Bài 36.6, 36.7, 36.8, 36.9 trang 88 SBT Vật lí 10
Giải bài 36.6, 36.7, 36.8, 36.9 trang 88 sách bài tập vật lý 36.6, 36.7, 36.8, 36.9 trang 88. Một tấm hình vuông cạnh dài 50 cm ở ({0^0}C), làm bằng một chất có hệ số nở dài là ({16.10^{ - 6}}{K^{ - 1}}).
36.6.
Một tấm hình vuông cạnh dài 50 cm ở \({0^0}C\), làm bằng một chất có hệ số nở dài là \({16.10^{ - 6}}{K^{ - 1}}\). Diện tích của tấm này sẽ tăng thêm \(16c{m^2}\) khi được nung nóng tới
A. \({500^0}C\)
B. \({200^0}C\)
C. \({800^0}C\)
D. \({100^0}C\)
Phương pháp giải:
Áp dụng công thức \(\ell = {\ell _0}(1 + \alpha \Delta t)\)
Lời giải chi tiết:
Diện tích hình vuông ban đầu là \({S_0} = \ell _0^2\)
Chiều dài của cạnh hình vuông khi nhiệt độ tăng là \(\ell = {\ell _0}(1 + \alpha \Delta t)\)
Diện tích hình vuông khi nhiệt độ tăng là \(S = {\ell ^2} = {\ell ^2}_0{(1 + \alpha \Delta t)^2}\)
\( \to S - {S_0} = {\ell ^2} - {\ell ^2}_0 = {\ell ^2}_0{(1 + \alpha \Delta t)^2} - {\ell ^2}_0 = {\ell ^2}_0({\alpha ^2}\Delta {t^2} + 2\alpha \Delta t)\)
\( \to {16.10^{ - 4}} = {0,5^2}{\rm{(}}{({16.10^{ - 6}})^2}\Delta {t^2} + {2.16.10^{ - 6}}\Delta t{\rm{)}}\)
\( \to \Delta t = {800^0}C\)
Chọn đáp án C
36.7.
Một thước kẹp có giới hạn đo 150 mm, được khắc độ chia ở \({0^0}C\). Xác định sai số tuyệt đối của thước kép này khi sử dụng nó để đo độ dài các vật ở \({50^0}C\) trong hai trường hợp:
a) Thước kẹp được làm bằng thép có hộ số nở dài là \({11.10^{ - 6}}{K^{ - 1}}\)
b) Thước kẹp được làm bằng hợp kim Inva (thép pha 36% niken) có hệ số nở dài là \({0,9.10^{ - 6}}{K^{ - 1}}\)
Phương pháp giải:
Áp dụng công thức \(\Delta \ell = {\ell _0}.\alpha \Delta t\)
Lời giải chi tiết:
a) Thước kẹp bằng thép: Sai số tuyệt đối của 150 độ chia tương ứng với 150 mm trên thước kẹp khi nhiệt độ của thước tăng từ \({t_0} = {0^0}C\)đến \({t_1} = {50^0}C\)là:
\(\Delta \ell = {\ell _0}{\alpha _{th}}{t_1}\approx {150.11.10^{ - 6}}.50 = 82,5\mu m\)
b) Thước kẹp bằng hợp kim Inva: hợp kim Inva có hệ số nở dài \({\alpha _{inv}}{t_1} = {0,90.10^{ - 6}}{K^{ - 1}}\). Áp dụng công thức tương tự phần (a), ta xác định được sai số tuyệt đối của thước kẹp này khi nhiệt độ của thước tăng từ \({t_0} = {0^0}C\) đến \({t_1} = {50^0}C\)là:
\(\Delta \ell ' = {\ell _0}{\alpha _{inv}}{t_1}\approx {150.0,90.10^{ - 6}}.50 = 6,75\mu m\)
36.8.
Một thanh nhôm và một thanh đồng ở \({100^0}C\) có độ dài tương ứng là 100,24 mm và 200,34 mm được hàn ghép nối tiếp với nhau. Cho biết hệ số nở dài của nhôm là \({24.10^{ - 6}}{K^{ - 1}}\)Và của đồng là \({17.10^{ - 6}}{K^{ - 1}}\). Xác định hệ số nở dài của thanh kim loại ghép này.
Phương pháp giải:
Áp dụng công thức \(\ell = {\ell _0}(1 + \alpha t) \to \alpha = \dfrac{{\ell - {\ell _0}}}{{{\ell _0}t}}\)
Lời giải chi tiết:
Gọi \(\alpha \)là hệ số nở dài của thanh kim loại ghép. Độ dài của thanh này ở nhiệt độ \(t = {100^0}C\)được tính theo công thức \(\ell = {\ell _0}(1 + \alpha t) \to \alpha = \dfrac{{\ell - {\ell _0}}}{{{\ell _0}t}}\)
Với \(\ell = {\ell _1} + {\ell _2} = 100,24 + 200,34 = 300,58mm\), còn \(\ell = {\ell _{01}} + {\ell _{02}}\)là độ dài của thanh kim loại ghép ở \({0^0}C\), với \({\ell _{01}}\) và \({\ell _{02}}\) là độ dài tương ứng của thanh nhôm và thanh đồng ở \({0^0}C\). Vì \({\ell _1} = {\ell _{01}}(1 + {\alpha _1}t)\)và \({\ell _2} = {\ell _{02}}(1 + {\alpha _2}t)\), nên ta có:
\({\ell _{01}} = \dfrac{{{\ell _1}}}{{1 + {\alpha _1}t}} = \dfrac{{100,24}}{{1 + {{24.10}^{ - 6}}.100}} = \dfrac{{100,24}}{{1,0024}} = 100mm\)
\({\ell _{02}} = \dfrac{{{\ell _2}}}{{1 + {\alpha _2}t}} = \dfrac{{200,34}}{{1 + {{17.10}^{ - 6}}.100}} = \dfrac{{200,34}}{{1,0017}} = 200mm\)
Từ đó ta tìm được:
\(\alpha = \dfrac{{300,58 - (100 + 200)}}{{(100 + 200).100}} = {19,3.10^{ - 6}}{K^{ - 1}}\)
36.9.
Tại tâm của một đĩa tròn bằng thép có một lỗ thủng. Đường kính lỗ thủng \({0^0}C\) bằng 4,99 mm. Tính nhiệt độ cần phải nung nóng đĩa thép để có thể vừa lọt qua lỗ thủng của nó một viên bi thép đường kính 5 mm ở cùng nhiệt độ đó ? Cho biết hệ số nở dài của thép là \({11.10^{ - 6}}{K^{ - 1}}\)
Phương pháp giải:
Áp dụng công thức \(D = {D_0}(1 + \alpha t) = d\)
Lời giải chi tiết:
Muốn bỏ viên bi thép vừa lọt lỗ thủng ở thì đường kính D của lỗ thủng ở nhiệt độ \({t^0}C\)phải vừa đúng bằng đường kính d của viên bị thép ở cùng nhiệt độ đó, tức là:
\(D = {D_0}(1 + \alpha t) = d\)
Trong đó \({D_0}\) là đường kính của lỗ thủng ở \({0^0}C\), \(\alpha \)là hệ số nở dài của thép. Từ đó suy ra nhiệt độ cần phải nung nóng thép:
\(t = \dfrac{1}{\alpha }(\dfrac{d}{{{D_0}}} - 1) = \dfrac{1}{{{{11.10}^{ - 6}}}}(\dfrac{{5,00}}{{4,99}} - 1)\~{182^0}C\)
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Bài 36.6, 36.7, 36.8, 36.9 trang 88 SBT Vật lí 10 timdapan.com"