Đề thi học kì 2 Văn 8 Kết nối tri thức - Đề số 2

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: Bàn về nhân vật Thánh Gióng


Đề thi

PHẦN I – ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Bàn về nhân vật Thánh Gióng

Truyện Thánh Gióng là tác phẩm lớn đầu tiên về đề tài giữ nước chống xâm lược. Nhân vật Thánh Gióng được xây dựng rất đặc sắc, vừa là một anh hùng phi thường với vẻ đẹp lí tưởng, vừa là một con người trần thế với những vẻ đẹp giản dị, gần gũi.

Trước hết, Thánh Gióng hội tụ những đặc điểm phi thường, thể hiện lí tưởng của nhân dân về người anh hùng đánh giặc cứu nước. Sự phi thưởng của nhân vật Gióng thể hiện qua những chi tiết về sự thụ thai thần kì của bà mẹ Gióng (như bà bắt đầu mang thai Gióng sau khi bà ướm thử bàn chân mình vào vết chân khổng lồ, bà mang thai Gióng mười hai tháng mới sinh...). Ở Gióng có cả sức mạnh của thể lực và sức mạnh của tinh thần, ý chí. Không có thể lực và ý chi chiến đấu phi thường, làm sao Thánh Gióng có thể nhổ từng bụi tre đằng ngà để tiếp tục truy kích và đánh tan giặc Ân xâm lược? Tất cả những chi tiết ấy đều nhằm mục đích đề cao người anh hùng, làm cho người anh hùng có nguồn gốc siêu nhiên, thần thánh khác thường.

Nhìn chung, những yếu tố kì diệu khác thường trong nhân vật Gióng tuy khá nổi bật nhưng cũng không thể lấn át và thay thế được cái bình thường của con người trần thế. Nguồn gốc, lai lịch của Gióng thật rõ ràng, cụ thể và xác định. Căn bản và trước hết, Gióng là một Con Người, một người con của làng Phù Đổng, nước Văn Lang, đời Hùng Vương thứ sáu. Quá trình ra đời, trưởng thành và chiến thắng giặc ngoại xâm của Gióng đều gắn với những người dân bình dị. Dù có siêu nhiên kì ảo đến đâu, Gióng vẫn phải “nằm trong bụng mẹ” (dù là mấy tháng), vẫn phải “uống nước, ăn cơm với cà” (dù là mấy nong), vẫn phải mặc quần áo bằng vải của dân làng Phù Đổng (dù là cỡ rộng đến đâu). Và ngay cả ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt của Gióng cũng là do vua Hùng tập hợp những người thợ rèn tài giỏi ở trong nước đúc nên.

Nhân vật Thánh Gióng thể hiện sức mạnh của nhân dân trong công cuộc giữ nước. Lực lượng chống giặc ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc của dân tộc bình thường tiềm ẩn trong nhân dân, tương tự như chú bé làng Gióng nằm im không nói, không cười. Nhưng khi có giặc thì tiếng gọi ấy đã tập hợp, thức tỉnh tất cả các lực lượng tiềm ẩn ấy của dân tộc và làm nên Thánh Gióng.

Khi chưa có giặc, Gióng là đứa trẻ nằm im không biết nói. Khi nghe tiếng gọi của non sông, Gióng vụt lớn lên và cất lời nhận nhiệm vụ đánh tan giặc, Thánh Gióng bay về trời. Quá trình phát triển của nhân vật Thánh Gióng dồi dào ý nghĩa nhân sinh và nên thơ, nên họa biết bao!

(Theo Hoàng Tiến Tựu, Bình giảng truyện dân gian, NXB Giáo dục, 2003)

Câu 1. Văn bản trên thuộc thể loại văn học nào?

A. Nghị luận xã hội

B. Nghị luận văn học

C. Truyện ngắn

D. Văn bản thông tin

Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là?

A. Tự sự

B. Biểu cảm

C. Miêu tả

D. Nghị luận

Câu 3. Câu: “Quá trình phát triển của nhân vật Thánh Gióng đồi dào ý nghĩa nhân sinh và nên thơ, nên họa biết bao!” thuộc kiểu câu:

A. Nghi vấn

B. Trần thuật

C. Cầu khiển

D. Cảm thán

Câu 4. Tác giả đã đưa ra bằng chứng thể hiện đặc điểm phi thường của Thánh Gióng qua câu văn nào?

A. Trước hết, Thánh Gióng hội tụ những đặc điểm phi thường, thể hiện lí tưởng của nhân dân về người anh hùng đánh giặc cứu nước.

B. Ở Gióng có cả sức mạnh của thể lực và sức mạnh của tinh thần, ý chí.

C. Sự phi thường của nhân vật Gióng thể hiện qua những chi tiết về sự thụ thai thần kì của bà mẹ Gióng (như bà bắt đầu mang thai Gióng sau khi bà ướm thử bàn chân mình vào vết chân khổng lồ, bà mang thai Gióng mười hai tháng mới sinh,...).

D. Tất cả những chi tiết ấy đều nhằm mục đích đề cao người anh hùng, làm cho người anh hùng có nguồn gốc siêu nhiên, thần thánh khác thường.

Câu 5. Tác dụng của dấu ngoặc kép trong câu: “Dù có siêu nhiên kì ảo đến đâu, Gióng vẫn phải “nằm trong bụng mẹ”, vẫn phải “uống nước, ăn cơm với cả”, vẫn phải mặc quần áo bằng vải của dân làng Phù Đổng” là:

A. Dùng để dẫn lời nói trực tiếp.

B. Đánh đấu những từ, cụm từ được dùng với ý nghĩa đặc biệt.

C. Dùng để đánh dấu tên của các vỡ kịch, tác phẩm văn học, tờ báo, tập san... dẫn trong câu văn.

D. Dùng để đánh dấu các từ ngữ có hàm ý mỉa mai.

Câu 6. Từ Hán Việt trong câu “Trước hết, Thánh Gióng hội tụ những đặc điểm phi thường, thể hiện lí tưởng của nhân dân về người anh hùng đánh giặc cứu nước.” là

A. Trước hết

B. Đặc điểm

C. Phi thường

D. Nhân dân

Câu 7. Tác giả đã đưa ra bằng chứng thể hiện đặc điểm “là một con người trần thế” của Thánh Gióng qua câu văn nào?

A. Nguồn gốc, lai lịch của Giông thật rõ ràng, cụ thể và xác định.

B. Khi chưa có giặc, Gióng là đứa trẻ nằm im không biết nói.

C. Quá trình phát triển của nhân vật Thánh Gióng đồi dào ý nghĩa nhân sinh và nên thơ, nên hoa biết bao!

D. Khi nghe tiếng gọi của non sông. Giông vụt lớn lên và cất lời nhận nhiệm vụ đánh tan giặc, Thánh Gióng bay về trời.

Câu 8. Chi tiết nào sau đây không có yếu tố kì ảo trong truyện Thánh Gióng?

A. Giặc Ân xâm lược bờ cõi nước ta.

B. Sự ra đời kỉ lạ của Giông.

C. Gióng lớn nhanh như thổi

D. Thánh Gióng bay về trời.

Câu 9 (1,0 điểm) Có ý kiến cho rằng: “Những góc nhìn, cách hiểu khác nhau của tác giả về nhân vật Thánh Gióng giúp chúng ta hiểu văn bản sâu hơn”. Em có đồng ý với ý kiến này không? Vì sao?

Câu 10 (1,0 điểm) Dựa vào nội dung của văn bản trên, em hãy viết đoạn văn khoảng 5-7 dòng trình bày suy nghĩ của em về nhân vật Thánh Gióng trong truyện truyền thuyết cùng tên.

Phần II. VIẾT (4,0 điểm)

Em hãy viết bài văn phân tích một tác phẩm truyện mà mình đã được học, được nghe.


Đáp án

PHẦN I – ĐỌC HIỂU

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

B

D

D

C

B

C

A

A

 

Câu 1 (0.5 điểm)

Văn bản trên thuộc thể loại văn học nào?

A. Nghị luận xã hội

B. Nghị luận văn học

C. Truyện ngắn

D. Văn bản thông tin

Phương pháp:

Dựa vào các thể loại văn học đã được học

Lời giải chi tiết:

Văn bản trên thuộc thể loại nghị luận văn học

=> Đáp án: B

Câu 2 (0.5 điểm)

Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là?

A. Tự sự

B. Biểu cảm

C. Miêu tả

D. Nghị luận

Phương pháp:

Căn cứ các phương thức biểu đạt đã được học

Lời giải chi tiết:

Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là nghị luận

=> Đáp án: D

Câu 3 (0.5 điểm)

Câu: “Quá trình phát triển của nhân vật Thánh Gióng đồi dào ý nghĩa nhân sinh và nên thơ, nên họa biết bao!” thuộc kiểu câu:

A. Nghi vấn

B. Trần thuật

C. Cầu khiển

D. Cảm thán

Phương pháp:

Nhận biết kiểu câu

Lời giải chi tiết:

Kiểu câu cảm thán

=> Đáp án: D

Câu 4 (0.5 điểm)

Tác giả đã đưa ra bằng chứng thể hiện đặc điểm phi thường của Thánh Gióng qua câu văn nào?

A. Trước hết, Thánh Gióng hội tụ những đặc điểm phi thường, thể hiện lí tưởng của nhân dân về người anh hùng đánh giặc cứu nước.

B. Ở Gióng có cả sức mạnh của thể lực và sức mạnh của tinh thần, ý chí.

C. Sự phi thường của nhân vật Gióng thể hiện qua những chi tiết về sự thụ thai thần kì của bà mẹ Gióng (như bà bắt đầu mang thai Gióng sau khi bà ướm thử bàn chân mình vào vết chân khổng lồ, bà mang thai Gióng mười hai tháng mới sinh,...).

D. Tất cả những chi tiết ấy đều nhằm mục đích đề cao người anh hùng, làm cho người anh hùng có nguồn gốc siêu nhiên, thần thánh khác thường.

Phương pháp:

Đọc kĩ văn bản

Lời giải chi tiết:

Sự phi thường của nhân vật Gióng thể hiện qua những chi tiết về sự thụ thai thần kì của bà mẹ Gióng (như bà bắt đầu mang thai Gióng sau khi bà ướm thử bàn chân mình vào vết chân khổng lồ, bà mang thai Gióng mười hai tháng mới sinh,...).  

=> Đáp án: C

Câu 5 (0.5 điểm)

Tác dụng của dấu ngoặc kép trong câu: “Dù có siêu nhiên kì ảo đến đâu, Gióng vẫn phải “nằm trong bụng mẹ”, vẫn phải “uống nước, ăn cơm với cả”, vẫn phải mặc quần áo bằng vải của dân làng Phù Đổng” là:

A. Dùng để dẫn lời nói trực tiếp.

B. Đánh đấu những từ, cụm từ được dùng với ý nghĩa đặc biệt.

C. Dùng để đánh dấu tên của các vỡ kịch, tác phẩm văn học, tờ báo, tập san... dẫn trong câu văn.

D. Dùng để đánh dấu các từ ngữ có hàm ý mỉa mai.

Phương pháp:

Căn cứ nội dung bài trợ từ

Lời giải chi tiết:

Tác dụng: Đánh đấu những từ, cụm từ được dùng với ý nghĩa đặc biệt

=> Đáp án: B

Câu 6 (0.5 điểm)

Từ Hán Việt trong câu “Trước hết, Thánh Gióng hội tụ những đặc điểm phi thường, thể hiện lí tưởng của nhân dân về người anh hùng đánh giặc cứu nước.” là:

A. Trước hết

B. Đặc điểm

C. Phi thường

D. Nhân dân

Phương pháp:

Căn cứ nội dung bài từ Hán Việt

Lời giải chi tiết:

Từ Hán Việt: phi thường

=> Đáp án: C

Câu 7 (0.5 điểm)

Tác giả đã đưa ra bằng chứng thể hiện đặc điểm “là một con người trần thế” của Thánh Gióng qua câu văn nào?

A. Nguồn gốc, lai lịch của Giông thật rõ ràng, cụ thể và xác định.

B. Khi chưa có giặc, Gióng là đứa trẻ nằm im không biết nói.

C. Quá trình phát triển của nhân vật Thánh Gióng đồi dào ý nghĩa nhân sinh và nên thơ, nên hoa biết bao!

D. Khi nghe tiếng gọi của non sông. Giông vụt lớn lên và cất lời nhận nhiệm vụ đánh tan giặc, Thánh Gióng bay về trời.

Phương pháp:

Đọc kĩ đoạn trích

Lời giải chi tiết:

Nguồn gốc, lai lịch của Giông thật rõ ràng, cụ thể và xác định

=> Đáp án: A

Câu 8 (0.5 điểm)

Chi tiết nào sau đây không có yếu tố kì ảo trong truyện Thánh Gióng?

A. Giặc Ân xâm lược bờ cõi nước ta.

B. Sự ra đời kỉ lạ của Giông.

C. Gióng lớn nhanh như thổi

D. Thánh Gióng bay về trời.

Phương pháp:

Đọc kĩ đoạn trích

Lời giải chi tiết:

Chi tiết: Giặc Ân xâm lược bờ cõi nước ta.

=> Đáp án: A

Câu 9 (1.0 điểm)

Có ý kiến cho rằng: “Những góc nhìn, cách hiểu khác nhau của tác giả về nhân vật Thánh Gióng giúp chúng ta hiểu văn bản sâu hơn”. Em có đồng ý với ý kiến này không? Vì sao?

Phương pháp:

Nêu suy nghĩ của em

Lời giải chi tiết:

Học sinh đưa ra quan điểm của mình về ý kiến nhận định về nhân vật Thánh Gióng và tiến hành lí giải lí do em đưa ra quan điểm đó một cách phù hợp.

Câu 10 (1.0 điểm)

Dựa vào nội dung của văn bản trên, em hãy viết đoạn văn khoảng 5-7 dòng trình bày suy nghĩ của em về nhân vật Thánh Gióng trong truyện truyền thuyết cùng tên.

Phương pháp:

Nêu suy nghĩ của em

Lời giải chi tiết:

- Học sinh trình bày được suy nghĩ, quan điểm của mình về nhân vật Thánh Gióng.

- Học sinh trình bày trong một đoạn văn, có thể triển khai theo các kiểu đoạn văn diễn dịch, quy nạp, tổng phân hợp, móc xích, song hành.

PHẦN II – VIẾT (4.0 điểm)

Em hãy viết bài văn phân tích một tác phẩm truyện mà mình đã được học, được nghe.

Phương pháp:

Mở bài giới thiệu được tác giả, tác phẩm. Thân bài phân tích tác phẩm truyện. Kết bài nêu được cảm nghĩ của bản thân về tác phẩm truyện

Lời giải chi tiết:

1. Mở bài

Giới thiệu được tác giả và tác phẩm

2. Thân bài

- Nêu nội dung chính của tác phẩm

- Nêu chủ đề của tác phẩm

- Chỉ ra và phân tích tác dụng của một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm

3. Kết bài

Khẳng định ý nghĩa, giá trị của tác phẩm