Bài I.3, I.4, I.5, I.6, I.7, I.8 trang 21 SBT Vật lí 10

Giải bài I.3, I.4, I.5, I.6, I.7, I.8 trang 21 sách bài tập vật lý 10. Một ô tô chuyển động thẳng nhanh dần đều. Sau 10 s, vận tốc của ô tô tăng từ 4 m/s đến 6 m/s. Quãng đường s mà ô tô đã đi được trong khoảng thời gian này là bao nhiêu ?


I.3.

Một ô tô chuyển động thẳng nhanh dần đều. Sau 10 s, vận tốc của ô tô tăng từ 4 m/s đến 6 m/s. Quãng đường s mà ô tô đã đi được trong khoảng thời gian này là bao nhiêu ?

A. 100 m.               B. 50 m.

C. 25 m.                 D. 500 m.

Phương pháp giải:

Sử dụng công thức:

\(v = {v_0} + at \to a = \dfrac{{v - {v_0}}}{t}\)

\({v^2} - v_0^2 = 2aS \to S = \dfrac{{{v^2} - v_0^2}}{{2a}}\)

Lời giải chi tiết:

Sử dụng công thức:

\(v = {v_0} + at \to a = \dfrac{{v - {v_0}}}{t}\)

\({v^2} - v_0^2 = 2aS \to S = \dfrac{{{v^2} - v_0^2}}{{2a}}\) ta có:

\(a = \dfrac{{6 - 4}}{{10}} = 0,2(m/{s^2})\)

\(S = \dfrac{{{6^2} - {4^2}}}{{2.0,2}} = 50(m)\)

Chọn đáp án B


I.4.

Một xe lửa bắt đầu rời khỏi ga và chuyển động thẳng nhanh dần đều với gia tốc 0,1 m/s2. Khoảng thời gian t để xe lửa đạt được vận tốc 36 km/h là bao nhiêu ?

A. 360 s.                 B. 200 s.

C. 300 s.                 D. 100 s.

Phương pháp giải:

Sử dụng công thức: \(v = {v_0} + at \to t = \dfrac{{v - {v_0}}}{a}\)

Lời giải chi tiết:

Đổi đơn vị: v = 36 km/h = 10 m/s

Sử dụng công thức: \(v = {v_0} + at \to t = \dfrac{{v - {v_0}}}{a}\) ta có:

\(t = \dfrac{{10 - 0}}{{0,1}} = 100s\)

Chọn đáp án D


I.5.

Một ô tô đang chuyển động với vận tốc 54 km/h thì người lái xe hãm phanh. Ô tô chuyển động thẳng chậm dần đều và sau 6 giây thì dừng lại. Quãng đường s mà ô tô đã chạy thêm được kể từ lúc hãm phanh là bao nhiêu ?

A. s = 45 m.          B. s = 82,6 m.      

C.s = 252m.          D. s = 135 m.

Phương pháp giải:

Áp dụng công thức: 

\(v = {v_0} + at \to a = \dfrac{{v - {v_0}}}{t}\)

\({v^2} - v_0^2 = 2aS \to S = \dfrac{{{v^2} - v_0^2}}{{2a}}\)

Lời giải chi tiết:

Đổi đơn vị: v = 54 km/h = 15 m/s

 Áp dụng công thức \(v = {v_0} + at \to a = \dfrac{{v - {v_0}}}{t}\) và \({v^2} - v_0^2 = 2aS \to S = \dfrac{{{v^2} - v_0^2}}{{2a}}\), ta có:

\(a = \dfrac{{0 - 15}}{6} =  - 2,5(m/{s^2})\)

\(S = \dfrac{{{0^2} - {{15}^2}}}{{2.( - 2,5)}} = 45(m)\)

Chọn đáp án A


I.6.

Nếu lấy gia tốc rơi tự do là g = 10 m/s2 thì tốc độ trung bình vtb của một vật trong chuyển động rơi tự do từ độ cao 20 m xuống tới đất sẽ là bao nhiêu ?

A. vtb = 15 m/s.                   B. vtb = 8 m/s.

C. vtb = 10 m/s.                   D. vtb = 1 m/s

Phương pháp giải:

Sử dụng công thức:

- Tính thời gian rơi của vật rơi tự do \(t = \sqrt {\dfrac{{2h}}{g}} \)

- Tính vận tốc trung bình \({v_{tb}} = \dfrac{S}{t}\)

Lời giải chi tiết:

Thời gian vật rơi: \(t = \sqrt {\dfrac{{2h}}{g}}  = \sqrt {\dfrac{{2.20}}{{10}}}  = 2(s)\)

Vận tốc trung bình: \({v_{tb}} = \dfrac{S}{t} = \dfrac{{20}}{2} = 10(m/s)\)

Chọn đáp án C


I.7.

Một đĩa tròn bán kính 20 cm quay đều quanh trục của nó. Đĩa quay 1 vòng hết đúng 0,2 s. Hỏi tốc độ dài v của một điểm nằm trên mép đĩa bằng bao nhiêu ?

A. v = 62,8 m/s.                 B. v = 3,14 m/s.

C. v = 628 m/s.                  D. v = 6,28 m/s.

Phương pháp giải:

Sử dụng công thức:

\(\omega  = \dfrac{{2\pi }}{T}\)

\(v = \omega .r\)

Lời giải chi tiết:

T = 0,2s

r = 20 cm = 0,2 m

Ta có: \(\omega  = \dfrac{{2\pi }}{T} = \dfrac{{2\pi }}{{0,2}} = 10\pi (rad/s)\)

Suy ra: \(v = \omega .r = 10\pi .0,2 = 6,28(m/s)\)

Chọn đáp án D


I.8.

Hai bến sông A và B cùng nằm trên một bờ sông, cách nhau 18 km. Cho biết vận tốc của ca nô đối với nước là 16,2 km/h và vận tốc của nước đối với bờ sông là 5,4 km/h. Hỏi khoảng thời gian t để một ca nô chạy xuôi dòng từ A đến B rồi lại chạy ngược dòng trở về A bằng bao nhiêu ?

A. t = 1 giờ 40 phút.

B. t ≈ 1 giờ 20 phút.

C. t = 2 giờ 30 phút.

D. t = 2 giờ 10 phút.

Phương pháp giải:

Sử dụng công thức cộng vận tốc và công thức tính thời gian chuyển động:

\(\overrightarrow {{v_{thuyen - bo}}}  = \overrightarrow {{v_{thuyen - nuoc}}}  + \overrightarrow {{v_{nuoc - bo}}} \)

\(t = \dfrac{S}{v}\)

Lời giải chi tiết:

AB = 18 km

\({v_{cano - nuoc}} = 16,2(km/h)\)

\({v_{nuoc - bo}} = 5,4(km/h)\)

Ta có: \(\overrightarrow {{v_{thuyen - bo}}}  = \overrightarrow {{v_{thuyen - nuoc}}}  + \overrightarrow {{v_{nuoc - bo}}} \)

Chọn chiều dương cùng chiều chuyển động của thuyền

Khi thuyền đi xuôi dòng:\({v_{thuyen - bo}} = {v_{thuyen - nuoc}} + {v_{nuoc - bo}} = 16,2 + 5,4 = 21,6(km/h) = {v_1}\)

Thời gian khi thuyền đi xuôi dòng là: \({t_1} = \dfrac{S}{{{v_1}}} = \dfrac{{18}}{{21,6}} = \dfrac{5}{6}(h)\)

Khi thuyền đi ngược dòng: \({v_{thuyen - bo}} = {v_{thuyen - nuoc}} - {v_{nuoc - bo}} = 16,2 - 5,4 = 10,8(km/h)\)

Thời gian khi thuyền đi ngược dòng là: \({t_2} = \dfrac{S}{{{v_2}}} = \dfrac{{18}}{{10,8}} = \dfrac{5}{3}(h)\)

Vậy tổng thời gian thuyền đi và về là: \(t = {t_1} + {t_2} = \dfrac{5}{6} + \dfrac{5}{3} = 2,5(h)\)

Chọn đáp án C