Đề thi học kì 1 Văn 7 Kết nối tri thức - Đề số 8
Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi: NHỮNG TUỔI THƠ – Lưu Quang Vũ
Đề thi
Phần I: ĐỌC – HIỂU (3 điểm)
Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi:
NHỮNG TUỔI THƠ – Lưu Quang Vũ
Những tuổi thơ không có tuổi thơ Những đôi mắt tráo trơ mà tội nghiệp Chúng ăn cắp, đánh nhau, chửi tục Lang thang hè đường tàu điện quán bia Những bông hoa chưa nở đã tàn đi Những cành cây chưa xanh đã cỗi.
Em gái mười lăm đã không còn thiếu nữ Dưới mái tóc quăn trơ trụi vai gầy Em đi đây đêm nay Để lòng tôi se lại Em lăn lóc trong bùn lội Mà tôi chẳng biết làm gì Lặng đứng nhìn em đi Cổ tôi chừng nghẹn đắng Con chim non trong trắng […] |
Đôi môi em không trong vắt nụ cười Em chẳng biết yêu đương mà mơ ước Không được đọc những trang sách đẹp
Không biết tin vào những bài ca Sớm độc ác sớm xấu xa Bao đứa trẻ như em tàn lụi Sao mọi người có thể dửng dưng Nhìn em đi trên đường tối? Mọi người đều có tội Trước tuổi thơ đã chết của em.
Muốn nắm bàn tay em Nói cùng em những điều âu yếm nhất Mà tôi vẫn không biết làm gì được Cứ để đêm nay em chẳng về nhà Đôi vai gầy đi lủi thủi trong mưa. (htttps://thivien.net) |
Câu 1. Đâu là đặc điểm hình thức chính của bài thơ trên?
A. Thơ tự do, chia khổ không đều, gieo vần liền
B. Thơ tự do; gieo vần, số tiếng trong dòng thơ linh hoạt
C. Thơ hỗn hợp, dòng, khổ dài ngắn khác nhau
D. Thơ tự do, các khổ dài, không có vần
Câu 2. Nội dung bài thơ viết về điều gì?
A. Tình yêu dành cho những con người bất hạnh
B. Lên án xã hội thờ ơ trước những kiếp người bất hạnh
C. Những đứa trẻ lang thang
D. Nỗi buồn của nhà thơ trước cuộc đời
Câu 3. Bài thơ sử dụng những phương thức biểu đạt nào?
A. Biểu cảm, miêu tả, tự sự
B. Tự sự, miêu tả
C. Nghị luận, biểu cảm
D. Biểu cảm
Câu 4. Hình ảnh “Con chim non trong trắng” trong bài thơ chỉ ai, gợi ra điều gì?
A. Chỉ tuổi thơ trong trắng của tác giả
B. Những đứa trẻ bất hạnh, tâm hồn chưa hề vẩn đục
C. Chỉ những tâm hồn chưa vẩn đục
D. Chỉ vẻ đẹp của thế giới loài chim
Câu 5. Nhà thơ bộc lộ cảm xúc của mình bằng những cách nào?
A. Trực tiếp
B. Gián tiếp
C. Cả trực tiếp và gián tiếp
D. Không bộc lộ
Câu 6. Đối tượng trữ tình được khắc họa như thế nào?
A. Những đứa trẻ trải đời
B. Những đứa trẻ trong trắng ngây thơ
C. Những đứa trẻ bất hạnh, đáng thương
D. Những đứa trẻ bị mất ước mơ
Câu 7. Vì sao tác giả khẳng định “Những tuổi thơ không có tuổi thơ”?
A. Vì chúng luôn mở những đôi mắt tráo trơ
B. Vì chúng phải ăn cắp, đánh nhau, chửi tục
C. Vì chúng phải lang thanh hè đường tàu điện quán bia
D. Tất cả đáp án trên
Câu 8. Những từ ngữ nào trong khổ thơ thứ nhất thể hiện cảm xúc của tác giả?
A. Không có tuổi thơ, tội nghiệp, đã tàn đi, đã cỗi
B. Tội nghiệp, đã tàn đi, đã cỗi
C. Đã tàn đi, đã cỗi, lang thang, đánh cắp
D. Những đôi mắt tráo trơ
Câu 9. Những bông hoa, những cành cây chỉ ai?
Những bông hoa chưa nở đã tàn đi
Những cành cây chưa xanh đã cỗi
A. Những đứa trẻ trong trắng
B. Những đứa trẻ bất hạnh
C. Cảnh sắc thiên nhiên bị tàn phá
D. Những đứa trẻ giàu có
Câu 10. Hai cụm từ “chưa nở đã tàn đi”; “chưa xanh đã cỗi” thể hiện nỗi niềm nào đang chất chứa trong lòng nhà thơ?
A. Xót thương cho những cuộc đời sớm bị tàn lụi
B. Đau đớn vì thiên nhiên khô cằn
C. Bất lực trước hiện thực đắng cay
D. Xót thương cho những đứa trẻ bị cướp mất tuổi thơ
Câu 11. Điều gì khiến lòng nhà thơ se lại, nghẹn đắng?
A. Vì không biết: Em đi đâu đêm nay
B. Vì em lăn lóc trong bùn lội
C. Nhà thơ chẳng biết làm gì để giúp em thoát cảnh cơ cực
D. Em gái mười lăm đã không còn thiếu nữ
Câu 12. Theo nhà thơ, cuộc đời của những đứa trẻ cần có những điều gì?
A. Có nụ cười, có mơ ước, được đi học, có niềm tin từ những bài ca
B. Có nhà để ở, có mơ ước, được đi học, có niềm tin từ những bài ca
C. Có niềm tin từ những bài ca, từ cuộc đời
D. Có tuổi thơ và có những bông hoa
Phần II: TẬP LÀM VĂN (7 điểm)
Câu 1. Tìm số từ trong các câu sau:
a. Buổi chiều ra đồng về, bố thường đẫn tôi ra vườn, hai bố con thi nhau tưới
b. Bố làm cho tôi một bình tưới nhỏ bằng cái thùng đựng sơn rất vừa tay
c. – Cách đây khoảng ba chục mét, hướng này!
d. Bụng nó đầy nước, bố phải nắm ngược hai chân dốc xuống như làm xiếc
Câu 2. Chọn và bình luận một khổ thơ mà em yêu thích trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ – Thanh Hải.
Đáp án
Phần I:
Câu 1 (0.25 điểm):
Đâu là đặc điểm hình thức chính của bài thơ trên? A. Thơ tự do, chia khổ không đều, gieo vần liền B. Thơ tự do; gieo vần, số tiếng trong dòng thơ linh hoạt C. Thơ hỗn hợp, dòng, khổ dài ngắn khác nhau D. Thơ tự do, các khổ dài, không có vần |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ bài thơ, quan sát đặc điểm hình thức
Lời giải chi tiết:
=> Đáp án: B
Câu 2 (0.25 điểm):
Nội dung bài thơ viết về điều gì? A. Tình yêu dành cho những con người bất hạnh B. Lên án xã hội thờ ơ trước những kiếp người bất hạnh C. Những đứa trẻ lang thang D. Nỗi buồn của nhà thơ trước cuộc đời |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ bài thơ
Lời giải chi tiết:
=> Đáp án: C
Câu 3 (0.25 điểm):
Bài thơ sử dụng những phương thức biểu đạt nào? A. Biểu cảm, miêu tả, tự sự B. Tự sự, miêu tả C. Nghị luận, biểu cảm D. Biểu cảm |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ bài thơ
Lời giải chi tiết:
=> Đáp án: A
Câu 4 (0.25 điểm):
Hình ảnh “Con chim non trong trắng” trong bài thơ chỉ ai, gợi ra điều gì? A. Chỉ tuổi thơ trong trắng của tác giả B. Những đứa trẻ bất hạnh, tâm hồn chưa hề vẩn đục C. Chỉ những tâm hồn chưa vẩn đục D. Chỉ vẻ đẹp của thế giới loài chim |
Phương pháp giải:
Dựa vào ngữ cảnh bài thơ
Lời giải chi tiết:
=> Đáp án: B
Câu 5 (0.25 điểm):
Nhà thơ bộc lộ cảm xúc của mình bằng những cách nào? A. Trực tiếp B. Gián tiếp C. Cả trực tiếp và gián tiếp D. Không bộc lộ |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ bài thơ
Lời giải chi tiết:
=> Đáp án: C
Câu 6 (0.25 điểm):
Đối tượng trữ tình được khắc họa như thế nào? A. Những đứa trẻ trải đời B. Những đứa trẻ trong trắng ngây thơ C. Những đứa trẻ bất hạnh, đáng thương D. Những đứa trẻ bị mất ước mơ |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ bài thơ
Lời giải chi tiết:
=> Đáp án: C
Câu 7 (0.25 điểm):
Vì sao tác giả khẳng định “Những tuổi thơ không có tuổi thơ”? A. Vì chúng luôn mở những đôi mắt tráo trơ B. Vì chúng phải ăn cắp, đánh nhau, chửi tục C. Vì chúng phải lang thanh hè đường tàu điện quán bia D. Tất cả đáp án trên |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ bài thơ
Lời giải chi tiết:
=> Đáp án: D
Câu 8 (0.25 điểm):
Những từ ngữ nào trong khổ thơ thứ nhất thể hiện cảm xúc của tác giả? A. Không có tuổi thơ, tội nghiệp, đã tàn đi, đã cỗi B. Tội nghiệp, đã tàn đi, đã cỗi C. Đã tàn đi, đã cỗi, lang thang, đánh cắp D. Những đôi mắt tráo trơ |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ khổ thơ thứ nhất
Lời giải chi tiết:
=> Đáp án: A
Câu 9 (0.25 điểm):
Những bông hoa, những cành cây chỉ ai? Những bông hoa chưa nở đã tàn đi Những cành cây chưa xanh đã cỗi A. Những đứa trẻ trong trắng B. Những đứa trẻ bất hạnh C. Cảnh sắc thiên nhiên bị tàn phá D. Những đứa trẻ giàu có |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn thơ, dựa vào ngữ cảnh
Lời giải chi tiết:
=> Đáp án: B
Câu 10 (0.25 điểm):
Hai cụm từ “chưa nở đã tàn đi”; “chưa xanh đã cỗi” thể hiện nỗi niềm nào đang chất chứa trong lòng nhà thơ? A. Xót thương cho những cuộc đời sớm bị tàn lụi B. Đau đớn vì thiên nhiên khô cằn C. Bất lực trước hiện thực đắng cay D. Xót thương cho những đứa trẻ bị cướp mất tuổi thơ |
Phương pháp giải:
Dựa vào ngữ cảnh của bài thơ
Lời giải chi tiết:
=> Đáp án: D
Câu 11 (0.25 điểm):
Điều gì khiến lòng nhà thơ se lại, nghẹn đắng? A. Vì không biết: Em đi đâu đêm nay B. Vì em lăn lóc trong bùn lội C. Nhà thơ chẳng biết làm gì để giúp em thoát cảnh cơ cực D. Em gái mười lăm đã không còn thiếu nữ |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ bài thơ
Lời giải chi tiết:
=> Đáp án: C
Câu 12 (0.25 điểm):
Theo nhà thơ, cuộc đời của những đứa trẻ cần có những điều gì? A. Có nụ cười, có mơ ước, được đi học, có niềm tin từ những bài ca B. Có nhà để ở, có mơ ước, được đi học, có niềm tin từ những bài ca C. Có niềm tin từ những bài ca, từ cuộc đời D. Có tuổi thơ và có những bông hoa |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ bài thơ
Lời giải chi tiết:
=> Đáp án: A
Phần II.
Câu 1 (2 điểm):
Tìm số từ trong các câu sau: a. Buổi chiều ra đồng về, bố thường đẫn tôi ra vườn, hai bố con thi nhau tưới b. Bố làm cho tôi một bình tưới nhỏ bằng cái thùng đựng sơn rất vừa tay c. – Cách đây khoảng ba chục mét, hướng này! d. Bụng nó đầy nước, bố phải nắm ngược hai chân dốc xuống như làm xiếc |
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức về số từ
Lời giải chi tiết:
Số từ trong các câu là:
a. hai
b. một
c. ba chục
d. hai
Câu 2 (5 điểm):
Chọn và bình luận một khổ thơ mà em yêu thích trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ – Thanh Hải. |
Phương pháp giải:
Chọn một khổ thơ để lại ấn tượng sâu sắc với em và nêu cảm nhận của bản thân
Lời giải chi tiết:
Bài tham khảo:
Có những con người đã dành cả cuộc đời mình cống hiến cho sự nghiệp phát triển đất nước. Họ thấy hạnh phúc trước sự đổi thay da đổi thịt hàng ngày của quê hương mình. Thanh Hải là một con người như thế. Ông yêu quê, khao khát cống hiến cho cuộc đời ngay cả lúc ông đang nằm trên giường bệnh đấu tranh từng ngày để giành giật sự sống. Nhà thơ muốn được dâng hiến cho cuộc đời, nhưng chỉ dâng hiến một cách thầm lặng, như chính ông đã viết trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ:
"Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc"
Thanh Hải sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Huế giàu truyền thống. Cuộc đấu tranh bền bỉ, anh dũng của nhân dân miền Nam, của nhân dân Thừa Thiên, là nguồn cảm hứng chủ yếu của thơ Thanh Hải. Thơ ông mang một giọng điệu ngọt ngào như những làn điệu dân ca trữ tình với ngôn ngữ bình dị cùng sự chân thật, đôn hậu như bản chất của con người xứ Huế. Mùa xuân nho nhỏ được coi là bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ Thanh Hải, ra đời trên giường bệnh, trước lúc ông mất không lâu. Bài thơ là tiếng lòng tha thiết yêu mến và gắn bó với đất nước, với cuộc đời. Đồng thời cũng thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ được cống hiến cho đất nước. Thời gian vẫn cứ trôi, bốn mùa vẫn chuyển nhưng cuộc đời con người chỉ có một lần duy nhất, và lần duy nhất ấy Thanh Hải muốn sống trọn vẹn với quê hương. Hình ảnh "mùa xuân nho nhỏ" cùng với sự "lặng lẽ" khiến ta hình dung về sự cống hiến một cách thầm lặng trong suốt cả cuộc đời. Mùa xuân - tuổi trẻ của Thanh Hải chỉ là một phần nhỏ trong mùa xuân lớn của cả dân tộc. Ông biết điều ấy, và ông cũng tự nhận cống hiến của mình như một nốt trầm trong bản hòa ca bất tận của cuộc đời. Thế nhưng, nhiều hạt cát nhỏ mới tạo nên sa mạc mênh mông; đại dương bao la kia cũng được tạo thành bởi muôn vàn giọt nước. Điều đó cũng có nghĩa đất nước được như ngày hôm nay chính là nhờ sự cống hiến không ngừng nghỉ của những con người giống như Thanh Hải. Điệp từ "Dù là" cùng với hai hình ảnh ẩn dụ mang tính đối lập "hai mươi", "tóc bạc" làm cho hai câu thơ vang lên như một lời thề của con người cao cả ấy. Thanh Hải đã cống hiến cho đất nước của ông từ những ngày hai mươi, khi sức trẻ, nhiệt huyết của ông vẫn căng đầy trong lồng ngực. Nhưng sự hăng say, hồ hởi ấy vẫn luôn tồn tại ngay cả khi mái tóc ông đã bạc trắng. Suốt cả cuộc đời mình, Thanh Hải chưa bao giờ thôi trăn trở, suy tư về nghĩa vụ của một người con sinh ra và lớn lên trên mảnh đất anh hùng, trong một dân tộc với 4000 năm văn hiến. Đặt trong hoàn cảnh ra đời của bài thơ, khi ông đang phải chống chọi với căn bệnh xơ gan hiểm nghèo ta mới thấy hết được tinh thần và khao khát rất đỗi nhân văn của một con người có trái tim nhân hậu như Thanh Hải. Có thể nói, đây là khổ thơ vừa mang khao khát vừa là lời thề suốt cả cuộc đời ông. Qua đó ta cũng càng thêm yêu mến và trân trọng hơn tấm lòng của Thanh Hải, người con của xứ Huế mộng mơ.
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Đề thi học kì 1 Văn 7 Kết nối tri thức - Đề số 8 timdapan.com"