Bài 2. Giải quyết một số vấn đề nảy sinh trong gia đình SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 6 - Kết nối tri thức

Khi có vấn đề nảy sinh trong gia đình, em nên và không nên làm gì để giải quyết vấn đề. Em trai của Liên do không cẩn thận đã làm giây bẩn lên bức tranh Liên vẽ. Liên đã tức giận mắng em, sau đó không nói chuyện với em suốt mấy ngày. Em hãy đưa ra lời khuyên cho Liên trong trường hợp trên. Hằng thường trốn đi chơi khi bố mẹ cãi nhau vì không muốn chứng kiến cảnh đó. Em hãy đưa ra lời khuyên cho Hằng trong trường hợp trên. Gần đây bố mẹ Hà rất bận rộn, cả gia đình có rất ít thời gian bên nhau. Nế


Câu 1

Khi có vấn đề nảy sinh trong gia đình, em nên và không nên làm gì để giải quyết vấn đề?

(Đánh dấu X vào ô em chọn)

Nội dung

Nên

Không nên

a/ Nhẹ nhàng, khuyên bảo

 

 

b/ Tranh cãi gay gắt

 

 

c/ Thờ ơ trước các tình huống nảy sinh trong gia đình

 

 

d/ Lắng nghe ý kiến của mọi người và cùng nhau giải quyết

 

 

e/ Quan tâm tìm hiểu các vấn đề nảy sinh trong gia đình và bàn bạc tìm cách giải quyết

 

 

g/ Kiềm chế tức giận khi gặp vấn đề cần giải quyết

 

 

h/ Trao đổi góp ý khi người thân có thói quen chưa tốt 

 

 

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ các nội dung và đánh dấu vào ô thích hợp. 

Lời giải chi tiết:

Nội dung

Nên

Không nên

a/ Nhẹ nhàng, khuyên bảo

x

 

b/ Tranh cãi gay gắt

 

x

c/ Thờ ơ trước các tình huống nảy sinh trong gia đình

 

x

d/ Lắng nghe ý kiến của mọi người và cùng nhau giải quyết

x

 

e/ Quan tâm tìm hiểu các vấn đề nảy sinh trong gia đình và bàn bạc tìm cách giải quyết

x

 

g/ Kiềm chế tức giận khi gặp vấn đề cần giải quyết

x

 

h/ Trao đổi góp ý khi người thân có thói quen chưa tốt 

x

 


Câu 2

Em trai của Liên do không cẩn thận đã làm giây bẩn lên bức tranh Liên vẽ. Liên đã tức giận mắng em, sau đó không nói chuyện với em suốt mấy ngày.

Em hãy đưa ra lời khuyên cho Liên trong trường hợp trên. 

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ tình huống và đưa ra cách ứng xử phù hợp. 

Lời giải chi tiết:

Em sẽ khuyên Liên không nên mắng em như vậy, Liên nên kiềm chế cơn tức giận và nhẹ nhàng khuyên bảo em. 


Câu 3

Hằng thường trốn đi chơi khi bố mẹ cãi nhau vì không muốn chứng kiến cảnh đó. Em hãy đưa ra lời khuyên cho Hằng trong trường hợp trên. 

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ tình huống và đưa ra cách ứng xử phù hợp. 

Lời giải chi tiết:

Em sẽ khuyên Hằng nên quan tâm tìm hiểu vấn đề nảy sinh khi bố mẹ cãi nhau và khéo léo góp ý với bố mẹ của mình. Nếu có thể, Hằng nên có hành động, lời nói hòa giải mâu thuẫn giữa bố và mẹ. 


Câu 4

Gần đây bố mẹ Hà rất bận rộn, cả gia đình có rất ít thời gian bên nhau.

Nếu là Hà, em sẽ làm gì? 

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ tình huống và đưa ra cách ứng xử phù hợp. 

Lời giải chi tiết:

Nếu là Hà em sẽ giúp bố mẹ làm việc nhà hằng ngày, động viên bố mẹ, tạo những khoảng thời gian để cả gia đình có thể trò chuyện với nhau, hỏi thăm nhau.  


Câu 5

Em sẽ làm gì để gia đình em luôn có không khí vui vẻ đầm ấm và hòa thuận? 

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ và trả lời câu hỏi. 

Lời giải chi tiết:

Em sẽ thường xuyên giúp đỡ bố mẹ làm việc nhà, hỏi thăm các thành viên trong gia đình. Tạo ra bầu không khí vui vẻ để mọi người trò chuyện, chia sẻ với nhau nhiều hơn. 


Câu 6

Hãy tìm hiểu xem các bạn sống quanh em thường làm gì khi giải quyết các vấn đề nảy sinh trong gia đình. So sánh với cách giải quyết của gia đình mình để có thể học thêm những kinh nghiệm tốt. 

Lời giải chi tiết:

Thực hành hỏi các bạn làm những việc già để giải quyết mâu thuẫn trong gia đình từ đó so sánh với cách giải quyết của gia đình mình rồi rút ra những kinh nghiệm tốt.