Đề thi học kì 2 Văn 10 Kết nối tri thức - Đề số 15
Đề thi học kì 2 Văn 10 kết nối tri thức đề số 15 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm và tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp
Đề thi
I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Hs đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi kế tiếp
KẾT NỐI ẢO
(Jeanne Segal)
Được thúc đẩy bởi tốc độ Internet gia tăng và sự phát triển nhanh chóng của mạng xã hội, nhiều người trong số chúng ta “online " mỗi ngày để “kết nối” với người khác, cập nhật thông tin và giải trí. Chúng ta không chỉ dành vài phút mà hơn hàng giờ đồng hồ mỗi ngày và từng ngày trước các loại màn hình cả lớn lẫn bé.
Công nghệ vốn kỳ diệu và cuộc sống chúng ta chắc chắn tiện nghi hơn nhờ có
nó. Các thiết bị di động như máy tính bảng, điện thoại thông minh và máy tính
xách tay có thể tạo ra các mối quan hệ ảo có tính ổn định với gia đình, người bạn yêu mến, đồng nghiệp và những người mới quen ở những nơi xa xôi của một thị trấn, các thành phố xa xăm và các đất nước xa thật xa. Đồng thời,
điều bình thường là gặp hai người ngồi cùng bàn, im lặng tag nhau lên bức ảnh được đăng tải trên mạng xã hội thay vì trò chuyện “thực” và tận hưởng khoảnh khắc chỉ của hai người bạn với nhau. Và khi bạn nhìn thấy tình cảnh như thế, khó để không băn khoăn rằng liệu có phải tất cả những kết nối ảo thế này đang bị lạm dụng hay không.
Bằng cách kết nối quá sâu sắc nhưng ảo hàng giờ đồng hồ mỗi ngày, phải chăng chúng ta đang quên mất cách để kết nối với nhau ngoài đời thật? Có phải máy tính bảng và điện thoại khiến cuộc sống của chúng ta tốt đẹp hơn hay chúng vắt kiệt sức lực của ta và làm ta thêm căng thẳng? Liệu truyền thông xã hội thay thế sự giao tiếp không lời, cảm tính mà ta cần để tạo nên những kết nối có ý nghĩa với nhau? Có phải những kết nối ảo đang ảnh hưởng tới khả năng giao tiếp giữa
người với người theo những cách cho phép chúng ta cảm thấy được yêu và khiến người khác cảm thấy được yêu? [...]
Khi online, những đặc tính mang đậm bản sắc cá nhân do năm giác quan tạo nên bị mất đi, đồng thời cũng mất đi những cơ hội quan trọng cho giao tiếp không lời. Ở trạng thái offline trong đời thực, mắt, tai, da, mũi và lưỡi bạn có thể kết hợp theo cách đáng kinh ngạc. Một nhóm giác quan tạo điều kiện cho các mối quan hệ cực kỳ giàu cảm xúc và ý nghĩa.
Chúng ta cần những kinh nghiệm ngoài đời thực, san sẻ để gắn kết với giá trị của tình bạn. Chúng ta có thể nghe thấy sự thay đổi trong giọng nói của ai đó
vẫn trân trọng và quan tâm trò chuyện với ta. Chúng ta cần nhìn thấy cảm tình
- ánh mắt và trên gương mặt của họ. Chúng ta cần cảm nhận cánh tay bạn bè đặt lên vai hay choàng qua ta khi ta thấy lạnh lẽo và buồn chán. Chúng ta cần thấy được bạn bè ta cùng khóc cùng cười với ta. Những trải nghiệm không lời, thu hút ấy khiến ta thấy bản thân có giá trị. Và những điều này không thể xảy ra khi online.
Chúng ta có thể gặp gỡ và trò chuyện online, nhưng thật nguy hiểm khi đưa ra các quyết định quan trọng về các mối quan hệ của chúng ta trong một thế giới áo. Chúng ta cần phát hiện cảm giác ở bên nhau thế nào trong sự đa dạng của các thiết lập định sẵn. Chúng ta cũng cần nắm bắt được những ám hiệu nói cho ta biết bạn chúng ta cảm thấy sao khi ở bên ta lúc ta không có tâm trạng tốt nhất, hay khi họ không ở trạng thái ổn nhất. Quá trình thấu hiểu nhau mà bạn muốn thực hiện tốn kha khá thời gian đấy và những loại trải nghiệm này không hề sẵn có khi online. Những mối quan hệ khiến ta cảm thấy được yêu có thể bắt đầu trước một cái màn hình nhưng chỉ duy trì bền vững khi offline mà thôi.
(Jeanne Segal (2018). Cảm giác được yêu. NXB Hà Nội, tr. 109-130)
Trả lời câu hỏi:
Câu 1: Văn bản trên thuộc kiểu văn bản nào? Vì sao?
Câu 2: Câu: “Chúng ta cần nhìn thấy cảm tình trong ánh mắt và trên gương mặt của họ. Chúng ta cần cảm nhận cánh tay bạn bè đặt lên vai hay choàng qua ta khi ta thấy lạnh lẽo và buồn chán” thuộc yếu tố nào của văn bản? Nhằm mục đích gì?
Câu 3: Vì sao tác giả cho rằng “Chúng ta có thể gặp gỡ và trò chuyện online, nhưng thật nguy hiểm khi đưa ra các quyết định quan trọng về các mối quan hệ của chúng ta trong một thế giới ảo”?
Câu 4: Phân tích cách viết và mục đích của đoạn văn bản sau. Từ đó nhận xét vai trò của đoạn đối với luận điểm
Chúng ta cần nhìn thấy cảm tình trong ánh mắt và trên gương mặt của họ. Chúng ta cần cảm nhận cánh tay bạn bè đặt lên vai hay choàng qua ta khi ta thấy lạnh lẽo và buồn chán. Chúng ta cần thấy được bạn bè ta cùng khóc cùng cười với ta
Câu 5: Em có đồng ý với nhận định của tác giả: “các kết nối ảo” khiến “chúng ta đang quên mất cách kết nối với nhau ngoài đời thật” không? Vì sao?
II. Viết (4đ)
Câu 1: Quan sát hình ảnh sau và trả lời câu hỏi a,b
a. Hãy đặt tên cho từng bức ảnh
b. Có thể dùng hình ảnh nào để minh họa cho một nội dung/ nhận định trong văn bản ở phần đọc hiểu trên? Vì sao?
Câu 2: Viết bài luận trả lời câu hỏi: Làm thế nào để ta có thể kết nối tích cực với mọi người trong giao tiếp?
-----Hết-----
- Học sinh không được sử dụng tài liệu.
- Giám thị không giải thích gì thêm.
Đáp án
Đáp án
Phần I. ĐỌC HIỂU
Câu 1 (1 điểm)
Câu 1: Văn bản trên thuộc kiểu văn bản nào? Vì sao? |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản, chú ý các dấu hiệu về hình thức
Nhớ lại dấu hiệu nhận biết các kiểu văn bản
Lời giải chi tiết:
Văn bản nghị luận xã hội vì người viết dùng lí lẽ, dẫn chứng, lập luận nhằm xác lập cho người đọc, người nghe quan điểm của người viết về kết nối ảo
Câu 2 (1 điểm)
Câu 2: Câu: “Chúng ta cần nhìn thấy cảm tình trong ánh mắt và trên gương mặt của họ. Chúng ta cần cảm nhận cánh tay bạn bè đặt lên vai hay choàng qua ta khi ta thấy lạnh lẽo và buồn chán” thuộc yếu tố nào của văn bản? Nhằm mục đích gì? |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ câu văn
Nhớ lại các yếu tố của văn bản nghị luận
Lời giải chi tiết:
Là lí lẽ, nhằm làm sáng tỏ luận điểm “Chúng ta cần những kinh nghiệm ngoài đời thực, san sẻ để gắn kết với giá trị của tình bạn”
Câu 3 (1 điểm)
Câu 3: Vì sao tác giả cho rằng “Chúng ta có thể gặp gỡ và trò chuyện online, nhưng thật nguy hiểm khi đưa ra các quyết định quan trọng về các mối quan hệ của chúng ta trong một thế giới ảo”? |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản
Lời giải chi tiết:
Vì kết nối “online” không cho ta trải nghiệm những giao tiếp không lời
Câu 4 (1.5 điểm)
Câu 4: Phân tích cách viết và mục đích của đoạn văn bản sau. Từ đó nhận xét vai trò của đoạn đối với luận điểm Chúng ta cần nhìn thấy cảm tình trong ánh mắt và trên gương mặt của họ. Chúng ta cần cảm nhận cánh tay bạn bè đặt lên vai hay choàng qua ta khi ta thấy lạnh lẽo và buồn chán. Chúng ta cần thấy được bạn bè ta cùng khóc cùng cười với ta |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn văn
Chú ý các biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng
Rút ra vai trò của đoạn đối với luận điểm
Lời giải chi tiết:
- Cách viết: dùng điệp ngữ (Chúng ta cần…)
- Mục đích: làm rõ các yếu tố làm cho các mối quan hệ cực kì giàu cảm xúc và ý nghĩa
- Vai trò của đoạn đối với luận điểm: làm rõ điều con người cần (điều chỉ có khi giao tiếp trực tiếp)… những điều khi online, những đặc tính mang đậm bản sắc cá nhân do năm giác quan tạo nên bị mất đi, đồng thời cũng mất đi những cơ hội quan trọng cho giao tiếp không lời
Câu 5 (1.5 điểm)
Câu 5: Em có đồng ý với nhận định của tác giả: “các kết nối ảo” khiến “chúng ta đang quên mất cách kết nối với nhau ngoài đời thật” không? Vì sao? |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản
Đưa ra quan điểm của bản thân
Lời giải chi tiết:
Vấn đề mà tác giả đặt ra trong đoạn ngữ liệu: Chúng ta cần những kinh nghiệm ngoài đời thực, san sẻ để gắn kết với giá trị của tình bạn
- HS có thể đưa ra quan điểm đồng tình, không đồng tình hoặc nửa đồng tình nửa không đồng tình miễn sao đưa ra lí do giải thích hợp lí, thuyết phục
- Để đưa ra lí do thuyết phục, HS cần biết cách trả lời từ nhận thức của bản thân, biết dùng những lí lẽ, lập luận, dẫn chứng. Có thể tham khảo các ý sau:
+Những kinh nghiệm ngoài đời thực cho ta những trải nghiệm thực tế về cảm xúc và tự thấu hiểu. Đó là yếu tố cơ bản để kiến tạo giá trị của tình bạn
+ Trong những hoàn cảnh khó khăn, những kết nối ngoài đời thực có thể tạo nên sức mạnh gắn kết mạnh mẽ, chữa lành những nỗi đau,…
- Có thể nêu ra các dẫn chứng để làm thuyết phục hơn ý kiến của bản thân
II. VIẾT (4đ)
Câu 1 (1 điểm)
a. Hãy đặt tên cho từng bức ảnh b. Có thể dùng hình ảnh nào để minh họa cho một nội dung/ nhận định trong văn bản ở phần đọc hiểu trên? |
Phương pháp giải:
a. HS quan sát kĩ 2 bức ảnh, rút ra nội dung chính và đặt tên
b. HS dựa vào quan điểm cá nhân
Lời giải chi tiết:
a. HS tự đặt tên (cần sát với đặc điểm, biểu hiện và hình ảnh)
b. HS lựa chọn theo quan điểm cá nhân và cần có phân tích, suy luận hợp lí
Gợi ý: bức ảnh số 1 phù hợp minh họa cho nhận định: Và khi bạn nhìn thấy tình cảnh như thế, khó để không băn khoăn rằng liệu có phải tất cả những kết nối ảo thế này đang bị lạm dụng hay không
Câu 2 (3 điểm)
Câu 2: Viết bài luận trả lời câu hỏi: Làm thế nào để ta có thể kết nối tích cực với mọi người trong giao tiếp? |
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức và kĩ năng đã học để thực hiện bài văn
Lời giải chi tiết:
Viết bài luận trả lời câu hỏi: Làm thế nào để ta có thể kết nối tích cực với mọi người trong giao tiếp? |
||
Phần chính |
Điểm |
Nội dung cụ thể |
Mở bài |
0,25 |
- Nêu luận đề: Vấn đề được kết nối bởi các từ ngữ đã nêu ở đề bài và xoay quanh từ khóa “Hạnh phúc” - Nêu tầm quan trọng của luận đề đối với cá nhân và xã hội |
Thân bài |
2,0 |
- Bàn luận về vấn đề, gồm các ý chính (từ 2-4 luận điểm) +Luận điểm 1: Cách hiểu, góc nhìn của cá nhân về vấn đề +Luận điểm 2: Cách hiểu, góc nhìn của cá nhân về vấn đề +Luận điểm 3: Tác động của vấn đề đến nhận thức, hành động (cá nhân, số đông) |
Kết bài |
0,25 |
- Nhận thức và hành động cá nhân từ khi nhận thức rõ luận đề - Lời khuyên với mọi người (tế nhị, chân thành) |
Yêu cầu khác |
0,5 |
- Bài viết thể hiện rõ đặc trưng thể loại nghị luận - Lí lẽ, lập luận phân tích logic thuyết phục dẫn chứng minh họa phù hợp |
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Đề thi học kì 2 Văn 10 Kết nối tri thức - Đề số 15 timdapan.com"