Bài 4 trang 55 SBT sử 10

Giải bài tâp 4 trang 55 sách bài tập Lịch sử 10. Bảng hệ thống kiến thức về xã hội phong kiến phương Đông và Tây Âu


Đề bài

Hãy hoàn thành bảng hệ thống kiến thức sau về xã hội phong kiến phương Đông và Tây Âu.

Tiêu chí

Xã hội phong kiến phương Đông

Xã hội phong kiếnTây Âu

Niên đại

- Hình thành

- Tan rã

 

 

Tên quốc gia tiêu biểu

 

 

Thành phần xã hội

 

 

Tình hình kinh tế

 

 

Thể chế nhà nước

 

 

Tình hỉnh văn hoá

 

 

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Lời giải chi tiết

Tiêu chí

Xã hội phong kiến phương Đông

Xã hội phong kiến Tây Âu

Niên đại

- Hình thành

- Tan rã

 

-Từ thế kỷ III trước Công nguyên đến khoảng thế kỷ X, từ rất sớm.

- Từ thế kỷ XVI đến XIX

 

- Từ thế kỉ V đến thế kỉ X, hình thành muộn

- Từ thế kỷ XV đến XVI, kết thúc sớm

Tên quốc gia tiêu biểu

Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, Lào, Campuchia

Đức, Pháp, Anh, Tây Ban Nha, …

Thành phần xã hội

Địa chủ và nông dân lĩnh canh (bóc lột thông qua tô thuế).

Lãnh chúa và nông nô (bóc lột thông qua tô thuế).

Tình hình kinh tế

Nông nghiệp đóng kín trong công xã nông thôn.

Nông nghiệp đóng kín trong lãnh địa.

Thể chế nhà nước

Quân chủ chuyên chế tập quyền

Quân chủ chuyên chế phân quyền

Tình hình văn hoá

- Trung Quốc, Ấn Độ, Ả Rập là những trung tâm văn minh lớn của thế giới, với những thành tựu to lớn về văn học, triết học, nghệ thuật, khoa học tự nhiên… với những phát minh quan trọng của Trung Quốc (Giấy, in, thuốc súng, la bàn).

- Ở Phương Đông, chế độ quân chủ chuyên chế rất mạnh và có nhiều tôn giáo trong cùng một nước. Các tôn giáo đều không có tổ chức giáo hội mang tính quốc tế. Mặc dù vậy nhưng gần như suốt trong quá trình tồn tại của chế độ phong kiến, nhà nước luôn sử dụng những giáo lý của tôn giáo để xây dựng và cũng cố một nhà nước quân chủ chuyên chế và bành trướng xâm lược ra bên ngoài như Nho giáo (Trung Quốc), Hồi giáo (Ấn Độ),…

- Văn hóa, giáo dục vẫn bị giáo hội lũng đoạn kìm hãm, cả xã hội sống trong vòng lạc hậu, tối tăm.

- Đạo cơ đốc - Thiên chúa giáo ra đời đầu công nguyên, nhưng sang thời phong kiến, Thiên chúa giáo đã trở thành một thế lực rất mạnh, là chỗ dựa vững chắc cho vương quyền phong kiến phương Tây

Bài giải tiếp theo