Giải bài 7.26 trang 30 sách bài tập toán 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống

Vẽ đồ thị của các hàm số sau: a) \(y = 2x + 3\);


Đề bài

Vẽ đồ thị của các hàm số sau:

a) \(y = 2x + 3\);

b) \(y =  - 3x + 5\);

c) \(y = \frac{1}{2}x\);

d) \(y =  - \frac{3}{2}x\).

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Sử dụng kiến thức về cách vẽ đồ thị hàm số bậc nhất \(y = ax + b\left( {a \ne 0} \right)\) để vẽ các đồ thị:

+ Khi \(b = 0\) thì \(y = ax\). Đồ thị của hàm số \(y = ax\) là đường thẳng đi qua gốc tọa độ O(0; 0) và điểm A(1; a).

+ Khi \(b \ne 0\), ta thường xác định hai điểm đặc biệt trên đồ thị là giao điểm của đồ thị với hai trục tọa độ như sau:

- Cho \(x = 0\) thì \(y = b\), ta được điểm P(0; b) thuộc trục tung Oy.

- Cho \(y = 0\) thì \(x = \frac{{ - b}}{a}\), ta được điểm \(Q\left( { - \frac{b}{a};0} \right)\) thuộc trục hoành Ox.

- Vẽ đường thẳng đi qua hai điểm P, Q ta được đồ thị của hàm số \(y = ax + b\)

Lời giải chi tiết

a) Đồ thị hàm số \(y = 2x + 3\) đi qua điểm \(P\left( {0;3} \right);Q\left( {\frac{{ - 3}}{2};0} \right)\)

 

b) Đồ thị hàm số \(y =  - 3x + 5\) đi qua hai điểm \(A\left( {0;5} \right),B\left( {\frac{5}{3};0} \right)\)

 

c) Đồ thị hàm số \(y = \frac{1}{2}x\) đi qua hai điểm O(0; 0) và \(A\left( {2;1} \right)\)

 

d) Đồ thị hàm số \(y =  - \frac{3}{2}x\) đi qua hai điểm O(0; 0) và \(A\left( {2; - 3} \right)\)

 



Bài học liên quan

Từ khóa phổ biến