó không ? Tại sao ?

Giải chi tiết:

Em không đồng ý với quan điểm đó; vì sự sáng tạo trong học tập, trong lao động và các hoạt động khác cũng phải từ sự rèn luyện trong học tập lao động và bản thân tự tìm tòi, rút kinh nghiệm những gì đã làm để từ đó sáng tạo ra những cái mới, phương pháp mới, tất nhiên tố chất trí tuệ, yếu tố bẩm sinh di truyền là rất quan trọng.

Bài giải tiếp theo


Bài học bổ sung