Đề thi vào 10 môn Văn chuyên Sư Phạm Hồ Chí Minh năm 2018
Từ góc nhìn tuổi trẻ, em hãy viết bài văn với nhan đề:
Đề bài
Câu 1: (4 điểm)
Từ góc nhìn tuổi trẻ, em hãy viết bài văn với nhan đề:
“Sự kì vọng – áp lực hay động lực?”
Câu 2: (6.0 điểm)
Aristotle cho rằng: Phải biết nhìn đời với cặp mắt của đứa trẻ thơ.
(Tôi tự học, Nguyễn Duy Cần, NXB Trẻ, 2013)
Xuân Diệu viết: Hãy nhìn đời bằng đôi mắt xanh non.
(Xuân Diệu - Tác phẩm chọn lọc, NXB Giáo dục, 2009)
Theo em, cặp mắt trẻ thơ, đôi mắt xanh non có cần thiết đối với sáng tạo văn chương. Bằng những trải nghiệm văn học, hãy trình bày câu trả lời của em.
Lời giải chi tiết
Câu 1
Từ góc nhìn tuổi trẻ, em hãy viết bài văn với nhan đề: “Sự kì vọng – áp lực hay động lực?” |
Phương pháp giải:
Phân tích, tổng hợp
Lời giải chi tiết:
1. Giới thiệu vấn đề
2. Giải thích
- Kì vọng: là sự tin tưởng, niềm tin đặt vào một ai đó và mong muốn họ thực hiện được những điều mình muốn.
- Động lực: được hiểu là những yếu tố thúc đẩy làm cho ta phát triển, không ngừng vươn lên
- Áp lực: là sức ép khiến con người cảm thấy chán nản, dễ bỏ cuộc
3. Bàn luận
- Kì vọng vừa là động lực vừa là áp lực với mỗi chúng ta.
- Kì vọng là động lực bởi, những kì vọng bao giờ cũng cao, đòi hỏi chúng ta phải không ngừng phấn đấu mới có thể đáp ứng được những tiêu chí, mục tiêu mà mình đã đề ra. Kì vọng giúp con người nỗ lực không ngừng để vươn đến thành công.
- Kì vọng cũng có thể trở thành áp lực khi nó quá xa vời, vượt ngoài sức chịu đựng và giới hạn của con người. Khi đó nó sẽ trở nên phản tác dụng, khiến con người ta chán nản, không còn hứng thú làm việc, học tập.
- Dẫn chứng:
+ Kì vọng là động lực để cho những cầu thủ U23 không ngừng phấn đấu, vươn đến những thứ bậc cao hơn trong các giải đấu lớn.
+ Kì vọng lại là áp lực, đặc biệt đối với các bạn học sinh hiện nay. Cha mẹ đặt kì vọng quá lớn khiến con cái luôn ghánh trên mình nỗi lo trở thành con người tài ba. Không thể thực hiện được các bạn rơi vào trạng thái trầm cảm, bỏ bê việc học
- Để giúp kì vọng thực sự trở thành động lực chúng ta phải đặt ra những mục tiêu phù hợp với khả năng. Tránh đặt mục tiêu xa vời, không thể với tới
- Mở rộng vấn đề và liên hệ bản thân
Câu 2
Aristotle cho rằng: Phải biết nhìn đời với cặp mắt của đứa trẻ thơ. (Tôi tự học, Nguyễn Duy Cần, NXB Trẻ, 2013) Xuân Diệu viết: Hãy nhìn đời bằng đôi mắt xanh non. (Xuân Diệu - Tác phẩm chọn lọc, NXB Giáo dục, 2009) Theo em, cặp mắt trẻ thơ, đôi mắt xanh non có cần thiết đối với sáng tạo văn chương. Bằng những trải nghiệm văn học, hãy trình bày câu trả lời của em. |
Phương pháp giải:
Phân tích, tổng hợp
Lời giải chi tiết:
1. Mở bài: Giới thiệu chung
2. Thân bài
a. Giải thích
- Phải biết nhìn đời với cặp mắt của đứa trẻ thơ: Ở đây tác giả muốn nói nhìn mọi sự vật hiện tượng bằng con mắt trẻ thơ khám phá thế giới, mọi vật đều lạ lẫm, đều khiến ta ngạc nhiên, hứng thú.
- Hãy nhìn đời bằng đôi mắt xanh non: nhìn nhận mọi vật luôn mới mẻ, căng tràn sức sống.
=> Hai nhận định trên đã nói lên yêu cầu khi sáng tạo nghệ thuật, phải luôn luôn sáng tạo, đổi mới, không lặp lại người khác và lặp lại chính mình.
b. Phân tích, chứng minh
* Cùng viết về đề tài mùa xuân, nhưng Nguyễn Du và Thanh Hải có những khám phá rất khác nhau:
Nguyễn Du:
Hai dòng thơ đầu là khung cảnh ngày xuân tuyệt đẹp.
- Hình ảnh “con én đưa thoi”:
+Tả: cảnh những cánh én bay liệng đầy trời rộn ràng như thoi đưa -> hình ảnh đẹp quen thuộc của mùa xuân.
+Gợi:Thời gian trôi nhanh
Không gian cao rộng của bầu trời
Không khí ấm áp của mùa xuân
- Câu thơ “thiều quang…”:
+ Tả: ánh sáng đẹp của ngày xuân
+ Gợi: Một không gian tràn đầy nắng ấm
Thời điểm tháng 3 mùa xuân là thời điểm thiên nhiên đạt tốc độ rực rỡ nhất, viên mãn nhất.
Sự nuối tiếc của chị em Thúy Kiều vì mùa xuân tươi đẹp đang trôi qua nhanh.
=> Hai câu thơ không chỉ có giá trị thông báo về thời gian mà còn tô đậm ấn tượng về một mùa xuân đang độ chín rất đỗi ngọt ngào. Đối diện với mùa xuân ấy lòng người không khỏi bồi hồi, xao xuyến, tiếc nuối.
Hai câu thơ tiếp đã phác họa một bức tranh thiên nhiên mùa xuân tươi đẹp, tràn đầy sức sống:
- Hình ảnh “cỏ non…”:
+ Tái hiện một không gian tràn đầy sắc xanh non của cỏ mùa xuân.
+ Gợi: sự tươi no và sức sống dat dào của mùa xuân.
- Hình ảnh “cành lê”:
+ Đảo ngữ “trắng điểm” -> tô đậm sắc trắng của đóa hoa lê.
+“điểm”: gợi ấn tượng về sự thanh thoát của hoa.
- Màu sắc:
+ Sắc xanh của cỏ.
+ Màu trắng của hoa
+ Hài hòa, gợi một không gian trong trẻo, tinh khôi, tràn trề nhựa sống.
=> Với bút pháp chấm phá tài tình, tác giả đã rất thành công khi phác họa mọt bức tranh mùa xuân khoáng đạt, tươi đẹp => Thế giới tâm hồn tràn đầy niềm tươi vui, phấn chấn và có chút tiếc nuối của chị em Thúy Kiều.
Thanh Hải
- Bài thơ được mở ra bằng khung cảnh thiên nhiên tươi sáng và tràn đầy sức sống:
“Mọc giữa dòng sông xanh
…
Hót chi mà vang trời”
+ Cấu trúc đảo ngữ ở câu thơ 1,2 gợi sức sống mạnh mẽ đến bất ngờ, khiến bông hoa như có cội rễ, tràn đầy sức xuân, sắc xuân.
+ Các hình ảnh “dòng sông” “bông hoa” “bầu trời” “chim chiền chiện” thật bình dị và gợi cảm, đã tái hiện một không gian cao rộng của mùa xuân với những hình ảnh đặc trưng của xứ Huế.
+ Màu sắc: “sông xanh” “hoa tím biếc” rất hài hòa, tươi sáng. Dòng sông xanh đã trở thành cái nền cho sắc tím của hoa, làm nổi bật vẻ đẹp sống động của mùa xuân.
+ Âm thanh: tiếng chim chiền chiện: là tín hiệu của một buổi sớm mùa xuân trong trẻo, mát lành; gợi không gian cao rộng của bầu trời tươi sáng, ấm áp; gợi liên tưởng đến những không đầy ắp màu xanh của một khu vườn quê với những vòm cây xanh mát hay một cánh đồng rộng lớn, bình yên.
=> Chỉ bằng vài nét phác, tác giả đã vẽ ra được khung cảnh mùa xuân tuyệt đẹp, đủ đầy hình ảnh, âm thanh, màu sắc, ứ đầy sức sống và đậm đà nét Huế.
* Cùng viết về đề tài người lính nhưng Chính Hữu và Phạm Tiến Duật lại có bức tranh chân dung hoàn toàn khác nhau:
+ Người lính trong bài thơ “Đồng chí” mamg vẻ đẹp chân chất, mộc mạc của người lính xuất thân từ nông dân. (dẫn chứng)
+ Người lính trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” luôn trẻ trung sôi nổi, vui nhộn với khí thế mới mang tinh thần thời đại. (dẫn chứng)
* Nhận xét
- Sáng tạo là yêu cầu đầu tiên đối với nghệ thuật nói chung và tác phẩm văn chương nói riêng.
- Đối với một người nghệ sĩ cùng một chất liệu nghệ thuật nhưng bằng con mắt, cảm nhận và sự tìm tòi của mình phải sáng tạo để không lặp lại người khác và lặp lại chính mình. Bởi trong nghệ thuật lặp lại chính là chết.
3. Tổng kết
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Đề thi vào 10 môn Văn chuyên Sư Phạm Hồ Chí Minh năm 2018 timdapan.com"