Dựa vào bài văn Lao xao, xây dựng một văn bản tự sự
Xóm chúng tôi ở gọi là Lao xao. Sở dĩ có tên như vậy là vì chỉ một cái xóm nhỏ thôi mà lúc nào cũng ầm ĩ đủ các loại âm thanh. Nhất là vào mùa hè.
Đề bài: Dựa vào bài văn Lao xao. Xây dựng một văn bản tự sự
Bài làm
Xóm chúng tôi ở gọi là Lao xao. Sở dĩ có tên như vậy là vì chỉ một cái xóm nhỏ thôi mà lúc nào cũng ầm ĩ đủ các loại âm thanh. Nhất là vào mùa hè.
Mới tinh sương đã có những tiếng cãi cọ, đánh lộn của lũ Ong vàng, Ong Vò Vẽ, Ong Mật tranh nhau hút mật hoa.
Cùng lúc đó, tiếng “chè cheo chét” gọi người thức dậy của bọn Chèo Bẻo. Cái bọn Chèo Bẻo này, được mệnh danh là kẻ cắp mà cũng biết gọi con người thức dậy đi làm à?
Rồi tiếng nói chuyện râm ran của bọn trẻ con.
Một bác Bồ các kêu váng lên. Bác này bao giờ cũng vừa bay vừa kêu cứ như bị ai đuổi đánh. Tiếp theo là tiếng Sáo Sậu, Sáo Đen hót vang mừng được mùa. Chú Tu Hú kêu to nhất họ, cứ đậu trên ngọn tu hú mà kêu hoài “tu hú”, như than thở nỗi niềm gì. Một đàn chim ngói sạt qua, nghe rõ cả tiếng vỗ cánh.
Bọn Nhạn tha hồ vùng vẫy tít mây xanh “ chéc chéc”. Đến nửa buối, bọn Bìm Bịp rúc trong bụi cây thi nhau kêu “bìm bịp”.
Họ hàng nhà chim chúng tôi nghe đâu có họ hàng dây mơ rễ má cả! “Bồ Các là bác chim Ri. Chim Ri là dì Sáo Sậu. Sáo Sậu là cậu Sáo Đen. Sáo Đen là em Tu Hú. Tu Hú là chú Bồ Các...”.
Tôi nói họ hàng dây mơ rễ má là nói nhóm chim hiền chúng tôi. Chứ cái bọn chim ác thì ai thèm họ hàng với chúng.
Lại nói đến bọn chim ác, ở xóm chúng tôi có tới ba tay đồ tể. Đầu tiên phải kể đến Diều Hâu. Thân hình nó khá to nhưng đôi cánh lại khoẻ nên nó bay cao tít. Cái mũi khoằm của nó đánh hơi rất thính. Nó có thể “ngửi” thấy mùi gà con cách xa hàng tràm mét. Nó bay lượn trên cao, đảc đôi mắt tìm gà con. Khi tiếng nó rú lên thì gà con mau mà chạy vào nấp trong bụng mẹ! Thế mà nhiều khi vẫn không kịp. Từ trên cao, nó lao xuống như một mũi tên, mỏ đã quắp một con gà, rồi lại bay vút lên mây xanh, vừa lượn vừa ăn. Thật tội nghiệp cho những chú gà con xấu số!
Cùng họ với Diều Hâu là Quạ. Trước đây bọn Quạ chuyên đi ăn xác chết. Nơi nào có tiếng “quạ, quạ” cất lên thì y như rằng nơi đó có xác chết. Thế rồi xác chết không dễ cứ phơi đấy chờ Quạ ria. Thế là chúng xông cả vào chuồng lợn, khoét thịt lợn ăn. Những chú lợn thì quá hiền lại béo ục ịch, đâu dễ xoay xở để chống lại lũ Quạ Khoang, Quạ Đen đông khụ.
Chúa tể của bọn chim ác là những tên Cắt dao bầu. Gọi là Cắt dao bầu vì cánh chúng nhọn và sắc như lưỡi dao bầu. Nó chuyên dùng đôi cánh để tấn công, xỉa chết đối phương. Cánh chim hiền chúng tôi gọi là tên ác quỷ đen. Đã ác nó lại khoẻ và nhanh, vụt đến, vụt biến mất. Xưa nay chưa có loài chim nào trị được nó.
Phân chia hai phe hiền ác đã rõ ràng. Nhưng còn Bìm Bịp và Chèo Bẻo? xếp chúng vào bậc nào đây? Bìm Bịp tự nhận mình là kẻ bịp bợm (nghe nói trước đây có một ông sư hố mang. Lúc ông ta chết, giời bắt ông ta hoá thành con Bìm Bịp), nhưng tôi chưa thấy anh ta làm hại ai. Suốt ngày đêm chỉ rúc vào bụi cây kêu ‘bìm bịp”.
Còn Chèo Bẻo? Người ta cũng không hề có thiện cảm về anh ta. Phần thì anh ta nói năng quá bẻm mép. Phần thì có tin đồn thì anh ta cũng là một tay kẻ cắp.
Thôi, cứ tạm xếp hai tên này vào nhóm xấu vậy.
Bìm Bịp im lặng cam chịu tiếng xấu.
Chèo Bẻo thì khác, một bức thư khiếu nại được gủi tới cho Chủ tịch Hội đồng bô lão Bồ Các. Cụ Bồ Các bèn triệu tập Hội đồng bô lão. Họ ra quyết định: Nếu Chèo Bẻo muốn được nhận vào phe các loài chim hiền thì phải tự chứng minh.
Tự chứng minh bằng cách nào? Chèo Bẻo chất vấn.
Một cụ bô lão nảy ra một sáng kiến:
- Nếu không phải là đồng đảng của chim ác sao không ra tay trị chúng?
Sáng kiến này thật hay bởi vừa kiểm tra được Chèo Bẻo vừa trị tội được bọn ác quỷ vẫn ngang nhiên hoành hành làm ô nhục cả loài chim chúng tôi. Chèo Bẻo cũng thật gan dạ. Anh ta nhận lời. Và những cuộc quyết chiến đã diễn ra.
Hôm ấy, tôi đang ngồi trên một cành cây luyện giọng. Vì cụ Bồ Các bảo họ nhà Hoạ Mi tôi có giọng hót hay nên cử tôi luyện tập để chuẩn bị tham gia cuộc thi giọng hót hay toàn quốc. Bỗng tôi thấy thằng Diều Hâu lao vụt xuống đất rồi lại lao lên, miệng quặp chặt một con gà con, Diều Hâu chưa kịp ăn thì những mũi tên đen ở đâu tới tấp bay đến. Chà, Chèo Bẻo bắt đầu ra tay rồi. Họ đánh tên Diều Hâu túi bụi khiến lông nó bay vung vãi khắp nơi. Thằng Diều Hâu đành há miệng nhả chú gà con rồi biến mất. Tôi bỗng thấy mến mấy chàng Chèo Bẻo .
Ba hôm sau, lại xuất hiện một lũ Quạ. Chúng vào chuồng lợn. Quạ vừa bay lên, Chèo Bẻo vây đánh tứ phía. Có con Quạ chết rũ xương.
Sau trận này, mọi người không còn ác cảm với Chèo Bẻo nữa, nhưng vẫn không chịu kết nạp họ vào cánh chim hiền.
Chèo Bẻo không chịu bó tay. Dù có sợ tên ác quỷ đen Cắt đến mấy cũng phải quyết một trận sống mái, có thể mới rửa sạch nỗi oan. Và trận quyết thứ ba đã diễn ra. Rất ác liệt. Con ác quỷ đen lăm lăm hai lưỡi dao bầu xỉa vào Chèo Bẻo. Một vài chàng Chèo Bẻo đã bị thương. Mặc! Những chàng cảm tử khác vẫn lao vào. Cuối cùng, con ác quỷ không cự nổi, nó bị thương nặng, lộn mấy vòng trên không trung rồi rơi xuống cánh đồng. Những chiến binh Chèo Bẻo kiêu hãnh ngẩng cao đầu, bay đến gặp cụ Chủ tịch Hội đồng bô lão của phe chim hiền: Bồ Các.
Cả xóm Lao Xao lại rộn rã những âm thanh.
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Dựa vào bài văn Lao xao, xây dựng một văn bản tự sự timdapan.com"