Bài 15. Khái quát về cơ khí động lực trang 69, 70, 71, 72, 73 SGK Công nghệ 11 Cánh diều

Ô tô, xe máy thường sử dụng nguồn động lực nào?


Ô tô, xe máy thường sử dụng nguồn động lực nào?

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức thực tiễn của bản thân

Lời giải chi tiết:

Ô tô, xe máy thường sử dụng nguồn động lực là động cơ đốt trong.


CH1

Vai trò của nguồn động lực là gì?

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức về nguồn động lực

Lời giải chi tiết:

Vai trò của nguồn động lực là sinh ra công suất và mômen kéo máy công tác.

 


CH2

Kể tên một số máy móc, thiết bị có sử dụng động cơ đốt trong làm nguồn động lực.

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức về nguồn động lực

Lời giải chi tiết:

Một số máy móc, thiết bị có sử dụng động cơ đốt trong làm nguồn động lực:

  • Xe máy
  • Ô tô
  • Máy phát điện
  • Tàu thủy.

CH1

Hệ thống truyền động có vai trò gì trong hệ thống cơ khí động lực?

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức về hệ thống truyền động

Lời giải chi tiết:

Hệ thống truyền động có vai trò truyền và biến đổi số vòng quay, mômen từ nguồn động lực đến máy công tác.


CH2

Kể tên và nêu vai trò của một số hệ thống truyền động cơ khí.

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức về hệ thống truyền động cơ khí

Lời giải chi tiết:

Một số hệ thống truyền động cơ khí:

  • Truyền động đai: sử dụng khi khoảng cách các trục xa nhau với yêu cầu công suất nhỏ và trung bình.
  • Truyền động bánh răng: dùng khi truyền lực và mômen lớn, khoảng cách các trục gần nhau.
  • Truyền động các đăng (cardan): dùng khi khoảng cách các cụm truyền xa nhau và có thể thay đổi vị trí, khoảng cách khi vận hành.

CH1

Trên xe máy có những hệ thống truyền động nào? Cho biết vai trò của hệ thống đó.

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức thức về các bộ phận truyền động

Lời giải chi tiết:

- Hệ thống truyền động trên xe máy gồm: li hợp, hộp số, bộ truyền xích.
- Vai trò:

  • Li hợp: truyền, ngắt công suất từ động cơ đến hộp số.
  • Hộp số: thay đổi tỉ số truyền
  • Bộ truyền xích: truyền và biến đổi số vòng quay và mô men từ trục ra của hộp số đến bánh sau xe máy.

CH2

Để thay đổi số vòng quay từ động cơ đến bánh sau xe máy, có thể thực hiện bằng cách nào?

Phương pháp giải:

Dựa vào vai trò của hộp số

Lời giải chi tiết:

Để thay đổi số vòng quay từ động cơ đến bánh sau xe máy, có thể thực hiện bằng hộp số.


CH3

Nêu vai trò của máy công tác.

Phương pháp giải:

dựa vào vai trò của máy công tác

Lời giải chi tiết:

Vai trò của máy công tác là nhận năng lượng từ nguồn động lực thông qua hệ thống truyền động để thực hiện nhiệm vụ của hệ thống cơ khí động lực.


CH4

Kể tên một số máy công tác trên các hệ thống cơ khí động lực thường gặp trong cuộc sống.

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức thực tiễn của bản thân

Lời giải chi tiết:

Một số máy công tác trên các hệ thống cơ khí động lực thường gặp trong cuộc sống:

  • Bánh xe ô tô
  • Chân vịt tàu thủy
  • Máy bơm nước.

CH5

Quan sát hình 15.5 và cho biết các máy công tác này thực hiện nhiệm vụ gì?

Phương pháp giải:

Dựa vào hình 15.5 

Lời giải chi tiết:

Nhiệm vụ các máy công tác:

  • Bánh sau xe máy: nhận năng lượng từ động cơ thông qua hệ thống truyền động để cho xe chuyển động.
  • Chân vịt tàu thủy: quay giúp tàu thủy chuyển động
  • Máy xay xát: nhận lực từ động cơ để nghiền thức ăn.

 


CH1

Kể tên một số phương tiện giao thông thuộc lĩnh vực cơ khí động lực.

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức thực tiễn của bản thân

Lời giải chi tiết:

Một số phương tiện giao thông thuộc lĩnh vực cơ khí động lực:

  • Ô tô
  • Tàu thủy
  • Tàu hỏa
  • Máy bay

CH2

Kể tên một số máy xây dựng thuộc lĩnh vực cơ khí động lực.

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức thực tiễn của bản thân

Lời giải chi tiết:

Một số máy xây dựng thuộc lĩnh vực cơ khí động lực:

  • Máy đào
  • Máy đầm

 


CH1

Cho biết một số công việc chủ yếu của máy đào, máy đầm.

Phương pháp giải:

Dựa vào vai trò của máy đào, máy đầm

Lời giải chi tiết:

Một số công việc chủ yếu của máy đào, máy đầm:

  • Máy đào: đào kênh mương, hố móng; xúc đất, đá, vật liệu đổ lên thiết bị vận chuyển khác.
  • Máy đầm: làm chặt đất.

 


CH2

Chỉ ra các bộ phận công tác của máy đào, máy đầm ở hình 15.7.

Phương pháp giải:

Dựa vào hình 15.7

Lời giải chi tiết:

  • Bộ phận công tác của máy đào: gầu xúc
  • Bộ phận công tác của máy đầm: bộ phận lu.

CH3

Cho biết máy bơm nước, máy phát điện sử dụng động cơ đốt trong thường được sử dụng ở đâu?

Phương pháp giải:

Dựa vào ứng dụng của các loại động cơ trong cuộc sống

Lời giải chi tiết:

  • Máy bơm nước sử dụng cấp thoát nước, tưới tiêu cây trồng, phòng cháy chữa cháy.
  • Máy phát điện: dự phòng tại các doanh nghiệp, trường học, bệnh viện, trung tâm thương mại.

CH4

Một hệ thống cơ khí động lực thường gồm những bộ phận nào? Cho biết vai trò của từng bộ phận.

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức về cơ khí động cơ

Lời giải chi tiết:

- Một hệ thống cơ khí động lực thường gồm những bộ phận:

  • Nguồn động lực
  • Hệ thống truyền lực
  • Máy công tác

- Vai trò của từng bộ phận:

  • Nguồn động lực: sinh ra công suất và mômen kéo máy công tác.
  • Hệ thống truyền lực: truyền và biến đổi số vòng quay, mômen từ nguồn động lực đến máy công tác.
  • Máy công tác: nhận năng lượng từ nguồn động lực thông qua hệ thống truyền động để thực hiện nhiệm vụ của hệ thống cơ khí động lực.

 


CH5

Kể tên một số máy móc thuộc lĩnh vực cơ khí động lực mà em biết.

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức thực tiễn của bản thân

Lời giải chi tiết:

Một số máy móc thuộc lĩnh vực cơ khí động lực mà em biết:

  • Ô tô
  • Xe máy
  • Tàu thủy
  • Máy phát điện
  • Máy đào.

CH6

Hãy sưu tầm hình ảnh một số máy móc thuộc lĩnh vực cơ khí và nêu công dụng.

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức thực tiễn của bản thân

Lời giải chi tiết:

Hình ảnh

Công dụng

 

Chở người và hàng hóa

 

Làm chặt đất

 

Chuyên chở hành khách, vận chuyển hàng hóa