Bài 16.6; 16.7; 16.8; 16.9 trang 38 SBT Hóa học 10

Giải bài 16.6; 16.7; 16.8; 16.9 trang 38 sách bài tập Hóa học 10. Trong dãy oxit : (Na_2O, MgO, Al_2O_3, SiO_2, P_2O_5, SO_3,Cl_20_7). Những oxit có liên kết ion là


Câu 16.6.

Trong dãy oxit : \(Na_2O, MgO, Al_2O_3, SiO_2, P_2O_5, SO_3,Cl_20_7\). Những oxit có liên kết ion là

A. \(Na_2O, SiO_2 , P_2O_5\)             

B. \(Na_2O, MgO, Al_2O_3\).

C. \(MgO, Al_2O_3, P_2O_5\).                   

D. \(SO_3, Cl_2O_3, Na_2O\).

Phương pháp giải:

Xem lại lý thuyết hóa trị và số oxi hóa. Tại đây

Giải chi tiết:

oxit có liên kết ion là: \(Na_2O, MgO, Al_2O_3\)

=> Chọn B


Câu 16.7.

Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron lớp ngoài cùng là \(ns^2np^4\). Trong hợp chất khí của nguyên tố X với hiđro, X chiếm 94,12% khối lượng. Phần trăm khối lượng của X trong oxit cao nhất là

A.50%.               B. 27%.       

C. 60%.              D. 40%.

Phương pháp giải:

Hợp chất khí với hidro của X có công thức là H2X => công thức oxit cao nhất là XO3

Ta có: \(\dfrac{X}{{2 + X}} = 0,9412 \Rightarrow X \Rightarrow \% {X_{(X{O_3})}} = \dfrac{X}{{X + 16.3}}\)

Giải chi tiết:

Hợp chất khí với hidro của X có công thức là H2X => công thức oxit cao nhất là XO3

Ta có: \(\dfrac{X}{{2 + X}} = 0,9412 \Rightarrow X = 32\left( S \right)\)

=> oxit cao nhất: SO3

\( \Rightarrow \% {S_{(S{O_3})}} = \dfrac{{32}}{{32 + 16.3}} \times 100\%  = 40\% \)

=> Chọn D


Câu 16.8.

Hợp chất khí với hiđro của nguyên tố R có công thức tổng quát là RH4, oxit cao nhất của nguyên tố này chứa 53,3% oxi về khối lượng. Nguyên tố R là

A. cacbon.                 B. chì.           

C. thiếc.                    D. silic

Phương pháp giải: 

Công thức oxit cao nhất là RO2

Ta có: \(\dfrac{16.2}{{2.16 + R}} = 0,533 \Rightarrow R \)

Giải chi tiết: 

Công thức oxit cao nhất là RO2

Ta có: \(\dfrac{16.2}{{2.16 + R}} = 0,533 \Rightarrow R = 28 \)

=> Silic

=> Chọn D


Câu 16.9.

Số oxi hoá của clo (Cl) trong hợp chất \(HClO_3\) là

A. +1.                 B.-2.         

C. +6.             D.+5.

Phương pháp giải:

Gọi x là số oxi hóa của Cl

ta có: 1 + x + 3.(-2) = 0 => x

Giải chi tiết:

Gọi x là số oxi hóa của Cl

ta có: 1 + x + 3.(-2) = 0

Số oxi hóa của Cl là x = 0 - [(-2).3 + 1] = +5

=> Chọn D

Bài giải tiếp theo