Giải bài 3 trang 6 sách bài tập Lịch sử 6- Chân trời sáng tạo

Dựa vào thông tin nào trong những dòng bút tích để em biết đó là việc đã xảy ra trong quá khứ? Hãy đặt những câu hỏi lịch sử thường đi với các từ: ai, khi nào, ở đâu?... để tìm hiểu thêm thông tin về bức ảnh.


Đây là những bút tích của người cha ghi lại trên bức hình con trai của ông, liệt sĩ Phạm Ngọc Hùng (1951 – 1971).

1

Dựa vào thông tin nào trong những dòng bút tích để em biết đó là việc đã xảy ra trong quá khứ? Hãy đặt những câu hỏi lịch sử thường đi với các từ: ai, khi nào, ở đâu?... để tìm hiểu thêm thông tin về bức ảnh.

Phương pháp giải:

Dựa vào nội dung bức ảnh để đặt câu hỏi

Lời giải chi tiết:

Đặt câu hỏi:

- Ai là người viết những dòng bút tích này?

- Những bút tích này được viết khi nào?

- Ai sẽ là người được tặng bức ảnh khi ở Hà Nội?

- Bức ảnh liệt sĩ Phạm Ngọc Hùng được ai chụp?

- Bức ảnh liệt sĩ Phạm Ngọc Hùng được chụp ở đâu?

- Bức ảnh liệt sĩ Phạm Ngọc Hùng được chụp khi nào?


2

 Bức ảnh chụp và những dòng bút tích đi cùng có phải là tư liệu gốc không? Tại sao?

Phương pháp giải:

Dựa vào khái niệm tư liệu gốc để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

Bức ảnh chụp và những dòng bút tích đi cùng là tư liệu gốc. Bởi vì bức hình và bút tích liên quan trực tiếp đến liệt sĩ Phạm Ngọc Hùng và gắn với thời điểm anh được chụp ảnh. 



3

Dựa vào những thông tin đó, em hãy viết một câu chuyện lịch sử ngắn dựa trên những thông tin có trong tư liệu.

Lời giải chi tiết:

Bức ảnh trên là những bút tích của một người cha viết trong tấm ảnh con trai mình. Người con ấy chính là liệt sĩ Phạm Ngọc Hùng. Liệt sĩ Phạm Ngọc Hùng sinh năm 1951, đến năm 1970, khi vừa tròn 19 tuổi, anh vào chiến trường miền Nam chiến đấu. Để có vật làm kỉ niệm, lúc  10 giờ 30 phút, ngày 16 – 2 -1970 tại Nho Quan, Ninh Bình, bố anh đã chụp cho anh một tấm hình với trang phục là một  quần áo mới Quân giải phóng. Đến năm 1971, anh hy sinh khi vừa tròn 20 tuổi, cái tuổi mà nhiệt huyết và tình yêu còn đnag tràn đầy...



Bài học liên quan

Từ khóa phổ biến