Bài 3.5, 3.6, 3.7, 3.8 phần bài tập bổ sung trang 41 SBT toán 6 tập 2

Giải bài 3.5, 3.6, 3.7, 3.8 phần bài tập bổ sung trang 41 sách bài tập toán 6. Tìm số tự nhiên có hai chữ số sao cho tỉ số giữa số đó với tổng các chữ số của nó là lớn nhất.


Bài III.5

Chứng minh rằng \(\displaystyle S = {1 \over 2} + {1 \over {{2^2}}} + {1 \over {{2^3}}} + ... + {1 \over {{2^{20}}}} < 1\)

Phương pháp giải:

- Nhân tổng \(S\) đã cho với \(2\). 

- Lấy \(2S\) vừa tìm được ở trên trừ đi \(S\) ban đầu, từ đó tìm được tổng \(S.\) 

Giải chi tiết:

Ta có \(\displaystyle S = {1 \over 2} + {1 \over {{2^2}}} + {1 \over {{2^3}}} + ... + {1 \over {{2^{20}}}} < 1\)

Nên \(\displaystyle 2S = 1 + {1 \over 2} + {1 \over {{2^2}}} + ... + {1 \over {{2^{19}}}}\)

Do đó \(\displaystyle 2{\rm{S}} - S = 1 - {1 \over {{2^{20}}}}\). Vậy \(\displaystyle S = 1 - {1 \over {{2^{20}}}} < 1.\)


Bài III.6

Có bao nhiêu cách viết phân số \(\displaystyle {1 \over 5}\) dưới dạng tổng của hai phân số \(\displaystyle {1 \over a} + {1 \over b}\) với \(0 < a < b\) ?

Phương pháp giải:

Lập luận để có các sí \(a,b\) thỏa mãn đề bài.

Giải chi tiết:

Vì \(\displaystyle {1 \over a} + {1 \over b} = {1 \over 5}\) nên \(\displaystyle {1 \over a} < {1 \over 5}\), suy ra \(a > 5.\)             \((1)\)

Ta lại có \(0 < a < b\) nên \(\displaystyle {1 \over a} > {1 \over b}\). Do đó \(\displaystyle {1 \over a} + {1 \over a} > {1 \over a} + {1 \over b}\)

hay \(\displaystyle {2 \over a} > {1 \over 5} = {2 \over {10}}\), suy ra \(a < 10.\)                     \((2)\)

Từ \((1)\) và \((2)\) ta có \(\displaystyle a \in \left\{ {6;7;8;9} \right\}.\)

Nếu \(a = 6\) thì \(\displaystyle {1 \over b} = {1 \over 5} - {1 \over 6} = {1 \over {30}}\) nên \(b = 30\)

Nếu \(a = 7\) thì \(\displaystyle {1 \over b} = {1 \over 5} - {1 \over 7} = {2 \over {35}}\) suy ra \(b = 17,5\) (loại)

Nếu \(a = 8\) thì \(\displaystyle {1 \over b} = {1 \over 5} - {1 \over 8} = {3 \over {40}}\) suy ra \(\displaystyle b \approx 13,3\) (loại)

Nếu \(a = 9\) thì \(\displaystyle {1 \over b} = {1 \over 5} - {1 \over 9} = {4 \over {45}}\) suy ra \(b = 11,25\) (loại)

Vậy chỉ có một cách viết là \(\displaystyle {1 \over 5} = {1 \over 6} + {1 \over {30}}.\)


Bài III.7

Tìm số tự nhiên có hai chữ số sao cho tỉ số giữa số đó với tổng các chữ số của nó là lớn nhất.

Phương pháp giải:

Sử dụng: \(\overline {ab}  = 10a + b\) từ đó đánh giá để có phân số lớn nhất.

Giải chi tiết:

Đặt \(\displaystyle k = {{\overline {ab} } \over {a + b}}\)

Ta có \(\displaystyle k = {{10{\rm{a}} + b} \over {a + b}} \le {{10{\rm{a}} + 10b} \over {a + b}} = 10\)

\(\displaystyle k = 10 \Leftrightarrow b = 10b \Leftrightarrow b = 0\)

Như vậy \(k\) lớn nhất bằng \(10\) ứng với các số \(10\,;\; 20\,;\; 30\,;\; …\,;\; 90.\)


Bài III.8

Có thể tìm được hai chữ số \(a\) và \(b\) sao cho phân số \(\displaystyle {a \over b}\) bằng số thập phân \(a, b\) hay không ?

Phương pháp giải:

Cùng so sánh hai số \(\dfrac{a}{b};a,b\) với \(a\)

Giải chi tiết:

Giả sử ta tìm được hai chữ số \(a\) và \(b\) sao cho \(\displaystyle {a \over b} = a,b\)

Rõ ràng ta có \(a,b > a\) (vì \(b \ne 0\))         \((1)\)

Ta lại có \(\displaystyle {a \over b} = a.{1 \over b}\) mà \(\displaystyle {1 \over b} \le 1\) nên \(\displaystyle a.{1 \over b} \le a\)

Hay \(\displaystyle {a \over b} \le a.\)   \((2)\)

Vậy \(\displaystyle {a \over b} < a,b\) nghĩa là không tìm được hai chữ số \(a\) và \(b\) thỏa mãn đề bài.

Bài giải tiếp theo