Bài 4.5 trang 156 SBT đại số và giải tích 11

Giải bài 4.5 trang 156 sách bài tập đại số và giải tích 11. Tính các giới hạn sau :...


Tính các giới hạn sau

LG a

\(\lim \left( {{n^2} + 2n - 5} \right)\)

Phương pháp giải:

Đặt lũy thừa bậc cao nhất của \(n\) ra làm nhân tử chung và sử dụng các giới hạn \(0\)

Lời giải chi tiết:

\(\lim \left( {{n^2} + 2n - 5} \right)\) \( = \lim {n^2}\left( {1 + \dfrac{2}{n} - \dfrac{5}{{{n^2}}}} \right)\) \( =  + \infty \).

Vì \(\lim {n^2} =  + \infty \) và \(\lim \left( {1 + \dfrac{2}{n} - \dfrac{5}{{{n^2}}}} \right) \) \(= 1 + 0 - 0 = 1>0\)


LG b

\(\lim \left( { - {n^3} - 3{n^2} - 2} \right)\)

Phương pháp giải:

Đặt lũy thừa bậc cao nhất của \(n\) ra làm nhân tử chung và sử dụng các giới hạn \(0\).

Lời giải chi tiết:

\(\lim \left( { - {n^3} - 3{n^2} - 2} \right)\) \( = \lim \left[ { - {n^3}\left( {1 + \dfrac{3}{n} + \dfrac{2}{{{n^3}}}} \right)} \right] =  - \infty \)

Vì \(\lim \left( { - {n^3}} \right) =  - \infty \) và \(\lim \left( {1 + \dfrac{3}{n} + \dfrac{2}{{{n^3}}}} \right)\) \( = 1 + 0 + 0 = 1 > 0\).


LG c

\(\lim \left[ {{4^n} + {{\left( { - 2} \right)}^n}} \right]\)

Phương pháp giải:

Đặt lũy thừa bậc cao nhất của \(n\) ra làm nhân tử chung và sử dụng các giới hạn \(0\).

Lời giải chi tiết:

\(\lim \left[ {{4^n} + {{\left( { - 2} \right)}^n}} \right]\) \( = \lim {4^n}\left[ {1 + {{\left( { - \dfrac{2}{4}} \right)}^n}} \right] =  + \infty \).

Vì \(\lim {4^n} =  + \infty \) và \(\lim \left[ {1 + {{\left( { - \dfrac{2}{4}} \right)}^n}} \right]\) \( = 1 + 0 = 1 > 0\).

Bài giải tiếp theo
Bài 4.6 trang 157 SBT đại số và giải tích 11
Bài 4.7 trang 157 SBT đại số và giải tích 11
Bài 4.8 trang 157 SBT đại số và giải tích 11
Bài 4.9 trang 157 SBT đại số và giải tích 11
Bài 4.10 trang 157 SBT đại số và giải tích 11
Bài 4.11 trang 157 SBT đại số và giải tích 11
Bài 4.12 trang 157 SBT đại số và giải tích 11
Bài tập trắc nghiệm trang 157, 158 SBT đại số và giải tích 11

Video liên quan



Từ khóa