Bài 16. Một số ngành nghề liên quan đến cơ khí động lực trang 74, 75 SGK Công nghệ 11 Cánh diều
Thợ sửa ô tô, xe máy có phải là người làm nghề cơ khí động lực không? Vì sao?
MĐ
Thợ sửa ô tô, xe máy có phải là người làm nghề cơ khí động lực không? Vì sao?
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức thực tiễn của bản thân
Lời giải chi tiết:
- Thợ sửa ô tô, xe máy là người làm nghề cơ khí động lực.
- Giải thích: vì họ thực hiện công việc bảo dưỡng, sửa chữa máy, thiết bị cơ khí động lực.
CH1
Thiết kế cơ khí động lực bao gồm những công việc gì?
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức về thiết kế kĩ thuật cơ khí động lực
Lời giải chi tiết:
Thiết kế cơ khí động lực bao gồm những công việc: xây dựng các bản vẽ, tính toán, mô phỏng các sản phẩm máy móc, thiết bị thuộc lĩnh vực cơ khí động lực.
CH2
Vì sao sử dụng được các phần mềm CAD, CAE là một lợi thế cho người làm thiết kế kĩ thuật?
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức về phần mềm CAD, CAE
Lời giải chi tiết:
Sử dụng được các phần mềm CAD, CAE là một lợi thế cho người làm thiết kế kĩ thuật vì các phần mềm đó giúp hỗ trợ cho công việc thiết kế.
CH3
Vì sao kiến thức, kĩ năng của ngành cơ khí là nền tảng cơ bản để chế tạo máy, thiết bị cơ khí động lực?
Phương pháp giải:
dựa vào kiến thức về ngành cơ khí
Lời giải chi tiết:
Kiến thức, kĩ năng của ngành cơ khí là nền tảng cơ bản để chế tạo máy, thiết bị cơ khí động lực vì người làm nghề này phải có chuyên môn và được đào tạo tay nghề về máy, thiết bị gia công cơ khí.
CH1
Nghề lắp ráp máy, thiết bị cơ khí động lực thực hiện những công việc gì?
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức về chế tạp máy, thiết bị cơ khí động lực
Lời giải chi tiết:
Nghề lắp ráp máy, thiết bị cơ khí động lực thực hiện những công việc: lắp ráp các chi tiết, cụm chi tiết để tạo thành cụm lắp ráp hoặc máy hoàn chỉnh.
CH2
Nghề bảo dưỡng, sửa chữa máy, thiết bị cơ khí động lực thực hiện những công việc gì?
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức về bảo dưỡng sửa chữa máy
Lời giải chi tiết:
Nghề bảo dưỡng, sửa chữa máy, thiết bị cơ khí động lực thực hiện những công việc: kiểm tra, chẩn đoán, sửa chữa, thay thế, điều chỉnh các bộ phận của máy. Thiết bị cơ khí động lực.
CH3
Vì sao máy, thiết bị phải bảo dưỡng định kì?
Phương pháp giải:
dựa vào kiến thức về bảo dưỡng sửa chữa máy các thiết bị động lực
Lời giải chi tiết:
Máy, thiết bị phải bảo dưỡng định kì để kịp thời phát hiện những hư hỏng, khắc phục kịp thời, đảm bảo an toàn khi sử dụng.
CH4
Cho biết vị trí làm việc (nơi làm việc) của những người làm công việc kể trên.
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức thực tiễn của bản thân
Lời giải chi tiết:
Vị trí làm việc (nơi làm việc) của những người làm công việc kể trên:
- Thiết kế kĩ thuật: làm việc tại phòng thiết kế của các viện nghiên cứu, nhà máy sản xuất.
- Chế tạo máy, thiết bị cơ khí: làm việc tại các phân xưởng, nhà máy sản xuất.
- Lắp ráp máy, thiết bị cơ khí động lực: làm việc tại các dây chuyền lắp ráp của nhà máy sản xuất.
- Bảo dưỡng, sửa chữa máy, thiết bị cơ khí động lực: làm việc tại các trạm hoặc phân xưởng bảo dưỡng.
CH5
Em thích nghề nào trong các nghề cơ khí động lực kể trên? Vì sao?
Phương pháp giải:
liên hệ với bản thân
Lời giải chi tiết:
Trong các nghề cơ khí động lực kể trên, em thích nhất bảo dưỡng, sửa chữa máy, thiết bị cơ khí động lực, vì em nhận thấy bản thân có đủ kiến thức, năng lực đáp ứng yêu cầu công việc này.
CH6
Tìm hiểu về các công việc chính trong một nhà máy sản xuất ô tô, xe máy.
Phương pháp giải:
Liên hệ thực tế với bản thân
Lời giải chi tiết:
Các công việc chính trong một nhà máy sản xuất ô tô, xe máy:
- Thiết kế kĩ thuật.
- Chế tạo máy, thiết bị cơ khí
- Lắp ráp máy, thiết bị cơ khí động lực
- Bảo dưỡng, sửa chữa máy, thiết bị cơ khí động lực.
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Bài 16. Một số ngành nghề liên quan đến cơ khí động lực trang 74, 75 SGK Công nghệ 11 Cánh diều timdapan.com"