Bài 2. Xu hướng phát triển của chăn nuôi trang11, 12, 13, 14, 15, 16 SGK Công nghệ 11 Cánh diều

Trong tương lai, ngành chăn nuôi sẽ phát triển theo những hướng nào?


Trong tương lai, ngành chăn nuôi sẽ phát triển theo những hướng nào?


Phương pháp giải:

Vận dụng hiểu biết của bản thân để trả lời.


Lời giải chi tiết:

- Trong tương lai, ngành chăn nuôi sẽ phát triển theo những hướng: Phát triển chăn nuôi toàn diện, hiệu quả, bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với chuỗi giá trị, kinh tế tuần hoàn, nâng cao giá trị gia tăng, bảo đảm an toàn sinh học, dịch bệnh và an toàn thực phẩm, đối xử nhân đạo với vật nuôi.

- Phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm với các giống cao sản theo hướng trang trại công nghiệp, đồng thời mở rộng quy mô chăn nuôi theo hướng hữu cơ, truyền thống với các giống bản địa.



CH1

Hãy nêu xu hướng phát triển của chăn nuôi ở Việt Nam và trên thế giới.


Phương pháp giải:

Nghiên cứu nội dung phần 1 trong SGK để trả lời.


Lời giải chi tiết:

Trong những thập kỉ tới, chăn nuôi sẽ phát triển theo những hướng sau:

  1. Phát huy tiềm năng, lợi thế của các địa phương, quốc gia về vùng sinh thái, nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, khoa học và công nghệ, ..., chăn nuôi theo chuỗi giá trị để phát triển chăn nuôi hiệu quả, bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu.

  2. Hiện đại hoá chăn nuôi trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 bao gồm các giải pháp quản lí thông minh, ứng dụng công nghệ cao như IoT, Al, robot, máy bay không người lái....

  3. Tăng cường nghiên cứu khoa học, ứng dụng những thành tựu mới nhất về khoa học và công nghệ vào tất cả các khâu của quá trình chăn nuôi

  4. Đẩy mạnh việc xã hội hoà tất cả các hoạt động trong chăn nuôi, phát triển chăn nuôi phù hợp với kinh tế thị trưởng và hội nhập quốc tế, tạo môi trường kinh doanh binh đẳng để mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển.

  5. Phát triển các mô hình chăn nuôi hiện đại theo hướng chăn nuôi bên vùng, chân nuôi thông minh, đẩy mạnh chăn nuôi hữu cơ theo hướng sản xuất hàng hoá chất lượng cao, an toàn

  6. Chuyên nghiệp hoá chăn nuôi, đảm bảo an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, thân thiện với môi trường, đối xử nhân đạo với vật nuôi.

  7. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp sản xuất nguyên liệu thức ăn và thức ăn bổ sung, đặc biệt là ứng dụng công nghệ sinh học nhằm tận dụng phụ phẩm nông nghiệp và công nghiệp chế biến, đồng thời tạo ra chế phẩm giúp thay thế kháng sinh trong phòng và trị bệnh.

  8. Nâng cao năng lực chế biến sản phẩm chăn nuôi theo hướng hiện đại nhằm đa dạng hoá sản phẩm, đảm bảo an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh. bảo vệ môi trường và đối xử nhân đạo với vật nuôi.


CH1

Chăn nuôi bền vững là gì? Vì sao chăn nuôi bền vững vừa phát triển được kinh tế, xã hội vừa góp phần bảo vệ môi trường?


Phương pháp giải:

Nghiên cứu nội dung phần 2 trong SGK để trả lời.


Lời giải chi tiết:

- Chăn nuôi bền vững là mô hình chăn nuôi đảm bảo phát triển bền vững về nhiều mặt: kinh tế, xã hội, môi trường và có khả năng tái tạo năng lượng.

- Chăn nuôi bền vững vừa phát triển được kinh tế, xã hội vừa góp phần bảo vệ môi trường vì:

  • Chăn nuôi bền vững đem lại năng suất và chất lượng cao, mang lại lợi ích kinh tế cho người chăn nuôi, tạo thêm việc làm, mở rộng các doanh nghiệp sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi, góp phần ổn định xã hội và phát triển kinh tế

  • Chăn nuôi bền vững tạo ra nguồn thực phẩm dồi dào, chất lượng tốt, đảm bảo an toàn thực phẩm, thân thiện với môi trường, góp phần nâng cao chất lượng đời sống người tiêu dùng và cộng đồng

  • Chăn nuôi bền vững tận dụng phụ phẩm nông và công nghiệp để chế biến làm thức ăn chăn nuôi giúp giảm chất thải, bảo vệ môi trường. Ví dụ: Tận dụng rơm, thân cây ngô, vỏ là mía, bã bia, bã đậu, làm thức ăn cho vật nuôi.


CH2

Hãy phân tích hình 2.2 và cho biết việc tái tạo năng lượng có vai trò gì với con người và môi trường.


Phương pháp giải:

Quan sát Hình 2.2 và trả lời.



Lời giải chi tiết:

- Chất thải chăn nuôi ở mô hình này được xử lí triệt để bằng công nghệ tiên tiến như biogas, ép tách phân, ủ phân, … tạo ra phân bón cho trồng trọt, nhiên liệu phục vụ cho sản xuất và đời sống, giúp bảo vệ môi trường và tái tạo năng lượng.

Năng lượng được tái tạo: Nước

- Việc tái tạo năng lượng giúp giảm thiểu chất thải và ô nhiễm, bảo vệ các tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là các nguồn năng lượng không tái tạo, tăng tính bền vững của nền kinh tế và xã hội.



CH1

Nêu khái niệm và đặc điểm của chăn nuôi thông minh


Phương pháp giải:

Nghiên cứu nội dung phần 3 trong SGK để trả lời.


Lời giải chi tiết:

Khái niệm: Chăn nuôi thông minh là mô hình chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao trong các khâu của quá trình chăn nuôi từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và tăng hiệu quả chăn nuôi. 

Đặc điểm:

  • Chuồng nuôi thông minh

  • Trang thiết bị hiện đại, tự động hóa

  • Ứng dụng công nghệ thông tin, kĩ thuật số trong quản lí vật nuôi

  • Đảm bảo an toàn sinh học

  • Minh bạch chuỗi cung ứng

  • Năng suất chăn nuôi cao


CH2

Vì sao nên áp dụng các giải pháp thông minh trong chăn nuôi?


Phương pháp giải:

Nghiên cứu nội dung phần 3 để trả lời.


Lời giải chi tiết:

  • Tăng năng suất và hiệu quả sản xuất: Các giải pháp thông minh trong chăn nuôi, chẳng hạn như sử dụng các cảm biến, máy móc tự động, và trí tuệ nhân tạo, giúp giám sát và quản lý đàn vật nuôi một cách chính xác hơn. Việc này giúp tăng năng suất và hiệu quả sản xuất trong chăn nuôi.

  • Giảm thiểu chi phí và tác động môi trường: Sử dụng các giải pháp thông minh có thể giảm thiểu chi phí cho chăn nuôi và đồng thời giảm tác động của chăn nuôi lên môi trường. Chẳng hạn như sử dụng hệ thống tái sử dụng nước, giúp giảm lượng nước sử dụng và thải ra, hoặc sử dụng các loại thức ăn thông minh để giảm lượng thức ăn bị lãng phí.

  • Cải thiện chất lượng sản phẩm: Sử dụng các giải pháp thông minh giúp giảm tác động của các yếu tố bên ngoài đến đàn vật nuôi, chẳng hạn như sử dụng hệ thống giám sát và chăm sóc sức khỏe động vật nuôi, giúp đảm bảo chất lượng sản phẩm.

  • Tăng tính minh bạch và đáng tin cậy: Sử dụng các giải pháp thông minh giúp tăng tính minh bạch và đáng tin cậy trong quản lý chăn nuôi. Việc này có thể giúp tăng niềm tin của người tiêu dùng đối với sản phẩm chăn nuôi.


CH3

Hãy nêu tác dụng của các thiết bị và cảm biến trong Hình 2.3.



Phương pháp giải:

Quan sát Hình 2.3, để trả lời.


Lời giải chi tiết:

Quan sát Hình 2.3, ta thấy:

  • Hệ thống cho ăn, uống tự động: Giúp đo chính xác thức ăn và nước uống hằng ngày, do đó cung cấp chế độ dinh dưỡng tối ưu cho từng vật nuôi

  • Đo khí hậu chuồng nuôi: đảm bảo nhiệt độ, độ ẩm trong chuồng nuôi thích hợp.

  • Khối lượng và hành vi vật nuôi: giám sát về khối lượng, hành vi của vật nuôi.

  • Giám sát âm thanh

  • Giám sát nước uống

  • Đo thân nhiệt


THT

Hãy tìm hiểu thêm về ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong chăn nuôi ở Việt Nam và trên thế giới.


Phương pháp giải:

Tìm hiểu trên Internet, sách, báo, …

https://nhachannuoi.vn/ung-dung-cua-tri-tue-nhan-tao-trong-chan-nuoi-lon/

https://vnexpress.net/trang-trai-nuoi-lon-ung-dung-ai-4176803.html

Lời giải chi tiết:

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong chăn nuôi ở Việt Nam và trên thế giới:

- Thiết bị phân tích dự báo thời tiết

- Ứng dụng công nghệ blockchain

- Ứng dụng Al trong chăn nuôi



CH1

Hãy nêu tác dụng của công nghệ thị giác máy tính trong Hình 2.4



Phương pháp giải:

 Quan sát Hình 2.4 để trả lời.


Lời giải chi tiết:

Quan sát Hình 2.4, ta thấy:

Tác dụng: Giúp nhận diện khuôn mặt, phân tích hành vi, thay đổi sinh lí,... của vật nuôi để hỗ trọ điều chỉnh điều kiện sống và chẩn đoán sớm bệnh



CH2

Vì sao mô hình chăn nuôi thông minh lại đảm bảo được an toàn sinh học?


Phương pháp giải:

Nghiên cứu nội dung phần 3.4 trong SGK để trả lời

Lời giải chi tiết:

Mô hình chăn nuôi thông minh đảm bảo được an toàn sinh học vì mô hình này tổ chức theo chuỗi khép kín, có hệ thống giám sát thông minh nên giám sát được người và phương tiện ra vào, hạn chế tiếp xúc trực tiếp của bác sĩ thú y với vật nuôi, tránh lây lan dịch bệnh.



CH1

Minh bạch chuỗi cung ứng là gì?

Phương pháp giải:

Nghiên cứu nội dung phần 3.5 trong SGK để trả lời.


Lời giải chi tiết:

Minh bạch chuỗi cung ứng (supply chain transparency) là một khái niệm mô tả quá trình giám sát và theo dõi các hoạt động sản xuất, vận chuyển, lưu trữ và phân phối sản phẩm trong chuỗi cung ứng của một công ty hay một ngành công nghiệp. Nó bao gồm việc cung cấp thông tin chi tiết và minh bạch về nguồn gốc, quy trình sản xuất, thành phần, chất lượng và độ an toàn của sản phẩm cho người tiêu dùng.



CH2

Vì sao công nghệ số có thể giúp nâng cao tính minh bạch của chuỗi cung ứng?


Phương pháp giải:

Nghiên cứu nội dung phần 3.5 trong SGK để trả lời.


Lời giải chi tiết:

Công nghệ số có thể giúp nâng cao tính minh bạch của chuỗi cung ứng vì khách hàng chỉ cần quét mã QR, sẽ hiển thị đầy đủ thông tin về sản phẩm như: nguồn gốc con giống, quá trình chăn nuôi, cơ sở giết mổ, …


CH1

Hãy nêu sự giống và khác nhau của mô hình chăn nuôi bền vững và chăn nuôi thông minh.


Phương pháp giải:

Nghiên cứu nội dung phần 2 và 3 trong SGK.


Lời giải chi tiết:

Giống nhau: giúp phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cho người dân.

Sự khác nhau:

  • Mô hình chăn nuôi bền vững tập trung vào việc tối ưu quy trình sản xuất, giảm thiểu tác động đến môi trường và tăng cường trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Trong khi đó, chăn nuôi thông minh tập trung vào sử dụng công nghệ để tối ưu hoá hoạt động sản xuất và cải thiện hiệu quả.

  • Mô hình chăn nuôi bền vững đề cao việc sử dụng nguồn tài nguyên tự nhiên một cách bền vững, đảm bảo sự phát triển bền vững của ngành chăn nuôi. Trong khi đó, chăn nuôi thông minh tập trung vào sử dụng công nghệ để giảm thiểu lãng phí và tăng cường hiệu quả sản xuất.

  • Mô hình chăn nuôi bền vững đặc biệt chú trọng đến quy trình đóng gói, vận chuyển và bảo quản sản phẩm để đảm bảo chất lượng và an toàn. Trong khi đó, chăn nuôi thông minh tập trung vào việc sử dụng công nghệ để giám sát quá trình sản xuất và cải thiện quy trình vận hành.