Bài 27.1; 27.2; 27.3; 27.4; 27.5 trang 62 SBT Hóa học 12

Giải bài 27.1; 27.2; 27.3; 27.4; 27.5 trang 62 Sách bài tập hóa học 12 - Nhôm hiđroxit thu được từ cách làm nào sau đây ?


Câu 27.1.

Nhôm hiđroxit thu được từ cách làm nào sau đây ?

A. Cho dư dung dịch HCl vào dung dịch natri aluminat.

B. Thổi dư khí CO2 vào dung dịch natri aluminat.

C. Cho dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3.

D. Cho Al2O3 tác dụng với nước.

Phương pháp

Viết phương trình phản ứng hóa học và kết luận.

Giải chi tiết

Đáp án A: \(HCl + NaAl{O_2} + {H_2}O \to Al{(OH)_3} + NaCl\)

\(3HC{l_{dư }} + Al{(OH)_3} \to AlC{l_3} + 3{H_2}O\)

Đáp án B: \(C{O_2} + NaAl{O_2} + {H_2}O \to Al{(OH)_3} + NaHC{O_3}\)

Đáp án C: \(3NaOH + AlC{l_3} \to Al{(OH)_3} + 3NaCl\)

\(NaO{H_{dư}} + Al{(OH)_3} \to NaAl{O_2} + 2{H_2}O\)

Đáp án D: \(A{l_2}{O_3} + {H_2}O \to \)không phản ứng

\( \to\) Chọn B.


Câu 27.2.

Chỉ dùng hoá chất nào sau đây có thể phân biệt 3 chất rắn là Mg, Al và Al2O3 ?

A. Dung dịch HCl       B. Dung dịch KOH

C. Dung dịch NaCl     D. Dung dịch CuCl

Phương pháp

Dùng dung dịch KOH để nhận biết

Giải chi tiết

Hòa tan 3 chất rắn cần phân biệt vào dung dịch KOH dư

+ Không có hiện tượng: Mg

+ Chất rắn tan và có khí không màu thoát ra: Al

+ Chất rắn tan: Al2O3


Câu 27.3.

Các dung dịch ZnSO4 và AlCl3 đều không màu. Để phân biệt 2 dung dịch này có thế dùng dung dịch của chất nào sau đây ?

A. NaOH                              B. HNO3

C. HCl                                 D. NH3

Phương pháp

Dùng dung dịch NH3 để nhận biết

Giải chi tiết

Cho từ từ đến dư dung dịch NH3 vào 2 ống nghiệm chứa 2 dung dịch ZnSO4 và AlCl3

+ Xuất hiện kết tủa sau đó kết tủa tan: ZnSO4

\(Zn{\text{S}}{O_4} + 2N{H_3} + 2{H_2}O \to Zn{(OH)_2} + {(N{H_4})_2}S{O_4}\)

\(Zn{(OH)_2} + 4N{H_3} \to {\text{[}}Zn{(N{H_3})_4}{\text{]}}{(OH)_2}\)+ Xuất hiện kết tủa: AlCl3

\(AlC{l_3} + 3N{H_3} + 3{H_2}O \to Al{(OH)_3} + 3N{H_4}Cl\)


Câu 27.4.

Hiện tượng nào sau đây đúng khi cho từ từ dung dịch NH3 đến dư vào ống nghiệm đựng dung dịch AlCl3 ?

A. Sủi bọt khí, dung dịch vẫn trong suốt và không màu.

B. Sủi bọt khí và dung dịch đục dần do tạo ra chất kết tủa.

C. Dung dịch đục dần do tạo ra chất kết tủa sau đó kết tủa tan và dung dịch lại trong suốt.

D. Dung dịch đục dần do tạo ra chất kết tủa và kết tủa không tan khi cho dư dung dịch NH3.

Phương pháp

Viết phương trình của phản ứng hóa học, dựa vào độ tan, chất khí của các chất để kết luận.

Giải chi tiết

PTHH: \(3N{H_3} + 3{H_2}O + AlC{l_3} \to Al{(OH)_3} + 3N{H_4}Cl\)

Dung dịch đục dần do tạo ra Al(OH)3 kết tủa và kết tủa không tan khi cho dư dung dịch NH3


Câu 27.5

Trong 1 lít dung dịch Al2(SO4)3 0,15M có tổng số mol các ion do muối phân li ra (bỏ qua sự thuỷ phân của muối) là

A. 0,15 mol.                         B. 0,3 mol.

C. 0,45 mol.                          D. 0,75 mol.

Phương pháp

Tính số mol của Al2(SO4)3, dựa vào phương trình phân ly để tính số mol của các ion.

Giải chi tiết

\({n_{A{l_2}{{(S{O_4})}_3}}} = 0,15.1 = 0,15\,\,mol\)

\(\begin{gathered} A{l_2}{(S{O_4})_3} \to 2{\text{A}}{l^{3 + }} + 3{\text{S}}O_4^{2 - }\hfill \\  \,\,\,\,\,\,0,15\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,0,3\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,0,15 \hfill \\\end{gathered} \)

\( \to\) tổng số mol của các ion là 0,3 + 0,45 = 0,75 mol

\( \to\) Chọn D.