Đề thi học kì 2 Văn 8 Kết nối tri thức - Đề số 1

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới


Đề thi

PHẦN I – ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới

(1) Trong chuyến thăm này, trái tim tôi thực sự xúc động trước tấm lòng nhân hậu vốn nổi tiếng của người Việt Nam. Qua vô số những người đứng xếp hàng trên các con phố, tươi cười và vẫy tay chào, tôi cảm nhận được tình hữu nghị giữa hai dân tộc. Tối qua, tôi đã đến thăm phố cổ Hà Nội và thưởng thức một vài món ăn đặc sắc của Việt Nam. Tôi đã ăn Bún Chả Uống một chút bia Hà Nội. Nhưng tôi phải thú thực là đường phố thật đông đúc, cả đời tôi chưa bao giờ thấy có nhiều xe máy đến vậy. Vì vậy tôi chưa thử đi qua đường, nhưng có thể sau này khi có dịp tôi quay trở lại, các bạn có thể chỉ cho tôi cách qua đường.

(2) Tôi không phải là Tổng thống Hoa Kỳ đầu tiên đến Việt Nam trong những năm gần đây. Nhưng tôi là Tổng thống đầu tiên, cũng giống nhiều bạn ở đây, đã trưởng thành sau cuộc chiến giữa hai nước chúng ta. Khi những lực lượng cuối cùng của Hoa Kỳ rời khỏi Việt Nam, tôi mới tròn 13 tuổi. Do vậy lần đầu tiên tôi trực tiếp biết đến Việt Nam và tiếp xúc với người Việt Nam là khi tôi lớn lên ở Hawaii, với cộng đồng người Mỹ gốc Việt đầy tự hào ở đó.

(3) (...)Chúng tôi đã thấy những tiến bộ của Việt Nam qua những tòa tháp cao chọc trời và những tòa nhà cao tầng ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, qua những trung tâm mua sắm và khu đô thị mới. Chúng tôi đã thấy những tiến bộ như vậy qua những vệ tinh mà Việt Nam đưa vào không gian và qua một thế hệ mới đang được kết nối trực tuyến, khởi nghiệp và điều hành những doanh nghiệp mới. Chúng tôi đã thấy những tiến bộ như vậy qua hàng chục triệu người Việt Nam kết nối trên Facebook và Instagram. Và các bạn không chỉ đăng những tấm ảnh selfies – mặc dù tôi được biết các bạn rất hay chụp như thế – cho đến giờ có rất nhiều bạn đã mời tôi cùng chụp selfies. Các bạn còn nói lên tiếng nói của mình về những vấn đề mà các bạn quan tâm, như bảo vệ cây cổ thụ ở Hà Nội.

(4) Chính sự năng động như vậy đã đem lại những bước tiến thực sự trong cuộc sống của người dân. Ở đây, ở Việt Nam, các bạn đã giảm mạnh tỷ lệ nghèo đói cùng cực, nâng mức thu nhập của các hộ gia đình và giúp hàng triệu người vươn lên trở thành tầng lớp trung lưu ngày càng lớn mạnh. Đói nghèo, bệnh tật, tỷ lệ tử vong bà mẹ và trẻ em đều giảm. Số người có nước sạch và điện, số trẻ em trai và trẻ em gái được đến trường, tỷ lệ biết đọc biết viết – tất cả đều tăng lên. Đó là sự tiến bộ vượt bậc. Đó là những thành tựu mà các bạn đã có thể đạt được trong một khoảng thời gian rất ngắn.

(Trích Bài phát biểu của Tổng thống Obama trong chuyến thăm Việt Nam, 2016, https://vn.usembassy.gov/vi/obama-ncc240516/)

Câu 1. Văn bản trên thuộc thể loại văn học nào?

A. Nghị luận văn học

B. Nghị luận xã hội

C. Văn bản thông tin

D. Kí

Câu 2. Hai phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích là

A. Miêu tả và biểu cảm

B. Biểu cảm và tự sự

C. Nghị luận và tự sự

D. Nghị luận và biểu cảm

Câu 3. Trong bài phát biểu, khi đến thăm phố cổ Hà Nội, tổng thống Obama ấn tượng nhất điều gì?

A. Những người đứng xếp hàng trên các con phố, tươi cười và vẫy tay chào.

B. Cảm nhận được tình hữu nghị giữa hai dân tộc.

C. Thưởng thức một vài món ăn đặc sắc của Việt Nam.

D. Đường phố thật đông đúc, cả đời tôi chưa bao giờ thấy có nhiều xe máy đến vậy.

Câu 4. Trong đoạn (3) có sử dụng phép liên kết hình thức nào?

A. Phép lặp; phép thế

B. Phép lặp; phép nối

C. Phép thế; phép nối

D. Phép liên tưởng; phép thế

Câu 5. Trong các từ sau, từ nào không phải là từ Hán Việt?

A. Nhân hậu

B. Tươi cười

C. Hữu nghị

D. Trưởng thành

Câu 6. Xét về chức năng ngữ pháp, cụm từ “mặc dù tôi được biết các bạn rất hay chụp như thế” trong câu “Và các bạn không chỉ đăng những tấm ảnh selfies – mặc dù tôi được biết các bạn rất hay chụp như thế – cho đến giờ có rất nhiều bạn đã mời tôi cùng chụp selfies” là thành phần

A. Chủ ngữ

B. Khởi ngữ

C. Phụ chú

D. Trạng ngữ

Câu 7. Trong đoạn (3) có sử dụng phép tu từ cú pháp

A. Liệt kê; đảo ngữ

B. Điệp cú pháp; liệt kê

C. Điệp cú pháp

D. Liệt kê

Câu 8. Trong đoạn (4), tổng thống Obama nhìn nhận sự tiến bộ của Việt Nam qua những phương diện nào?

A. Đói nghèo, bệnh tật, tỷ lệ tử vong bà mẹ và trẻ em đều giảm

B. Số người có nước sạch và điện, số trẻ em trai và trẻ em gái được đến trường, tỷ lệ biết đọc viết viết – tất cả đều tăng lên.

C. Giảm mạnh tỷ lệ nghèo đói cùng cực, nâng mức thu nhập của các hộ gia đình và giúp hàng triệu người vươn lên trở thành tầng lớp trang lưu ngày càng lớn mạnh.

D. Giảm mạnh tỷ lệ nghèo đói cùng cực, nâng mức thu nhập của các hộ gia đình và giúp hàng triệu người vươn lên trở thành tầng lớp trung lưu ngày càng lớn mạnh. Đói nghèo, bệnh tật, tỷ lệ tử vong bà mẹ và trẻ em đều giảm. Số người có nước sạch và điện, số trẻ em trai và trẻ em gái được đến trường, tỷ lệ biết đọc biết viết - tất cả đều tăng lên. Đó là sự tiến bộ vượt bậc.

Câu 9 (1,0 điểm) Nêu hiệu quả của phép điệp cấu trúc được sử dụng trong đoạn (3).

Câu 10 (1,0 điểm) Thông điệp sâu sắc nhất anh/chị rút ra từ đoạn trích.

Phần II. VIẾT (4,0 điểm)

Em hãy viết bài văn phân tích một tác phẩm truyện mà mình đã được học, được nghe.


Đáp án

PHẦN I – ĐỌC HIỂU

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

B

D

D

B

B

C

B

D

Câu 1 (0.5 điểm)

Văn bản trên thuộc thể loại văn học nào?

A. Nghị luận văn học

B. Nghị luận xã hội

C. Văn bản thông tin

D. Kí

Phương pháp:

Dựa vào các thể loại văn học đã học

Lời giải chi tiết:

Nghị luận xã hội

=> Đáp án: B

Câu 2 (0.5 điểm)

Hai phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích là

A. Miêu tả và biểu cảm

B. Biểu cảm và tự sự

C. Nghị luận và tự sự

D. Nghị luận và biểu cảm

Phương pháp:

Dựa vào các phương thức biểu đạt đã được học

Lời giải chi tiết:

Nghị luận và biểu cảm

=> Đáp án: D

Câu 3 (0.5 điểm)

Trong bài phát biểu, khi đến thăm phố cổ Hà Nội, tổng thống Obama ấn tượng nhất điều gì?

A. Những người đứng xếp hàng trên các con phố, tươi cười và vẫy tay chào.

B. Cảm nhận được tình hữu nghị giữa hai dân tộc.

C. Thưởng thức một vài món ăn đặc sắc của Việt Nam.

D. Đường phố thật đông đúc, cả đời tôi chưa bao giờ thấy có nhiều xe máy đến vậy.

Phương pháp:

Đọc kĩ đoạn trích

Lời giải chi tiết:

Đường phố thật đông đúc, cả đời tôi chưa bao giờ thấy có nhiều xe máy đến vậy.

=> Đáp án: D

Câu 4 (0.5 điểm)

Trong đoạn (3) có sử dụng phép liên kết hình thức nào?

A. Phép lặp; phép thế

B. Phép lặp; phép nối

C. Phép thế; phép nối

D. Phép liên tưởng; phép thế

Phương pháp:

Đọc kĩ văn bản

Lời giải chi tiết:

Phép lặp; phép nối

=> Đáp án: B

Câu 5 (0.5 điểm)

Trong các từ sau, từ nào không phải là từ Hán Việt?

A. Nhân hậu

B. Tươi cười

C. Hữu nghị

D. Trưởng thành

Phương pháp:

Căn cứ nội dung bài từ Hán Việt

Lời giải chi tiết:

Từ: Tươi cười

=> Đáp án: B

Câu 6 (0.5 điểm)

Xét về chức năng ngữ pháp, cụm từ “mặc dù tôi được biết các bạn rất hay chụp như thế” trong câu “Và các bạn không chỉ đăng những tấm ảnh selfies – mặc dù tôi được biết các bạn rất hay chụp như thế – cho đến giờ có rất nhiều bạn đã mời tôi cùng chụp selfies” là thành phần

A. Chủ ngữ

B. Khởi ngữ

C. Phụ chú

D. Trạng ngữ

Phương pháp:

Căn cứ nội dung bài các thành phần biệt lập trong câu

Lời giải chi tiết:

Biện pháp liệt kê: Cô săn sóc đôi tay mình, rồi chăm sóc đến mặt mày thân thể mình, rồi sửa soạn sự ăn mặc và cả dáng đi

=> Đáp án: C

Câu 7 (0.5 điểm)

Trong đoạn (3) có sử dụng phép tu từ cú pháp

A. Liệt kê; đảo ngữ

B. Điệp cú pháp; liệt kê

C. Điệp cú pháp

D. Liệt kê

Phương pháp:

Căn cứ các biện pháp tu từ đã học

Lời giải chi tiết:

Điệp cú pháp; liệt kê

=> Đáp án: B

Câu 8 (0.5 điểm)

Trong đoạn (4), tổng thống Obama nhìn nhận sự tiến bộ của Việt Nam qua những phương diện nào?

A. Đói nghèo, bệnh tật, tỷ lệ tử vong bà mẹ và trẻ em đều giảm

B. Số người có nước sạch và điện, số trẻ em trai và trẻ em gái được đến trường, tỷ lệ biết đọc viết viết – tất cả đều tăng lên.

C. Giảm mạnh tỷ lệ nghèo đói cùng cực, nâng mức thu nhập của các hộ gia đình và giúp hàng triệu người vươn lên trở thành tầng lớp trang lưu ngày càng lớn mạnh.

D. Giảm mạnh tỷ lệ nghèo đói cùng cực, nâng mức thu nhập của các hộ gia đình và giúp hàng triệu người vươn lên trở thành tầng lớp trung lưu ngày càng lớn mạnh. Đói nghèo, bệnh tật, tỷ lệ tử vong bà mẹ và trẻ em đều giảm. Số người có nước sạch và điện, số trẻ em trai và trẻ em gái được đến trường, tỷ lệ biết đọc biết viết - tất cả đều tăng lên. Đó là sự tiến bộ vượt bậc.

Phương pháp:

Đọc kĩ đoạn trích

Lời giải chi tiết:

Giảm mạnh tỷ lệ nghèo đói cùng cực, nâng mức thu nhập của các hộ gia đình và giúp hàng triệu người vươn lên trở thành tầng lớp trung lưu ngày càng lớn mạnh. Đói nghèo, bệnh tật, tỷ lệ tử vong bà mẹ và trẻ em đều giảm. Số người có nước sạch và điện, số trẻ em trai và trẻ em gái được đến trường, tỷ lệ biết đọc biết viết - tất cả đều tăng lên. Đó là sự tiến bộ vượt bậc.

=> Đáp án: D

Câu 9 (0.5 điểm)

Nêu hiệu quả của phép điệp cấu trúc được sử dụng trong đoạn (3).

Phương pháp:

Vận dụng kiến thức về phép tu từ điệp cấu trúc

Lời giải chi tiết:

Phép điệp cấu trúc được sử dụng trong đoạn (3): Chúng tôi đã thấy những tiến bộ… các bạn không chỉ… Các bạn còn… Hiệu quả:

- Nhấn mạnh vào kết quả đạt được, những tiến bộ của Việt Nam.

- Tạo giọng điệu khẳng định, trân trọng, yêu mến

- Mang đến sự chân thực trong lời nói và thái độ, tình cảm của người nói

Câu 10 (0.5 điểm)

Thông điệp sâu sắc nhất anh/chị rút ra từ đoạn trích.

Phương pháp:

Nêu suy nghĩ của em

Lời giải chi tiết:

- Thông điệp sâu sắc nhất: trình bày thông điệp ý nghĩa nhất với bản thân. Thông điệp phù hợp với nội dung tư tưởng của văn bản và mang tính đạo đức, thẩm mĩ

PHẦN II – TẬP LÀM VĂN (5 điểm)

Em hãy viết bài văn phân tích một tác phẩm truyện mà mình đã được học, được nghe.

Phương pháp:

- Giới thiệu tác phẩm truyện (nhan đề, tác giả) và nêu ý kiến khái quát về tác phẩm.

- Nêu ngắn gọn nội dung chính của tác phẩm

- Nêu được chủ đề của tác phẩm

- Chỉ ra và phân tích được tác dụng của một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm (như cốt truyện, nghệ thuật xây dựng nhân vật, ngôi kể, ngôn ngữ,…), tập trung vào một số yếu tố nghệ thuật nổi bật nhất của tác phẩm.

- Sử dụng các bằng chứng từ tác phẩm để làm sáng tỏ ý kiến nêu trong bài viết

- Nêu được ý nghĩa, giá trị của tác phẩm truyện

Lời giải chi tiết:

Bài tham khảo:

Khánh Hoài là một nhà văn giàu tình yêu thương với trẻ em. Một trong những tác phẩm tiêu biểu đó là truyện ngắn “Cuộc chia tay của những con búp bê”. Từ cuộc chia tay xúc động của hai anh em Thành và Thủy, tác giả đã gửi gắm một bài học ý nghĩa trong cuộc sống.

Câu chuyện kể về một gia đình có hai anh em là Thành và Thủy. Nhưng vì bố mẹ ly hôn nên hai anh em không thể tiếp tục sống với nhau được nữa. Khánh Hoài đã xây dựng một tình huống đặc biệt để cho thấy tình cảm sâu sắc của Thành và Thủy. Người mẹ yêu cầu hai anh em phải đem đồ chơi ra chia. Nghe thấy tiếng mẹ nói chia đồ chơi mà Thủy không kìm nổi nỗi sợ hãi “bất giác run lên bần bật, kinh hoàng”. Còn Thành thì thầm nghĩ: “Cảnh vật vẫn cứ như hôm qua, hôm kia thôi mà sao tai họa giáng xuống đầu anh em tôi nặng nề thế này”. Đối mặt với cuộc chia tay, Thành và Thủy đều cảm thấy buồn bã và thật nặng nề. Nhưng điều đó không làm tình cảm của cả hai mất đi. Đến tận bây giờ, hai anh em vẫn nhường nhịn và dành những điều tốt nhất cho nhau, thật đáng trân trọng. Thành dành hầu hết số đồ chơi cho em: bộ tú lơ khơ, bàn cá ngựa, những con ốc biển và bộ chỉ màu và ngay cả hai con búp bê là Em Nhỏ và Vệ Sĩ. Khi hai anh em về đến nhà thì đã nhìn thấy một chiếc xe tải đỗ trước cổng, cuộc chia tay quá đột ngột khiến cả hai bàng hoàng. Thủy chạy vào nhà lấy con Vệ Sĩ đưa cho Thành để nó gác cho anh ngủ. Nhưng sau đó, cô bé lại đem cả con Em Nhỏ lại cho anh và bắt anh hứa không bao giờ để chúng phải xa nhau nữa.

Sau khi chia đồ chơi, Thành đưa em đến trường tạm biệt thầy cô và bạn bè. Khung cảnh ngôi trường hôm nay sao mà thân thương đến vậy. Cô tặng cho Thủy một quyển sổ và một chiếc bút mực nhưng Thủy không dám nhận vì không còn được đi học nữa. Sau khi từ trường về nhà, Thành và Thủy nhìn thấy một chiếc xe tải đỗ trước cổng, cuộc chia tay quá đột ngột khiến cả hai bàng hoàng. Thủy chạy vào nhà lấy con Vệ Sĩ đưa cho Thành để nó gác cho anh ngủ. Nhưng sau đó, cô bé lại đem cả con Em Nhỏ lại cho anh và bắt anh hứa không bao giờ để chúng phải xa nhau nữa. Dường như đó cũng chính là mong muốn của Thủy. Em mong rằng mình và anh trai sẽ không phải xa cách nhau nữa. Cuộc chia tay diễn ra đẫm nước mắt, buồn bã và đau thương. Cả hai anh em đều sẽ không biết bao giờ mới có thể gặp lại nhau.

 

Cuộc chia tay của những con búp bê đã gợi cho người lớn bao suy nghĩ về trách nhiệm của mình, về việc gìn giữ mái ấm hạnh phúc để cho con cái được vui vẻ, trọn vẹn yêu thương.