Bài 34.3, 34.4, 34.5 trang 93, 94 SBT Vật lý 11

Giải bài 34.3, 34.4, 34.5 trang 93, 94 SBT Vật lý 11. Khi một người có mắt không bị tật quan sát kính thiên văn ở trạng thái không điều tiết thì có thể


Bài 34.3

Người có mắt không bị tật quan sát kính thiên văn ở trạng thái không điều tiết thì có thể kết luận gì về  độ dài l của kính và số bội giác G ?

A. \(l = {f_1} - {f_2};{G_\infty } = {{\dfrac{f_1}{f_2}}}\)

B. \(l = {f_1} - {f_2};{G_\infty } = {{\dfrac{f_2}{f_1}}}\)

C. \(l = {f_1} + {f_2};{G_\infty } = {{\dfrac{f_2}{f_1}}}\)

D. \(l = {f_1} + {f_2};{G_\infty } = {{\dfrac{f_1}{f_2}}}\)

Phương pháp giải: Sử dụng công thức kính thiên văn khi ngắm chừng ở vô cực: \(l = {f_1} + {f_2};{G_\infty } = {{\dfrac{f_1}{f_2}}}\)

Giải chi tiết:

Khi mắt không điều tiết thì ảnh ở vô cực ( ngắm chừng ở vô cực)

=> \(l = {f_1} + {f_2};{G_\infty } = {{\dfrac{f_1}{f_2}}}\)

Chọn đáp án: D


Bài 34.4

Một người có khoảng cực cận Đ quan sát ảnh của một thiên thể bằng cách ngắm chừng ở cực cận. Số bội giác của kính có biểu thức nào (mắt sát thị kính)?

A.  \({{\dfrac{f_1}{f_2}}}\)            

B.   \(\dfrac{D}{{f_1} + {f_2}}\)                

C.  \({\dfrac{{k_2}{f_1}}{D}}\)

D. Khác A, B, C

Phương pháp giải: Sử dụng biểu thức tính độ bội giác: \( G=\dfrac{tan\alpha}{tan\alpha_0}\)

Giải chi tiết: 

Ta có:

\( G=\dfrac{tan\alpha}{tan\alpha_0}=\dfrac{\dfrac{A_2B_2}{D}}{\dfrac{A_1B_1}{f_1}}={\dfrac{{k_2}{f_1}}{D}}\)

Chọn đáp án: C


Bài 34.5

Kính thiên văn khúc xạ Y – éc – xơ (Yerkes) có tiêu cự vật kính là 19,8m. Mặt Trăng có góc trông từ Trái Đất là 33’. Ảnh của Mặt Trăng tạo bởi vật kính của kính thiên văn này có độ lớn (tính tròn) là bao nhiêu?

A. 19cm          B. 53cm                      

C. 60cm           D. Một trị số khác A, B, C.

Phương pháp giải: Sử dụng biểu thức tính :  \(tan \alpha =\dfrac{A'_1B'_1}{f_1}\)

Giải chi tiết:

Ta có:

\(tan \alpha =\dfrac{A'_1B'_1}{f_1}=> A'_1B'_1=19 cm\) 

Chọn đáp án: A