Giải Bài 8.3 trang 38 sách bài tập toán 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống
An, Bình và Cường mỗi người gieo một con xúc xắc. Điền cụm từ thích hợp (ngẫu nhiên, chắc chắn, không thể) vào ô trống.
Đề bài
An, Bình và Cường mỗi người gieo một con xúc xắc. Điền cụm từ thích hợp (ngẫu nhiên, chắc chắn, không thể) vào ô trống.
Biến cố |
Loại biến cố |
Số chấm xuất hiện trên cả ba con xúc xắc đều là 6 |
|
Số chấm xuất hiện trên ba con xúc xắc đều nhỏ hơn 7 |
|
Tích các số chấm xuất hiện trên ba con xúc xắc lớn hơn 216 |
|
Phương pháp giải - Xem chi tiết
+)Liệt kê số chấm có thể xuất hiện trên mỗi xúc xắc
+)Dựa vào định nghĩa 3 loại biến cố và kết luận.
-Các hiện tượng, sự kiện xảy ra trong tự nhiên, cuộc sống được gọi chung là các biến cố.
-Biến cố chắc chắn là biến cố biết trước được luôn xảy ra.
-Biến cố không thể là biến cố biết trước không bao giờ xảy ra.
-Biến cố ngẫu nhiên là biến cố không biết trước có xảy ra hay không xảy ra.
Lời giải chi tiết
- Số chấm xuất hiện trên cả ba con xúc xắc có thể là 1,2,3,4,….nên đây là biến cố ngẫu nhiên.
- Số chấm xuất hiện trên ba con xúc xắc là các số:1;2;3;4;5;6 đều nhỏ hơn 7 nên biến cố thứ 2 là biến cố chắc chắn.
- Tích các số chấm xuất hiện trên ba con xúc xắc lớn hơn 216: Ví dụ ba con xúc xắc xuất hiện mặt 6 chấm thì tích: 6.6.6 = 216 nên tích các số chấm xuất hiện nhỏ hơn hoặc bằng 216. Vậy biến cố 3 là biến cố không thể.
Ta có bảng sau:
Biến cố |
Loại biến cố |
Số chấm xuất hiện trên cả ba con xúc xắc đều là 6 |
Ngẫu nhiên |
Số chấm xuất hiện trên ba con xúc xắc đều nhỏ hơn 7 |
Chắc chắn |
Tích các số chấm xuất hiện trên ba con xúc xắc lớn hơn 216 |
Không thể |
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Giải Bài 8.3 trang 38 sách bài tập toán 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống timdapan.com"