Bài 27.6; 27.7; 27.8; 27.9; 27.10; 27.11; 27.12 trang 63 SBT Hóa học 12
Giải bài 27.6; 27.7; 27.8; 27.9; 27.10; 27.11; 27.12 trang 63 Sách bài tập hóa học 12 - Hòa tan m gam Al tác dụng hết với dung dịch HNO3 rất loãng chỉ thu được hỗn hợp khí gồm 0,015 mol N2O và 0,01 mol NO. Giá trị của m là
Câu 27.6.
Cho m gam Al tác dụng hết với dung dịch HNO3 rất loãng chỉ thu được hỗn hợp khí gồm 0,015 mol N2O và 0,01 mol NO. Giá trị của m là
A. 13,5. B. 1,35.
C. 0,81. D. 8,1.
Phương pháp
Áp dụng phương pháp bảo toàn electron, tìm ra số mol của Al. Từ đó tính được giá trị của m.
Giải chi tiết
\(Al \to A{l^{3 + }} + 3{\text{e}}\) \(2{N^{ + 5}} + 8{\text{e}} \to N_2^{ + 1}\)
\({N^{ + 5}} + 3{\text{e}} \to {N^{ + 2}}\)
Áp dụng phương pháp bảo toàn electron: \(3{n_{Al}} = 8{n_{{N_2}O}} + 3{n_{NO}}\)
\( \to {n_{Al}} = \dfrac{{8{n_{{N_2}O}} + 3{n_{NO}}}}{3} = \dfrac{{8.0,015 + 3.0,01}}{3} = 0,05\,\,mol\)
\( \to m = {m_{Al}} = 0,05.27 = 1,35\,\,gam\)
\( \to\) Chọn B.
Câu 27.7.
Cho 5,4 g Al vào 100 ml dung dịch KOH 0,2M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thể tích khí H2 (đktc) thu được là
A. 4,48 lít. B. 0,448 lít.
C. 0,672 lít. D. 0,224 lít.
Phương pháp
Viết phương trình hóa học của phản ứng, so sánh chất dư chất hết
Tính số mol H2 theo số mol của chất hết, suy ra thể tích của H2
Giải chi tiết
nKOH = 0,1.0,2 = 0,02 (mol); nAl = 0,2 (mol) \( \to\) Al dư.
\(2Al + 2K{\text{O}}H + 2{H_2}O \to 2K{\text{A}}l{O_2} + 3{H_2}\)
0,02 0,02 0,03(mol)
\({V_{{H_2}}} = 22,4.0,03 = 0,672\,\,(lít)\)
\( \to\) Chọn C.
Câu 27.8.
Nung nóng hỗn hợp gồm 10,8 g bột Al với 16 g bột Fe2O3 (không có không khí), nếu hiệu suất phản ứng là 80% thì khối lượng Al2O3 thu được là
A. 8,16 g. B. 10,20 g.
C. 20,40 g. D. 16,32 g.
Phương pháp
Tính số mol của Al và Fe2O3, viết phương trình phản ứng hóa học rồi so sánh chất dư, chất hết.
Tính số mol của Al2O3 theo số mol của chất hết, chú ý tính cả hiệu suất phản ứng.
Từ đó tìm được khối lượng của Al2O3
Giải chi tiết
\({n_{Al}} = 0,4\,\,mol;{n_{F{{\text{e}}_2}{O_3}}} = 0,1\,\,mol\)
\(2{\text{A}}l + F{{\text{e}}_2}{O_3} \to A{l_2}{O_3} + 2F{\text{e}}\)
0,1 0,1 (mol)
\({m_{A{l_2}{O_3}}} = \dfrac{{102.0,1.80}}{{100}} = 8,16\,\,(gam)\)
\( \to\) Chọn A.
Câu 27.9.
Đốt cháy bột Al trong bình khí Cl2 dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn khối lượng chất rắn trong bình tăng 4,26 g. Khối lượng Al đã phản ứng là
A. 2,16 g. B. 1,62 g.
C. 1,08 g. D. 3,24 g.
Phương pháp
Viết phương trình phản ứng và áp dụng tăng giảm khối lượng cho phản ứng.
Giải chi tiết
\(2{\text{A}}l + 3C{l_2} \to 2{\text{A}}lC{l_3}\)
54 g 3.71 = 213 g
x g 4,26 g
\( \to x = \dfrac{{54.4,26}}{{213}} = 1,08\,\,gam\)
\( \to\) Chọn C.
Câu 27.10.
Cho 4,005 g AlCl3 vào 1000 ml dung dịch NaOH 0,1M. Sau khi phản ứng xong thu được khối lượng kết tủa là
A. 1,56 g B. 2,34 g
C. 2,60 g D. 1,65 g.
Phương pháp
Viết phương trình phản ứng, so sánh chất dư, chất hết
Do NaOH dư nên có thêm phản ứng hòa tan Al(OH)3, tính số mol Al(OH)3 bị hòa tan bởi NaOH dư.
Từ đó tính số mol Al(OH)3 còn lại, suy ra khối lượng.
Giải chi tiết
\({n_{AlC{l_3}}} = 0,03\,\,mol;{n_{NaOH}} = 0,1\,\,mol\)
\(AlC{l_3} + 3NaOH \to Al{(OH)_3} + 3NaCl\)
0,03 0,09 0,03 (mol)
\(Al{(OH)_3} + NaOH \to NaAl{O_2} + 2{H_2}O\)
0,01 0,1 - 0,09 = 0,01 (mol)
\({n_{Al{{(OH)}_3}con}} = 0,03 - 0,01 = 0,02\,\,mol\)
\({m_{Al{{(OH)}_3}}} = 78.0,02 = 1,56\,\,gam\)
\( \to\) Chọn A.
Câu 27.11.
Để khử hoàn toàn m gam hỗn hợp CuO và PbO cần 8,1 g kim loại nhôm sau phản ứng thu được 50,2 g hỗn hợp 2 kim loại. Giá trị của m là
A. 57,4. B. 54,4.
C. 53,4. D. 56,4.
Phương pháp
Gọi công thức chung của 2 oxit là \(\overline M O\)
Viết phương trình phản ứng, từ số mol Al suy ra số mol O phản ứng
Từ đó tính được khối lượng oxit bằng tổng khối lượng kim loại và khối lượng O phản ứng
Giải chi tiết
\(3\overline M O + 2{\text{A}}l \to A{l_2}{O_3} + 3\overline M \)
0,45 \(\dfrac{{8,1}}{{27}} = 0,3\,\,mol\)
mO = 0,45.16 = 7,2 gam
Khối lượng hỗn hợp 2 oxit ban đầu là : 50,2 + 7,2 = 57,4 gam
\( \to\) Chọn A.
Câu 27.12.
Cho 16,2 g kim loại X (có hoá trị n duy nhất) tác dụng với 3,36 lít O2 (đktc), phản ứng xong thu được chất rắn A. Cho A tác dụng hết với đung dịch HCl thấy có 1,2 g khí H2 thoát ra. Kim loại X là
A. Mg. B. Zn.
C. Al. D. Ca.
Phương pháp
Áp dụng phương pháp bảo toàn electron, tìm ra số mol của X
Từ đó tính được nguyên tử khối của X
Biện luận các giá trị hóa trị của X để tìm X.
Giải chi tiết
\({n_{{O_2}}} = \dfrac{{3,36}}{{22,4}} = 0,15\,\,mol;{n_{{H_2}}} = \dfrac{{1,2}}{2} = 0,6\,\,mol\)
\(X\xrightarrow{{ + 0,15\,\,mol\,\,{O_2}}}A\xrightarrow{{ + HCl}}0,6\,\,mol\,\,{H_2}\)
\(X \to {X^{n + }} + ne\) \({O_2} + 4{\text{e}} \to 2{{\text{O}}^{ - 2}}\)
\(2{H^ + } + 2{\text{e}} \to {H_2}\)
Áp dụng bảo toàn electron: \(n.{n_X} = 4{n_{{O_2}}} + 2{n_{{H_2}}}\)
\( \to {n_X} = \dfrac{{4{n_{{O_2}}} + 2{n_{{H_2}}}}}{n} = \dfrac{{4.0,15 + 2.0,6}}{n} = \dfrac{{1,8}}{n}\,\,mol\)
\( \to {M_X} = \dfrac{{16,2}}{{\dfrac{{1,8}}{n}}} = 9n\)
Với n = 3 thì MX = 27 (Al)
Vậy X là Nhôm (Al).
\( \to\) Chọn C.
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Bài 27.6; 27.7; 27.8; 27.9; 27.10; 27.11; 27.12 trang 63 SBT Hóa học 12 timdapan.com"