Diễn biến của chiến tranh

Ngày 28-7-1914, Áo-Hung tuyên chiến với Xéc-bi. Ngày 1-8, Đức tuyên chiến với Nga, ngày 3-8 tuyên chiến với Pháp. Ngày 4-8, Anh tuyên chiến với Đức. Chiến tranh đế quốc đã bùng nổ và nhanh chóng lan rộng thành chiến tranh thế giới.


II. Diễn biến của chiến tranh

1. Giai đoạn thứ nhất (1914-1916)

* Chiến tranh bùng nổ

- Ngày 28-7-1914, Áo-Hung tuyên chiến với Xéc-bi.

- Ngày 1-8, Đức tuyên chiến với Nga.

- Ngày 3-8 tuyên chiến với Pháp.

- Ngày 4-8, Anh tuyên chiến với Đức.

=> Chiến tranh đế quốc đã bùng nổ và nhanh chóng lan rộng thành chiến tranh thế giới.

* Quân Đức tiến vào nước Pháp

- Ở phía Tây: Đêm 3-8-1914 Pháp tràn vào Bỉ-một nước trung lập-rồi đánh thọc sang Pháp. Đức chặn cả con đường ra biển không cho quân Anh sang tiếp viện, Pa-ri bị uy hiếp, quân Pháp có nguy cơ bị tiêu diệt.

- Giữa lúc đó, ở Mặt trận phía Đông, quân Nga tấn công vào Đông Phổ, buộc Đức phải điều bớt quân từ Mặt trận phía Tây về chống lại quân Nga, Pa-ri được cứu thoát.

- Đầu tháng 9-1914, Pháp phản công và giành thắng lợi trên sông Mác-nơ. Quân Anh cũng đổ bộ lên lục địa châu Âu. Kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Đức đã thất bại. Quân của hai bên rút xuống chiến hào cầm cự dai dẳng trên một chiến tuyến dài 780km, từ Biển Bắc tới biên giới Thụy Sĩ.

- Năm 1915, Đức dồn binh lực sang Mặt trận phía Đông cùng Áo-Hung tấn công Nga quyết liệt. Cuối năm, Đức-Nga đều ở trong thế cầm cự trên một mặt trận dài 1 200km, từ song Đơ-nhi-ép đến vịnh R-ga.

- Năm 1916, Đức chuyển trọng tâm hoạt động về Mặt trận phía Tây, mở chiến dịch tấn công Véc-doong, hòng tiêu diệt quân chủ lực của Pháo. Chiến sự ở đây diễn ra hết sức quyết liệt, kéo dài từ tháng 2 đến tháng 12-1916, làm gần 70 vạn người chết và bị thương. Quân Đức vẫn không hạ nổi thành Véc-doong, buộc phải rút lui.

- Từ cuối năm 1916 trở đi, Đức, Áo-Hung từ thế chủ động chuyển sang phòng ngự trên cả hai mặt trận.

2. Giai đoạn thứ hai (1917-1918)

- Tháng 2-1917, cách mạng dân chủ tư sản ở Nga thành công. Chế độ Nga hoàng bị lật đổ. Chính phủ lâm thời tư sản được thành lập tiếp tục theo đuổi chiến tranh.

- Đức tiến hành cuộc “chiến tranh tàu ngầm” gây cho Anh nhiều thiệt hại.

- Ngày 2-4-1917 Mĩ tuyên chiến với Đức. Sự tham chiến của Mĩ có lợi hơn cho phe Anh, Pháp, Nga.

- Tháng 11-1917, Cách mạng tháng Mười Nga thành công, nhà nước Xô viết ra đời. Để bảo vệ chính quyền non trẻ, Nhà nước Xô viết buộc phải kí riêng với Đức Hòa ước Bret-Litốp (3-3-1918). Nước Nga rút khỏi chiến tranh đế quốc.

- Đầu năm 1918, lợi dụng khi quân Mĩ chưa sang đến châu Âu, quân Đức mở liên tiếp 4 đợt tấn công với quy mô lớn trên mặt trận Pháp. Một lần nữa, Chính phủ Pháp chuẩn bị rời khỏi Pa-ri.

- Tháng 7-1918, 65 vạn quân Mĩ đổ bộ vào châu Âu cùng nhiều vũ khí, đạn dược. Pháp, Anh quay lại phản công mạnh mẽ quân Đức trên các mặt trận.

- Từ cuối tháng 9-1918, quân Đức liên tiếp thất bại, phải bỏ chạy khỏi lãnh thổ Pháp và Bỉ. Các nước đồng minh của Đức cũng bị tấn công liên tiếp, buộc phải đầu hàng.

- Ngày 9-11-1918, cách mạng bùng nổ ở Đức, Hoàng đế Vin-hem II phải chạy sang Hà Lan. Ngày 11-11-1918, Đức phải kí hiệp định đầu hàng không điều kiện. Chiến tranh kết thúc với sự thất bại hoàn toàn của phe Đức, Áo-Hung.

Bài giải tiếp theo
Kết cục của cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất
Nguyên nhân sâu xa và duyên cớ trực tiếp của Chiến tranh thế giới thứ nhất là gì?
Trình bày diễn biến chính trong giai đoạn đầu của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất.
Nét nổi bật trong giai đoạn thứ hai của cuộc chiến tranh là gì? Vì sao Mĩ tham gia chiến tranh muộn?
Chiến tranh thế giới thứ nhất để lại những hậu quả gì ?
Hãy phân tích tính chất của Chiến tranh thế giới thứ nhất
Lập niên biểu về các sự kiện lớn của Chiến tranh thế giới thứ nhất

Video liên quan



Từ khóa