Đề thi học kì 1 Văn 7 Kết nối tri thức - Đề số 14

Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi:


Đề thi

I. ĐỌC HIỂU (6đ)

Học sinh đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi phía dưới

CHIẾC ÁO CỦA CHA

Ngô Bá Hòa

Tuổi chiếc áo bằng một nửa tuổi Cha

mỗi nếp gấp mang dáng hình đồng đội

mỗi mảnh vá chứa bao điều muốn nói

về một thời trận mạc của Cha.

Ngày con sinh ra

đất nước hoà bình

với bạn bè con hay xấu hổ

khi thấy Cha mặc chiếc áo xanh cũ kĩ

đâu biết với Cha là kỉ vật cuộc đời

Nơi nghĩa trang nghi ngút khói hương

trước hàng hàng ngôi mộ

cha đắp áo sẻ chia hơi ấm

với đồng đội xưa yên nghỉ chốn này

Khoé mắt con chợt cay

khi chứng kiến nghĩa tình người lính

không khoảng cách nào giữa người

còn người mất

chiếc áo bạc màu hoá gạch nối âm

dương.

(https://vanvn.vn/chum-tho-tac-gia-tre)

Câu hỏi:

Câu 1. Dòng nào nói đúng về đặc điểm hình thức chính của bài thơ?

A. Thơ tự do, chia khổ không đều, gieo vần cách.

B. Thơ tự do; số tiếng, số khổ linh hoạt.

C. Thơ hỗn hợp, dòng, khổ dài ngắn khác nhau.

D. Thơ tự do, các khổ dài, không có vần.

Câu 2. Đối tượng (đối tượng trữ tình) để nhà thơ bộc lộ cảm xúc là:

A. Người cha.

B. Chiếc áo của người cha.

C. Nỗi đau của đồng đội.

D. Tình cảm cha dành cho đồng đội.

Câu 3. Bài thơ sử dụng những phương thức biểu đạt nào?

A. Tự sự, biểu cảm.

B. Biểu cảm, miêu tả, tự sự.

C. Nghị luận, biểu cảm.

D. Biểu cảm.

Câu 4. Yếu tố tự sự trong bài thơ là để:

A. Kể người con đã từng hiểu chưa đúng về chiếc áo; chứng kiến hình ảnh người cha và những ngôi mộ nơi nghĩa trang, người con xúc động, hối hận.

B. Kể về việc: người con chứng kiến hình ảnh người cha và những ngôi mộ.

C. Kể người con coi thường chiếc áo cũ.

D. Kể nguyên nhân khiến người cha yêu quý chiếc áo cũ.

Câu 5. Chiếc áo của cha chứa đựng điều gì?

A. Hình ảnh những đồng đội đã đi xa.

B. Tình cảm đồng đội.

C. Những kí ức không thể quên về đồng đội và chiến trường.

D. Cả b & c.

Câu 6. Vì sao, người con “hay xấu hổ khi thấy cha mặc chiếc áo xanh cũ kĩ” ?

A. Vì sợ bạn bè coi thường mình nhà nghèo.

B. Vì người con sống trong hòa bình, không hiểu thời trận mạc của người cha.

C. Vì người cha quá lam lũ.

D. Cả a & b.

Câu 7. Kỷ niệm của người cha chứa trong những chi tiết nào ở chiếc áo?

A. Mỗi nếp gấp; mỗi mảnh vá.

B. Tuổi chiếc áo.

C. Màu xanh cũ kĩ.

D. Áo sẻ chia hơi ấm.

Câu 8. Người cha đã làm gì khi đến viếng mộ đồng đội đã hy sinh?

A. Bày đồ lễ và thắp hương.

B. Cha đắp áo sẻ chia hơi ấm với đồng đội.

C. Cha tâm sự với đồng đội xưa đã yên nghỉ chốn này.

D. Cha mặc chiếc áo xanh cũ kĩ và đứng lặng.

Câu 9. Cảm nhận của em về người cha trong bài thơ Chiếc áo của cha của tác giả Ngô Bá Hòa. HS có thể chọn 1 trong 2 hình thức: bức họa hoặc đoạn văn dài ½ trang vở (1đ)

Câu 10. Giả sử, em là người con trong bài thơ, khi được chứng kiến cảnh người cha viếng đồng đội mình ở nghĩa trang liệt sĩ, em sẽ nói gì với cha? (trả lời bằng đoạn văn ½ trang vở hoặc bức họa có hình ảnh 2 cha con đang đối thoại) (1đ)

II. TẠO LẬP VĂN BẢN (4đ)

a. Em đồng tình với ý kiến nào sau đây? Vì sao? (1đ)

a1. Những người lính trở về từ chiến tranh vệ quốc luôn trân trọng những kỉ niệm cũ và luôn nhớ về đồng đội xưa nên không thích hòa nhập với các cuộc vui

a2. Những người lính trở về từ chiến tranh vệ quốc cần quên những kỉ niệm cũ và đồng đội xưa để sống cho thanh thản, để hòa nhập với cuộc sống hiện đại

b. Suy nghĩ của em về sự cần thiết của việc thấu hiểu người thân (bài dài 1- 1,5 trang) (3đ)

-----Hết-----

-  Học sinh không được sử dụng tài liệu.

- Giám thị không giải thích gì thêm.


Đáp án

 Phần I. ĐỌC HIỂU

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

B

B

B

A

C

D

A

B

 

Câu 1. Dòng nào nói đúng về đặc điểm hình thức chính của bài thơ?

A. Thơ tự do, chia khổ không đều, gieo vần cách.

B. Thơ tự do; số tiếng, số khổ linh hoạt.

C. Thơ hỗn hợp, dòng, khổ dài ngắn khác nhau.

D. Thơ tự do, các khổ dài, không có vần.

 Phương pháp giải:

Đọc kĩ bài thơ và chú ý các đặc điểm hình thức

Lời giải chi tiết:

Đặc điểm hình thức chính của bài thơ: Thơ tự do; số tiếng, số khổ linh hoạt

→ Đáp án B

Câu 2. Đối tượng (đối tượng trữ tình) để nhà thơ bộc lộ cảm xúc là:

A. Người cha.

B. Chiếc áo của người cha.

C. Nỗi đau của đồng đội.

D. Tình cảm cha dành cho đồng đội.

 Phương pháp giải:

Đọc kĩ bài thơ và chú ý đối tượng của bài thơ

Lời giải chi tiết:

Bài thơ viết về: Lên án xã hội thờ ơ trước những kiếp người bất hạnh

→ Đáp án B

Câu 3. Bài thơ sử dụng những phương thức biểu đạt nào?

A. Tự sự, biểu cảm.

B. Biểu cảm, miêu tả, tự sự.

C. Nghị luận, biểu cảm.

D. Biểu cảm.

 Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

Nhớ lại kiến thức về phương thức biểu đạt

Lời giải chi tiết:

Bài thơ sử dụng những phương thức biểu đạt: Biểu cảm, miêu tả, tự sự

→ Đáp án B

Câu 4. Yếu tố tự sự trong bài thơ là để:

A. Kể người con đã từng hiểu chưa đúng về chiếc áo; chứng kiến hình ảnh người cha và những ngôi mộ nơi nghĩa trang, người con xúc động, hối hận.

B. Kể về việc: người con chứng kiến hình ảnh người cha và những ngôi mộ.

C. Kể người con coi thường chiếc áo cũ.

D. Kể nguyên nhân khiến người cha yêu quý chiếc áo cũ.

Phương pháp giải

Đọc kĩ bài thơ

Chú ý các yếu tố tự sự

Lời giải chi tiết

Yếu tố tự sự trong bài thơ là để: Kể người con đã từng hiểu chưa đúng về chiếc áo; chứng kiến hình ảnh người cha và những ngôi mộ nơi nghĩa trang, người con xúc động, hối hận

→ Đáp án A

Câu 5. Chiếc áo của cha chứa đựng điều gì?

A. Hình ảnh những đồng đội đã đi xa.

B. Tình cảm đồng đội.

C. Những kí ức không thể quên về đồng đội và chiến trường.

D. Cả b & c.

 Phương pháp giải:

Đọc kĩ bài thơ

Lời giải chi tiết:

Chiếc áo của cha chứa đựng những kí ức không thể quên về đồng đội và chiến trường

→ Đáp án C

Câu 6. Vì sao, người con “hay xấu hổ khi thấy cha mặc chiếc áo xanh cũ kĩ” ?

A. Vì sợ bạn bè coi thường mình nhà nghèo.

B. Vì người con sống trong hòa bình, không hiểu thời trận mạc của người cha.

C. Vì người cha quá lam lũ.

D. Cả a & b.

 Phương pháp giải:

Đọc kĩ bài thơ

Lời giải chi tiết:

Người con “hay xấu hổ khi thấy cha mặc chiếc áo xanh cũ kĩ” vì:

- Vì sợ bạn bè coi thường mình nhà nghèo

- Vì người con sống trong hòa bình, không hiểu thời trận mạc của người cha

→ Đáp án D

Câu 7. Kỷ niệm của người cha chứa trong những chi tiết nào ở chiếc áo?

A. Mỗi nếp gấp; mỗi mảnh vá.

B. Tuổi chiếc áo.

C. Màu xanh cũ kĩ.

D. Áo sẻ chia hơi ấm.

 Phương pháp giải:

Đọc kĩ bài thơ

Lời giải chi tiết:

Kỷ niệm của người cha chứa trong những chi tiết: Mỗi nếp gấp; mỗi mảnh vá

→ Đáp án A

Câu 8. Người cha đã làm gì khi đến viếng mộ đồng đội đã hy sinh?

A. Bày đồ lễ và thắp hương.

B. Cha đắp áo sẻ chia hơi ấm với đồng đội.

C. Cha tâm sự với đồng đội xưa đã yên nghỉ chốn này.

D. Cha mặc chiếc áo xanh cũ kĩ và đứng lặng.

Phương pháp giải

Đọc kĩ bài thơ

Lời giải chi tiết

Người cha đã đắp áo sẻ chia hơi ấm với đồng đội khi đến viếng mộ đồng đội đã hy sinh

→ Đáp án B

Câu 9. Cảm nhận của em về người cha trong bài thơ Chiếc áo của cha của tác giả Ngô Bá Hòa. HS có thể chọn 1 trong 2 hình thức: bức họa hoặc đoạn văn dài ½ trang vở (1đ)

Phương pháp giải:

Dựa vào kĩ năng đã học và những phân tích khi làm bài trắc nghiệm ở trên

Lời giải chi tiết:

- Xác định đúng một số đặc điểm của người cha thể hiện trong bài thơ:

+ Là người lính đã tham gia chiến tranh bảo vệ đất nước

+ Người lính đã trải qua những đau thương, mất mát ở chiến trường

+ Là người nặng nghĩa tình, sống giản dị (luôn nhớ tới đồng đội, kỉ niệm xưa…)

- Thể hiện cảm nhận về người cha: tình cảm chân thành phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc; hình thức thể hiện cần truyền tải được 2 phần: nét nổi bật về người lính – người cha (trong bài thơ); tình cảm, cảm xúc của người viết

Câu 10. Giả sử, em là người con trong bài thơ, khi được chứng kiến cảnh người cha viếng đồng đội mình ở nghĩa trang liệt sĩ, em sẽ nói gì với cha? (trả lời bằng đoạn văn ½ trang vở hoặc bức họa có hình ảnh 2 cha con đang đối thoại) (1đ)

Phương pháp giải:

Dựa vào quan điểm của bản thân

Lời giải chi tiết:

- HS có thể tham khảo gợi ý sau để viết hoặc vẽ tranh, xây dựng đối thoại

+ Hãy hóa thân vào nhân vật trữ tình để có cảm xúc hối hận vì đã cảm thấy xấu hổ khi cha mặc chiếc áo cũ

+ Hóa thân vào nhân vật trữ tình để có cảm xúc: mình đã hiểu người cha và chiếc áo xanh cũ kĩ; vô cùng xúc động trước nghĩa tình đồng đội của những người lính

+ Hãy nói với cha về dòng cảm xúc trong lòng mình đối với chiếc áo, với cha và tình đồng đội của ông…

II. TẠO LẬP VĂN BẢN (4đ)

a. Em đồng tình với ý kiến nào sau đây? Vì sao? (1đ)

a1. Những người lính trở về từ chiến tranh vệ quốc luôn trân trọng những kỉ niệm cũ và luôn nhớ về đồng đội xưa nên không thích hòa nhập với các cuộc vui

a2. Những người lính trở về từ chiến tranh vệ quốc cần quên những kỉ niệm cũ và đồng đội xưa để sống cho thanh thản, để hòa nhập với cuộc sống hiện đại

b. Suy nghĩ của em về sự cần thiết của việc thấu hiểu người thân (bài dài 1- 1,5 trang) (3đ)

Phương pháp giải:

a. Nêu suy nghĩ của bản thân

b. Dựa vào kiến thức và kĩ năng đã được học

Lời giải chi tiết:

a. HS đọc kĩ 2 ý kiến về 2 lối sống và phân tích biểu hiện tích cực, hạn chế

- Dựa vào những điều phân tích để thể hiện ý kiến của mình, có thể bổ xung để xây dựng lối sống phù hợp với thời đại (để người lính trở về từ chiến trường, không quên đồng đội xưa mà tâm trạng không quá nặng nề, sống yên vui, có ích cho đất nước…)

b. Suy nghĩ của em về việc thấu hiểu người thân

Phần chính

Điểm

Nội dung cụ thể

Mở bài

0.5

- Nêu vấn đề bàn luận

- Thái độ bản thân đối với vấn đề bàn luận

Thân bài

2.5

- Làm rõ cách hiểu: thấu hiểu người thân

- Biểu hiện của sự thấu hiểu (đối lập với không thấu hiểu)

- Thể hiện rõ đồng tình/ không đồng tình: Phân tích đời sống tinh thần của con người khi có người thân thấu hiểu

- Phản đề: Biểu hiện của cuộc sống gia đình khi mọi người không thấu hiểu nhau

Kết bài

0.5

Khẳng định giá trị cuộc sống bên những người thân thấu hiểu nhau; Nhận thức và hành động của bản thân (quan tâm thấu hiểu người thân)

Yêu cầu khác

0.5

- Bài viết thể hiện rõ đặc trưng thể loại (nghị luận)

- Thể hiện rõ quan điểm cá nhân (đồng tình/phản bác)

- Dẫn chứng đa dạng phù hợp với lý lẽ, ý kiến