Đề thi giữa kì 2 Văn 7 Chân trời sáng tạo - Đề số 5

PHẦN I – TRẮC NGHIỆM (5 điểm) Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:


Đề thi

PHẦN I – TRẮC NGHIỆM (5 điểm)

Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

1. Có công mài sắt, có ngày nên kim

2. Học ăn, học nói, học gói, học mở

3. Lá lành đùm lá rách

Câu 1. Câu tục ngữ sau có mấy vế?

Có công mài sắt, có ngày nên kim

A. Hai vế

B. Bốn vế

C. Ba vế

D. Năm vế

Câu 2. Câu tục ngữ nào ở ngữ liệu có cách ngắt nhịp 2/2/2/2?

A. Câu 1

B. Câu 2

C. Câu 3

D. Câu 1 và câu 2

Câu 3. Cả ba câu tục ngữ trên đều sử dụng biện pháp tu từ nào sau đây?

A. So sánh

B. Ẩn dụ

C. Hoán dụ

D. Điệp ngữ

Câu 4. Nghĩa của câu tục ngữ Học ăn, học nói, học gói, học mở là “Khuyên ta phải biết học cách ăn uống cho thanh lịch, học cách nói năng cho nhã nhặn và học cách ứng xử cho khôn khéo, đúng mực” đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Câu 5. Câu tục ngữ Lá lành đùm lá rách nhắn gửi đến chúng ta điều gì?

A. Sự đoàn kết trong cuộc sống

B. Sự sẻ chia trong cuộc sống

C. Cách ăn mặc trong cuộc sống

D. Cách ứng xử trong cuộc sống

Câu 6. Biện pháp nói quá được sử dụng trong câu tục ngữ nào?

A. Câu 1

B. Câu 2

C. Câu 3

D. Câu 1 và câu 2

Câu 7. Ngoài phần ngữ liệu trên, em hãy lựa chọn một câu tục ngữ mà mình thích và đặt câu với câu tục ngữ đó.

Câu 8. Giải thích ngắn gọn ý nghĩa của câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim”. Từ đó rút ra bài học cho bản thân em.

PHẦN II – TẬP LÀM VĂN (5 điểm)

Hãy viết bài văn nghị luận thể hiện rõ ý kiến của em về vấn đề: Sách là để đọc, không phải để trưng bày.


Đáp án

PHẦN I – TRẮC NGHIỆM

Câu 1 (0.5 điểm)

Câu tục ngữ sau có mấy vế?

Có công mài sắt, có ngày nên kim

A. Hai vế

B. Bốn vế

C. Ba vế

D. Năm vế

Phương pháp:

Đọc và quan sát ngữ pháp của câu tục ngữ

Lời giải chi tiết:

Câu tục ngữ trên có hai vế

=> Đáp án: A

Câu 2 (0.5 điểm)

Câu tục ngữ nào ở ngữ liệu có cách ngắt nhịp 2/2/2/2?

A. Câu 1

B. Câu 2

C. Câu 3

D. Câu 1 và câu 2

Phương pháp:

Đọc và quan sát cách ngắt nhịp của câu tục ngữ

Lời giải chi tiết:

Câu tục ngữ 2 có cách ngắt nhịp 2/2/2/2

=> Đáp án: B

Câu 3 (0.5 điểm)

Cả ba câu tục ngữ trên đều sử dụng biện pháp tu từ nào sau đây?

A. So sánh

B. Ẩn dụ

C. Hoán dụ

D. Điệp ngữ

Phương pháp:

Đọc và xác định biện pháp tu từ được sử dụng

Lời giải chi tiết:

Cả ba câu tục ngữ trên đều sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ

=> Đáp án: B

Câu 4 (0.5 điểm)

Nghĩa của câu tục ngữ Học ăn, học nói, học gói, học mở là “Khuyên ta phải biết học cách ăn uống cho thanh lịch, học cách nói năng cho nhã nhặn và học cách ứng xử cho khôn khéo, đúng mực” đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Phương pháp:

Xác định nội dung, ý nghĩa của câu tục ngữ

Lời giải chi tiết:

Đúng

=> Đáp án: A

Câu 5 (0.5 điểm)

Câu tục ngữ Lá lành đùm lá rách nhắn gửi đến chúng ta điều gì?

A. Sự đoàn kết trong cuộc sống

B. Sự sẻ chia trong cuộc sống

C. Cách ăn mặc trong cuộc sống

D. Cách ứng xử trong cuộc sống

Phương pháp:

Từ nội dung rút ra thông điệp mà câu tục ngữ muốn nhắn gửi

Lời giải chi tiết:

Câu tục ngữ Lá lành đùm lá rách nhắn gửi đến chúng ta sự sẻ chia trong cuộc sống

=> Đáp án: B

Câu 6 (0.5 điểm)

Biện pháp nói quá được sử dụng trong câu tục ngữ nào?

A. Câu 1

B. Câu 2

C. Câu 3

D. Câu 1 và câu 2

Phương pháp:

Vận dụng kiến thức về biện pháp nói quá

Lời giải chi tiết:

Biện pháp nói quá được sử dụng trong câu tục ngữ 1

=> Đáp án: A

Câu 7 (1.0 điểm)

Ngoài phần ngữ liệu trên, em hãy lựa chọn một câu tục ngữ mà mình thích và đặt câu với câu tục ngữ đó.

Phương pháp:

Lựa chọn câu tục ngữ em thích và đặt câu, đảm bảo ngữ nghĩa, chính tả, ngữ pháp

Lời giải chi tiết:

- Em thích câu tục ngữ: Ở hiền gặp lành

- Đặt câu: “Những câu chuyện cổ tích đã dạy cho chúng ta bài học vô cùng quý giá đó là ở hiền gặp lành”.

Câu 8 (1.0 điểm)

Giải thích ngắn gọn ý nghĩa của câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim”. Từ đó rút ra bài học cho bản thân em.

Phương pháp:

Xác định và giải thích được ngắn gọn câu tục ngữ và tự rút ra được bài học cho bản thân

Lời giải chi tiết:

- Ý nghĩa: Câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim” khuyên chúng ta chỉ cần mỗi người biết cố gắng, biết nỗ lực kiên trì, có ý chí quyết tâm và mục đích rõ ràng thì chắc chắn sẽ thành công.

- Bài học: Luôn nỗ lực cố gắng, kiên trì, quyết tâm vượt qua khó khăn thử thách trong cuộc sống.

PHẦN II – TẬP LÀM VĂN (5 điểm)

Hãy viết bài văn nghị luận thể hiện rõ ý kiến của em về vấn đề: Sách là để đọc, không phải để trưng bày.

Phương pháp:

Nêu suy nghĩ, ý kiến của em về vấn đề này

Lời giải chi tiết:

Gợi ý:

a. Mở bài:

- Giới thiệu vai trò của sách và đưa vấn đề cần nghị luận : Sách là để đọc, không phải để trưng bày”.

b. Thân bài: Trình bày quan điểm tập trung vào các ý:

- Đọc sách là nhu cầu không thể thiếu của con người.

- Sách sinh ra là để phục vụ cho nhu cầu khám phá, chinh phục của con người.

- Dùng lí lẽ để khuyên: Bạn hãy cầm lấy sách mà đọc. Vì sách hàm chứa văn hoá của dân tộc, mang hồn thiêng của đất nước, gợi tư duy và kích thích trí tưởng tượng của con người (lấy dẫn chứng).

- Hành động đọc sách là khám phá và chinh phục.

 (lấy dẫn chứng)

- Đọc sách để hiểu đời, hiểu người và hiểu chính mình.

- Sách sinh ra không phải để trưng bày, khoe của. Sách cũng không nên trở thành vật cổ rêu phong.

=> Khẳng định vấn đề nêu trên là hoàn toàn đúng.

c. Kết bài: Liên hệ bản thân