Bài 8.1, 8.2, 8.3, 8.4, 8.5 trang 19 SBT Hóa học 10

Giải bài 8.1, 8.2, 8.3, 8.4, 8.5, 8.6, 8.7, 8.8 trang 19 sách giáo khoa Hóa học 10. 8.1. Nguyên tố X có số thứ tự Z = 8. a) Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron là


Câu 8.1.

Nguyên tố X có số thứ tự Z = 8.
a) Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron là 
A. \(1s^22s^22p^3\).                              

B. \(1s^22s^12p^5\).

C. \(1s^12s^2 2p^5\).                            

D. \(1s^22s^22p^4\).
b) Nguyên tố X thuộc chu kì

A. 1.                          B. 2.                        

C. 3                           D. 4.

c) Nguyên tố X thuộc nhóm 
A. IA.                         B. IIA.                      

C. VIA.                       D. IVA.

Phương pháp giải: 

Xem lại lý thuyết sự biến đổi cấu hình e nguyên tử của các nguyên tố hóa học tại đây

Giải chi tiết:

a) Z = 8: \(1s^22s^22p^4\) => Chọn D

b) X có 2 lớp e nên thuộc chu kì 2

=> Chọn B

c) X có 6e hóa trị, là nguyên tố p nên X thuộc nhóm VIA

=> Chọn C


Câu 8.2.

Nguyên tố X thuộc chu kì 3, nhóm IIA. Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electrọn là

A. \(1s^2 2s^2 2p^6 3s^1\).                              

B. \(1s^2 2s^2 2p^6\).

C. \(1s^2 2s^2 2p^5 3p^4\).                              

D. \(1s^2 2s^2 2p^6 3s^2\).

Phương pháp giải: 

X thuộc chu kì 3 nên có 3 lớp e, X thuộc  nhóm  IIA nên có 2e hóa trị 

Giải chi tiết: 

X thuộc chu kì 3 nên có 3 lớp e, X thuộc  nhóm  IIA nên có 2e hóa trị 

=> Cấu hình của X: \(1s^2 2s^2 2p^6 3s^2\)

=> Chọn D


Câu 8.3.

Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron : \(1s^2 2s^2 2p^6 3s^2 3p^3\).
Hãy chọn câu phát biểu đúng :

a) Số electron lớp ngoài cùng của X là
A. 3.                        B. 2.     

C. 6.                        D. 5.

b) X thuộc chu kì
A. 1.                        B. 2.         

C.3.                         D. 4.

c) X thuộc nhóm
A. IA.                      B. VA.     

C. IIIA.                   D. IVA.

Phương pháp giải: 

Xem lại lý thuyết sự biến đổi cấu hình e nguyên tử của các nguyên tố hóa học tại đây

 Giải chi tiết:

a) X có 5e lớp ngoài cùng => Chọn D

b) X có 3 lớp e nên thuộc chu kì 3

=> Chọn C

c) X có 5e hóa trị và là nguyên tố p => X thuộc nhóm VA

=> Chọn B


Câu 8.4.

Các kim loại X, Y, Z có cấu hình electron nguyên tử lần lượt là: 1s22s22p63s, 1s22s22p63s, 1s22s22p63s23pDãy gồm các kim loại xếp theo thứ tự tăng dần tính khử là

A. X, Y, Z.                    B. Z, X, Y.    

C. Z, Y, X.                    D. Y, Z, X.

Phương pháp giải: 

Sắp xếp các nguyên tố đã cho vào ô, nhóm, chu kì phù hợp. Sử dụng sự biến thiên tính chất tuần hoàn để so sánh

Giải chi tiết: 

X thuộc ô số 11, chu kì 3, nhóm IA

Y thuộc ô số 12, chu kì 3 nhóm IIA

Z thuộc ô số 13 chu kì 3 nhóm IIIA

=> Các nguyên tố thuộc cùng một chu kì thì tính khử giảm theo chiều tăng ĐTHN

=> Chọn C


Câu 8.5.

Cho các nguyên tố : K (Z = 19), N (Z = 7), Si (Z = 14), Mg (Z = 12). Dãy gồm các nguyên tố được sắp xếp theo chiều giảm dần bán kính nguyên tử từ trái sang phải là
A. N, Si, Mg, K.               B. K, Mg, Si, N.   

C. K, Mg, N, Si.               D. Mg, K, Si, N.

Phương pháp giải:

Sắp xếp các nguyên tố vào các ô, chu kì, nhóm rồi so sánh bán kính theo quy luật biến đổi tuần hoàn.

Giải chi tiết: 

N (Z = 7) thuộc ô số 7 chu kì 2 nhóm VA

Mg (Z = 12) thuộc ô số 12, chu kì 3 nhóm IIA

Si (Z = 14) thuộc ô số 14, chu kì 3 nhóm IVA

K (Z = 19) thuộc ô số 19 chu kì 4 nhóm IA

Trong một chu kì, theo chiều tăng ĐTHN bán kính giảm dần

Trong một nhóm , theo chiều tăng ĐTHN bán kính tăng dần 

=> thứ tự bán kính tăng dần: N, Si, Mg, K

=>Chọn A