Bài I.1, I.2, I.3, I.4 trang 15 SBT Vật Lí 11

Giải bài I.1, I.2, I.3, I.4 trang 15 SBT Vật Lí 11. Chỉ ra công thức đúng của định luật Cu-lông trong chân không.


Bài I.1

Chỉ ra công thức đúng của định luật Cu-lông trong chân không.

A. \(F = k{\dfrac{|q_1q_2|}{r}}\)                         

B. \(F = k{\dfrac{ q_1 q_2}{r}}\)              

C. \(F = k{\dfrac{|q_1q_2|}{ r^2}}\)                         

D. \(F = {\dfrac{q_1q_2}{kr}}\)

Phương pháp giải:

Sử dụng biểu thức định luật Cu-long: \(F = k{\dfrac{|q_1q_2|}{ r^2}}\) 

Lời giải chi tiết:

Ta có: \(F = k{\dfrac{|q_1q_2|}{ r^2}}\)  

Chọn đáp án: C


Bài I.2

Trong công thức định nghĩa cường độ điện trường tại một điểm thì F và q là gì ?

A. F là tổng hợp các lực tác dụng lên điện tích thử ; q là độ lớn của điện tích gây ra điện trường.

B. F là tổng hợp các lực điện tác dụng lên điện tích thử ; q là độ lớn của điện tích gây ra điện trường.

C. F là tổng hợp các lực tác dụng lên điện tích thử ; q là độ lớn của điện tích thử.

D. F là tổng hợp các lực điện tác dụng lên điện tích thử ; q là độ lớn của điện tích thử.

Phương pháp giải:

Sử dụng định nghĩa cường độ điện trường: Cường độ điện trường tại một điểm là đại lượng đặc trưng cho tác dụng lực của điện trường tại điểm đó. Nó được xác định bằng thương số của độ lớn của lực điện F tác dụng lên một điện tích thử q (q dương) đặt tại điểm đó và độ lớn của q.

Lời giải chi tiết:

Ta có: Cường độ điện trường tại một điểm là đại lượng đặc trưng cho tác dụng lực của điện trường tại điểm đó. Nó được xác định bằng thương số của độ lớn của lực điện F tác dụng lên một điện tích thử q (q dương) đặt tại điểm đó và độ lớn của q

Chọn đáp án: D


Bài I.3

Trong công thức tính công của lực điện tác dụng lên một điện tích di chuyển trong điện trường đều A = qEd thì d là gì ? Chỉ ra câu khẳng định không chắc chắn đúng.

A. d là chiều dài của đường đi.

B. d là chiều dài hình chiếu của đường đi trên một đường sức.

C. d là khoảng cách giữa hình chiếu của điểm đầu và điểm cuối của đường đi trên một đường sức.

D. d là chiều dài đường đi nếu điện tích dịch chuyển dọc theo một đường sức.

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về công của lực điện.

Lời giải chi tiết:

Trong các khẳng định trên, khẳng định không chắc chắn đúng là: d là chiều dài của đường đi.

Chọn đáp án: A


Bài I.4

Q là một điện tích điểm âm đặt tại điểm O. M và N là hai điểm nằm trong điện trường của Q với OM = 10cm và ON = 20cm. Chỉ ra bất đẳng thức đúng.

A. VM < VN < 0

B. VN < VM < 0          

C. VM > VN > 0

D. VN > VM > 0

Phương pháp giải:

+ Sử dụng biểu thức tính điện thế: \(V=\dfrac{A}{q}\)

+ Sử dụng biểu thức tính công: \(A=qEd\)

Lời giải chi tiết:

Ta có: \( V= Ed\) => \(V_M < V_N\) . Do Q âm nên \(V < 0\)

Chọn đáp án: A