Giải bài tập Bài 1 trang 4 SGK GDCD lớp 8
Nếu bạn thân mắc khuyết điểm em chỉ rõ cái sai của bạn, khuyên bạn nhận ra cái sai để khắc phục sửa chữa và lần sau bạn không mắc khuyết điểm đó nữa.
Câu 1
Em lựa chọn cách giải quyết nào trong trường hợp sau đây và giải thích vì sao ?
Trong các cuộc tranh luận với các bạn cùng lớp, em sẽ :
a) Bảo vệ đến cùng ý kiến của mình, không cần lắng nghe ý kiến của người khác ;
b) Ý kiến nào được nhiều bạn đồng tình thì theo ;
c) Lắng nghe ý kiến của bạn, tự phân tích, đánh giá xem ý kiến nào hợp lí nhất thì theo ;
d) Không bao giờ dám đưa ra ý kiến của mình.
Giải chi tiết:
Em lựa chọn cách giải quyết: (c) Lắng nghe ý kiến của bạn, tự phân tích, đánh giá xem ý kiến nào hợp lý nhất thì theo.
Bởi vì: Khi bạn có ý kiến em lắng nghe tức là em tôn trọng ý kiến của bạn, khi lắng nghe ý kiến của bạn trên cơ sở đó em phân tích, đánh giá xem ý kiến của bạn đã hợp lý hay chưa hợp lý, sau đó em mới đưa ra ý kiến của mình, nếu ý kiến của bạn đúng em phải bảo vệ ý kiến đó tức là em tôn trọng lẽ phải. Nếu ý kiến của bạn chưa đúng em phải thuyết phục bạn và mọi người thấy được cái sai để tôn trọng ý kiến đúng.
Câu 2
Nếu người bạn thân của em mắc khuyết điểm, em sẽ lựa chọn phương án nào sau đây, vì sao ?
a) Bỏ qua như khônrg biết đến khuyết điểm đó và vẫn chơi thân với bạn như bình thường ;
b) Xa lánh, không chơi với bạn ;
c) Chỉ rõ cái sai cho bạn và khuyên bạn, giúp đỡ bạn để lần sau bạn không mắc phải khuyết điểm đó nữa.
Giải chi tiết:
Em lựa chọn phương án (c). Chỉ rõ cái sai cho bạn và khuyên bạn, giúp đỡ bạn để lần sau bạn không mắc khuyết điểm đó nữa.
Bởi vì: Nếu mình giúp bạn nhận ra khuyết điểm của mình thì đó mới thực sự là những người bạn tốt. Có thể bạn mắc khuyết điểm nhưng chưa ai nhắc bạn thì mình nhỏ nhẹ góp ý nhắc cho bạn. Để bạn biết và cố gắng lần sau không bị mắc lại khuyết điểm đó thêm lần nào nữa. Mình chân thành góp ý cho bạn thì bạn sẽ tiếp thu và sửa chữa.
Câu 3
Theo em, hành vi nào sau đây thể hiện sự tôn trọng lẽ phải ?
a) Chấp hành tốt mọi nội quy nơi mình sống, làm việc và học tập ;
b) Chỉ làm những việc mà mình thích ;
c) Phê phán những việc làm sai trái ;
d) Tránh tham gia vào những việc không liên quan đến mình ;
đ) Gió chiều nào che chiều ấy, cố gắng không làm mất lòng ai ;
e) Lắng nghe ý kiến của mọi người, nhưng cũng sẵn sàng tranh luận với họ để tìm ra lẽ phải ;
g) Bực tức và phê phán gay gắt những người không có cùng quan điểm với mình.
Giải chi tiết:
Theo em, hành vi (a), (c), (e) biểu hiện sự tôn trọng lẽ phải.
Câu 4
Hãy kể một vài ví dụ về việc tôn trọng lẽ phải hoặc không tôn trọng lẽ phái mà em biết.
Giải chi tiết:
- Việc làm tôn trọng lẽ phải:
+ Bạn Mai đi xe máy không may đâm vào bác Lan đang đi bộ. Bạn Mai dừng xe lại xin lỗi bác Lan, nhận lỗi sai về mình và hỏi xem bác có bị làm sao không.
+ Khi cô giáo trả bài kiểm tra, Linh thấy mình được điểm cao, Linh rất vui. Nhưng khi xem lại thì Linh thấy cô giáo cộng nhầm điểm cho Linh thêm một điểm phần câu hỏi trắc nghiệm. Linh đã cầm bài kiểm tra lên để thắc mắc với cô giáo dù biết mình sẽ bị thấp xuống 1 điểm. Vì vậy, Linh đã được cô tuyên dương trước lớp vì hành động này.
- Việc làm không tôn trọng lẽ phải:
+ Hùng, Huy, Duy cùng tranh luận 1 vấn đề. Hùng nhất quyết bảo vệ quan điểm cá nhân của mình mặc dù biết ý kiến của Huy và Duy là đúng. Nhưng vì tự ái cá nhân nên Hùng không công nhận ý kiến của mình là sai.
+ Tâm đang đi trên đường thì thấy một bọn côn đồ đang bắt nạt một em nhỏ. Nhưng vì sợ liên lụy tới mình nên Tâm đã lảnh tránh đi chỗ khác mặc kệ cho em nhỏ kia bị bắt nạt.
Câu 5
Em hãy sưu tầm một số câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về tôn trọng lẽ phải.
Giải chi tiết:
- Vàng thật, không sợ lửa.
- Nói phải củ cải cũng nghe.
- "Khó mà biết lẽ biết lời
Biết ăn biết ở như người giàu sang"
- "Cười người chớ vội cười lâu
Cười người hôm trước hôm sau người cười"
- Ăn có mời; làm có khiến.
- "Mặc đẹp chưa - hẳn đã là sang..!
Kém phẩm vô tâm, khạc nhổ càng!
Tư cách trang đài, do biết nghĩ
Kín đáo, sạch sẽ “Tướng thật sang”
- Danh ngôn: “Điều gì không rõ ràng thì không nên thừa nhận"
Câu 6
Theo em, học sinh cần phải làm gì để trở thành người biết tôn trọng lẽ phải ?
Giải chi tiết:
- Phải có thói quen và biết tự kiểm tra hành vi của mình để rèn luyện bản thân trở thành người biết tôn trọng lẽ phải.
- Phải phân biệt các hành vi thể hiện sự tôn trọng lẽ phải và không tôn trọng lẽ phải trong cuộc sống hằng ngày.
- Học tập gương của những người biết tôn trọng lẽ phải và phê phán hành vi thiếu tôn trọng lẽ phải.
- Phải sống trung thực, thật thà và tôn trọng người khác.
- Chấp hành tốt mọi nội quy nơi mình sống, làm việc và học tập.
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Giải bài tập Bài 1 trang 4 SGK GDCD lớp 8 timdapan.com"