I. Em đọc truyện "Rùa Vàng"

Em đọc truyện "Rùa Vàng" trang 39, 40 sách Bài tập tình huống Giáo dục công dân 7. Chuyện kể rằng: Vào một ngày chủ nhật, trời nắng nóng, một tốp học sinh đang đi dạo quanh hồ ....


Gợi ý 1

Hình ảnh rùa vàng và nước trong hồ thể hiện điều gì ?

Trả lời:

Hình ảnh rùa vàng và nước trong hồ thể hiện mùi hôi, sự ô nhiễm từ môi trường nước.


Gợi ý 2

sao rùa vàng nổi lên mặt nước và tìm cách lên bờ ?

Trả lời:

Rùa vàng nổi lên mặt nước và tìm cách lên bờ vì mùi nước hồ bị ô nhiễm. Môi trường sống bị hủy hoại nên rùa tìm cách lên bờ.


Gợi ý 3

Qua lời trích của rùa vàng, em hãy cho biết vì sao nước hồ lại bị tanh và hôi thối ?

Phương pháp :

 Xem đoạn: "Mọi người nhìn thấy rùa … ngạt thở mà chết thôi."

Trả lời:

Mặt nước hồ trở lên tanh và hôi thối do: Con người cơi nới lấp hồ để mở rộng diện tích hồ, rác thải sinh hoạt, người đến đây chơi được thải trực tiếp vào lòng hồ khiến nước có mùi hôi thối.


Em đọc truyện

Hướng dẫn đọc : Truyện viết ngắn gọn, nhân cách hoá con rùa. Vì vậy, khi đọc đến đoạn rùa nói, hãy chú ý diễn đạt tình cảm.

Rùa vàng

Chuyện kể rằng: Vào một ngày chủ nhật, trời nắng nóng, một tốp học sinh đang đi dạo quanh hồ thì nhìn thấy một chú rùa vàng nổi lên mặt nước. Các em dừng lại quan sát.

Rùa vàng đang bơi và cố tìm cách lên bờ, trông nó thật vất vả mà không tìm được lối lên. Một học sinh đi lại gần rùa, cúi xuống đưa tay ra định giúp rùa, song cậu ta lại đúng phắt dậy. Có tiếng hỏi:

- Sợ à! Sợ thì để tớ!

Cậu kia đáp:

- Không sợ rùa, sợ mùi hôi thối.

Anh bạn kia vừa cúi xuống, còn xa mới tới mặt nước nơi rùa đang bơi, nhưng cũng vội đứng lên ngay vì không chịu nổi mùi nuớc hồ xông lên.

- Đúng vậy, nước hồ thối quá, đi thôi!

Mọi người nhìn thấy rùa chới với, ai cũng có cảm nhận như là rùa đang trách cứ mình: “Các người đứng trên bờ mà không chịu nổi mùi tanh hôi của nước hồ, huống chi ta sống ở dưới này. Ta sống ở đây đã ngót trăm năm. Trước đây nước hồ trong xanh, thoáng mát. Ai qua đây cũng đều phải dừng lại ngắm hồ và tấm tắc khen. Còn bây giờ thì sao? Mặt nước hồ ngày càng bị thu hẹp lại vì con người lấp hồ để lấy đất cơi nới nhà ở. Hằng ngày, những người đến đây chơi hoặc sống quanh hồ lại thải xuống hồ biết bao nhiêu là chất bẩn... Họ hàng nhà ta rồi đến ngạt thở mà chết thôi".

Các em thật ái ngại cho rùa. Họ dùng dằng bước đi và nhức nhối mang theo câu hỏi: “Phải làm gì đây để cứu rùa và nước không còn mùi hôi thối ?".

PHẠM LĂNG

(Giáo dục giá trị nhân văn ở trường THCS
NXB Giáo dục, 1997)


Bài giải tiếp theo
II. Em suy nghĩ - Bài 14: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên
III. Bài học rút ra - Bài 14: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên