Bài 1. Nguyên tắc sử dụng khoáng tăng năng suất cây trồng - Chuyên đề học tập Sinh 11 Cánh diều

Quan sát hình 1.1, cho biết có những nguyên tắc sử dụng khoáng nào có thể tăng năng suất cây trồng?


CH tr 5

CH1.

Quan sát hình 1.1, cho biết có những nguyên tắc sử dụng khoáng nào có thể tăng năng suất cây trồng?

Phương pháp giải:

Quan sát hình 1.1

Giải chi tiết:

Những nguyên tắc sử dụng khoáng giúp tăng năng suất cây trồng: Đúng loại, đúng thời điểm, đúng hàm lượng.


CH tr 6

CH1.

Quan sát hình 1.2, cho biết loại phân bón nào được sử dụng cho một số giai đoạn ở cây lúa trong bảng 1.1?

Phương pháp giải:

Quan sát hình 1.2

Giải chi tiết:

CH2. 

Nguyên tắc sử dụng đúng loại phân bón là gì?

Phương pháp giải:

Nguyên tắc sử dụng đúng loại phân bón

Giải chi tiết:

Bón phân đúng loại là sử dụng phân bón cung cấp đúng nguyên tố dinh dưỡng khoáng cho cây trồng tùy theo đặc điểm giống, giai đoạn sinh trưởng, phát triển, đặc điểm của đất.


 



CH tr 7

CH1. 

Quan sát hình 1.3, cho biết khi tăng hàm lượng phân bón có làm tăng sinh trưởng và năng suất cây lạc không? Bón phân đúng hàm lượng là gì?

Phương pháp giải:

Quan sát hình 1.3

Giải chi tiết:

Khi tăng hàm lượng phân bón thì sinh trưởng và năng suất cây lạc cũng tăng.

Bón phân đúng hàm lượng là bón phân với hàm lượng dinh dưỡng khoáng căn cứ vào nhu cầu của cây, khả năng cung cấp của đất và hệ số sử dụng phân bón.



CH tr 8

CH1.

Trong sản xuất, cây trồng có biểu hiện gì khi chỉ được bổ sung một loại phân khoáng?

Phương pháp giải:

Vai trò của phân khoáng đối với cây trồng

Giải chi tiết:

Khi chỉ được bổ sung một loại phân khoáng, cây trồng sẽ bị thiếu dinh dưỡng, từ đó, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây. Ví dụ:

Cây thiếu canxi (Ca): Lá mới dị dạng hoặc còi cọc.

Cây thiếu đạm (N): Lá phía trên có màu xanh nhạt, lá sát gốc hoặc lá già vàng và héo.

Cây thiếu Lân (P): Lá xanh sẫm hơn bình thường và rễ bị kìm hãm.

Cây thiếu Kali (K): Úa vàng dọc mép lá, chóp lá già chuyển màu nâu, các triệu chứng dần phát triển vào phía trong.



CH tr 11

CH1.

Phân tích ưu điểm, nhược điểm của phân hữu cơ vi sinh so với phân vô cơ.

Phương pháp giải:

Ưu điểm, nhược điểm của phân hữu cơ vi sinh.

Giải chi tiết:

Ưu điểm:

  • Đa số các loại phân hữu cơ đều có hàm lượng chất hữu cao, cung cấp cho cây trồng.

  • Cải tạo đất bạc màu, đất nghèo dinh dưỡng, làm thay đổi cấu trúc đất, giúp đất tơi xốp hơn

  • Cung cấp dinh dưỡng cho cây một cách an toàn, ít gây ngộ độc, sốc phân cho cây

  • Không làm chua đất, cân bằng pH

  • Tăng cường hiệu quả sử dụng phân hóa học

  • Tạo điều kiện cho vi sinh vật đất phát triển

  • Rẻ, tận dụng được các nguồn hữu cơ tại chỗ

  • Góp phần bảo vệ môi trường, cân bằng hệ sinh thái

  • Giảm xói mòn đất

Nhược điểm:

  • Đa số các loại phân hữu cơ truyền thống đều có hàm lượng dinh dưỡng thấp

  • Phân hữu cơ phân giải chất dinh dưỡng chậm, cần ít nhất 10 – 15 ngày cây mới hấp thu được, cung cấp không kịp thời dinh dưỡng được nếu cây đang thiếu hụt nhiều

  • Một số loại phân hữu cơ cần được xử lý trước khi bón nếu không dễ gây bệnh cho cây trồng, và có mùi hôi

  • Các loại phân hữu cơ thương mại chất lượng, giá thành thường rất cao

  • Khối lượng phân cần dùng nhiều để đáp ứng đủ nhu cầu của cây trồng.