Bài 2. Hỗn hợp và dung dịch trang 12, 13, 14 SGK Khoa học 5 Cánh diều
Trong cốc A và cốc B ở hình 1 có chứa gì? Sau khi khuấy đều và để lắng, em có nhìn thấy muối ăn hay cát trong mỗi cốc không? Vì sao?
MĐ
Trong cốc A và cốc B ở hình 1 có chứa gì? Sau khi khuấy đều và để lắng, em có nhìn thấy muối ăn hay cát trong mỗi cốc không? Vì sao?
Phương pháp giải:
Quan sát hình 1
Lời giải chi tiết:
- Cốc A chứa nước và muối ăn
- Cốc B chứa nước và cát
- Sau khi khuấy đều và để lắng, em không nhìn thấy muối ăn trong cốc vì muối ăn đã hòa tan với nước
- Sau khi khuấy đều và để lắng, em vẫn nhìn thấy cát trong cốc vì cát đã không hòa tan với nước
CH 1
Thí nghiệm: Tìm hiểu về xói mòn đất
- Thí nghiệm 1: (trang 12 sgk khoa học 5, cánh diều) So sánh với kết quả dự đoán của em.
+ Dự đoán các chất sau khi trộn với nhau tạo thành hỗn hợp có thay đổi tính chất không.
+ Quan sát, nếm hỗn hợp thu được. Nhận xét tính chất sau khi tạo hỗn hợp
+ So sánh kết quả với dự đoán của em.
- Thí nghiệm 2: (trang 13 sgk khoa học 5, cánh diều) So sánh với kết quả dự đoán của em.
+ Dự đoán hỗn hợp nào có các chất tan với nhau.
+ Khuấy đều và quan sát hỗn hợp thu được. Cho biết các chất trong mỗi hỗn hợp tan hay không tan vào nhau.
+ So sánh kết quả với dự đoán của em
Phương pháp giải:
Quan sát thí nghiệm
Lời giải chi tiết:
- Thí nghiệm 1:
+ Dự đoán: Các chất khau khi trộn với nhau tạo thành hỗn hợp không thay đổi tính chất
+ Nhận xét: Mỗi chất trong hỗn hợp vẫn giữ nguyên tinh chất của nó.
+ So sánh kết quả với dự đoán của em: Kết quả đúng với dự đoán của em
- Thí nghiệm 2:
+ Dự đoán: Các chất có tan vào nhau
Hỗn hợp | Muối và nước | Mì chính và nước | Đường và nước | Tinh bột gạo và nước |
Hòa tan | X | X | X | X |
Không hòa tan |
+ So sánh: Kết quả đúng như những gì dự đoán
CH 2
Từ hai thí nghiệm trên, nêu một số đặc điểm của hỗn hợp.
Phương pháp giải:
Từ 2 thí nghiệm trên
Lời giải chi tiết:
Hỗn hợp có từ hai chất trở lên trộn lẫn với nhau. Mỗi chất trong hỗn hợp vẫn giữ nguyên tính chất của nó.
CH 3
Không khí có phải là hỗn hợp không? Vì sao?
Phương pháp giải:
Quan sát 2 thí nghiệm trên
Lời giải chi tiết:
Không khí là hỗn hợp của nhiều loại khí, hơi nước, bụi và vi khuẩn khác nhau. Mỗi chất trong hỗn hợp vẫn giữ nguyên tính chất của nó.
CH 4
Kể tên một số hỗn hợp khác thường gặp trong cuộc sống.
Phương pháp giải:
Học sinh tự kể thêm
Lời giải chi tiết:
Gia vị chấm, salad, giấm tỏi, nước dầu ăn,...
CH 1
Cho biết sau khi khuấy và để lắng thì cốc nào trong hình 1 chứa dung dịch. Vì sao?
Phương pháp giải:
Quan sát hình 1
Lời giải chi tiết:
Cốc a, cốc d là dung dịch vì chúng hòa tan với nhau.
CH 2
Trong các hỗn hợp tạo ra ở thí nghiệm 2, mục 1, hỗn hợp nào là dung dịch?
Phương pháp giải:
Quan sát TN 2
Lời giải chi tiết:
Muối và nước | Mì chính và nước | Đường và nước | Tinh bột gạo và nước | |
Dung dịch | X | X | X | X |
Hỗn hợp |
CH 3
Hỗn hợp nào trong hình 4 là dung dịch? Vì sao?
Phương pháp giải:
Quan sát hình 4
Lời giải chi tiết:
Hỗn hợp nước pha mật ong, nước sau khi thả viên vitamin C trong hình 4 là dung dịch
CH 4
Kể thêm các dung dịch mà em biết.
Phương pháp giải:
Học sinh tự kể thêm
Lời giải chi tiết:
Nước chanh, nước muối sinh lí, nước súc miệng, nước rử chén, nước đường,...
CH 5
Trong thực tế, người dân làm cách nào để thu được muối ăn từ nước biển?
Phương pháp giải:
Học sinh tự trình bày
Lời giải chi tiết:
Người dân thu được muối ăn từ nước biển bằng cách đun sôi nước biển trong một hệ thống chứa nước và chất làm muối, sau đó đợi cho nước bay hơi và để lại muối tinh khiết. Hoặc họ cũng có thể chờ đợi nước biển bay hơi tự nhiên để lắng và để lại muối.
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Bài 2. Hỗn hợp và dung dịch trang 12, 13, 14 SGK Khoa học 5 Cánh diều timdapan.com"