Đề thi giữa kì 2 Văn 11 Kết nối tri thức - Đề số 7

Đề thi giữa kì 2 Văn 11 bộ sách kết nối tri thức đề số 7 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm và tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp


Đề thi

I. ĐỌC HIỂU:

Đọc kĩ văn bản sau và trả lời câu hỏi:

LẠNG SƠN ĐẠO TRUNG

(Trên đường đi Lạng Sơn)

(Trích Nam Trung tạp ngâm – Nguyễn Du)

PHIÊN ÂM

Vạn mộc sơn tiền khả bốc cư,

Bạch vân tại tụ thuỷ thông cừ.

Sơn tăng đối trúc lưỡng vô dạng,

Mục thụ kỵ ngưu nhất bất như.

Ảnh lý tu my khan lão hỷ,

Mộng trung tùng cúc ức quy dư.

Toạ gia thôn tẩu đa nhàn sự,

Chỉ vị bình sinh bất độc thư.

DỊCH NGHĨA

Hàng vạn cây um tùm trước núi, nơi đây có thể chọn làm chỗ ở,

Mây trắng giăng giăng trên núi, nước tuôn theo khe suối.

Nhà sư trước hàng trúc, cả hai đều thanh thản,

Mục đồng cưỡi lưng trâu, quả thực chẳng ai bằng.

Soi gương ngắm râu tóc thấy già rồi.

Trong mộng gặp tùng cúc, nhớ tới lời “về thôi!” (1)

Ông già nơi thôn xóm quá nhàn nhã,

Chỉ vì cả đời chẳng biết đến sách vở.

DỊCH THƠ

Trước núi um tùm dựng được nhà,

Hang đùn mây trắng nước khe ra.

Sư bên khóm trúc bình yên cả,

Mục cưỡi lưng trâu, sướng nhất mà!

Trước kính mày râu nhìn cảnh lão,

Trong mơ tùng cúc nhớ quê ta.

Ngồi nhà mấy cụ sao thư thả?

Chỉ vì không hề đọc sách qua.

Vũ Tam Tập dịch

Chú thích:

Hoàn cảnh sáng tác: Trích trong Nam trung tạp ngâm – Tập thơ chữ Hán của Nguyễn Du, sáng tác vào thời kì Nguyễn Du Làm quan ở Bắc Hà (1802-1804)

(1) “Về thôi” dịch hai chữ “quy dư trong nguyên tác: Sách Luận ngữ chép: Khổng Tử ở nước Trần, thấy đạo lớn không thể thực hiện được, cảm khái than rằng: “Quy dư! Quy dư!...” (Về thôi, về đi thôi). Trong lời tựa bài “Quy khứ lai từ”, Đào Tiềm đã dùng mấy chữ “quy dư chi tình” (nỗi lòng muốn về) để bày tỏ chỉ hướng muốn từ bỏ chức quan, về vui với cảnh ruộng vườn.

Mùa đông năm Quý Hợi, tức năm 1804, Nguyễn Du được triều đình cử lên trấn Nam Quan (nay là Hữu Nghị Quan) thuộc địa phận Lạng Sơn để đón tiếp sứ đoàn nhà Thanh sang sắc phong. Bài thơ trên có lẽ được làm trong dịp này.

Trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1. Xác định nội dung chính của bài thơ trên.

Câu 2. Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là gì? Dựa vào đâu để có thể xác định cảm hứng chủ đạo ấy

Câu 3. Bốn câu thơ đầu của bài thơ gợi ra cho em những cảm nhận gì về không gian và con người nơi Lạng Sơn mà Nguyễn Du nhắc đến

Vạn mộc sơn tiền khả bốc cư,

Bạch vân tại tụ thuỷ thông cừ.

Sơn tăng đối trúc lưỡng vô dạng,

Mục thụ kỵ ngưu nhất bất như.

 

Trước núi um tùm dựng được nhà,

Hang đùn mây trắng nước khe ra.

Sư bên khóm trúc bình yên cả,

Mục cưỡi lưng trâu, sướng nhất mà!

Câu 4. Hai câu thơ cuối nói về điều gì? Theo em, hai câu thơ có ẩn chứa tâm sự nào khác của tác giả hay không? Vì sao?

Toạ gia thôn tẩu đa nhàn sự,

Chỉ vị bình sinh bất độc thư.

 

Ngồi nhà mấy cụ sao thư thả?

Chỉ vì không hề đọc sách qua.

Câu 5. Viết đoạn văn nghị luận khoảng 12 câu, trình bày một chi tiết/hình ảnh thơ/câu thơ/cặp câu thơ mà em thấy ấn tượng nhất trong bài thơ trên.

II. VIẾT

 Viết bài văn khoảng 2/3 trang giấy phân tích, đánh giá đặc sắc trong nội dung và nghệ thuật của bài thơ Lạng Sơn đạo trung.

-----Hết-----

-  Học sinh không được sử dụng tài liệu.

- Giám thị không giải thích gì thêm.


Đáp án

Đáp án

Câu 1. Xác định nội dung chính của bài thơ trên.

Phương pháp:

Đọc tác phẩm, tổng hợp nội dung.

Lời giải chi tiết

Cảm nhận về cảnh sắc và con người Lạng Sơn khi Nguyễn Du đi qua miền đất này.

Câu 2. Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là gì? Dựa vào đâu để có thể xác định cảm hứng chủ đạo ấy

Phương pháp:

Đọc, phân tích, tổng hợp.

Lời giải chi tiết:

- Cảm hứng chủ đạo: Cảm nhận về vẻ đẹp thanh bình nơi Lạng Sơn và những tâm sự của Nguyễn Du về thế sự và cuộc đời

- Căn cứ:

+ 4 câu đầu: Nhắc tới các hình ảnh về làng quê yên bình, cảnh rừng núi nơi Lạng Sơn, hình ảnh của sư thầy đang bình yên tận hưởng cuộc sống

+ 4 câu sau: Nhắc tới hình ảnh của chính Nguyễn Du khi về già, cùng với suy tư về việc liệu có được như ông lão kia, vì “không biết chữ” nên không lo thế sự, mà bình an tận hưởng cuộc sống.

Câu 3. Bốn câu thơ đầu của bài thơ gợi ra cho em những cảm nhận gì về không gian và con người nơi Lạng Sơn mà Nguyễn Du nhắc đến

Vạn mộc sơn tiền khả bốc cư,

Bạch vân tại tụ thuỷ thông cừ.

Sơn tăng đối trúc lưỡng vô dạng,

Mục thụ kỵ ngưu nhất bất như.

 

Trước núi um tùm dựng được nhà,

Hang đùn mây trắng nước khe ra.

Sư bên khóm trúc bình yên cả,

Mục cưỡi lưng trâu, sướng nhất mà!

Phương pháp:

Phân tích, tổng hợp.

Lời giải chi tiết:

Trước núi um tùm dựng được nhà,

Hang đùn mây trắng nước khe ra.

Sư bên khóm trúc bình yên cả,

Mục cưỡi lưng trâu, sướng nhất mà!

- Không gian: Núi rừng, hang núi, có mây trắng, có khe nước,...không gian hòa nhập với thiên nhiên

- Cuộc sống con người: Xây đắp nhà cửa, dẫn trâu đi cày, nhà sư ngồi bên khóm trúc đầy yên bình

→ Cuộc sống yên bình, hòa quyện giữa thiên nhiên và con người xứ Lạng.

Câu 4. Hai câu thơ cuối nói về điều gì? Theo em, hai câu thơ có ẩn chứa tâm sự nào khác của tác giả hay không? Vì sao?

Toạ gia thôn tẩu đa nhàn sự,

Chỉ vị bình sinh bất độc thư.

 

Ngồi nhà mấy cụ sao thư thả?

Chỉ vì không hề đọc sách qua.

Phương pháp:

Phân tích, tổng hợp.

Lời giải chi tiết:

Ngồi nhà mấy cụ sao thư thả?

Chỉ vì không hề đọc sách qua.

- Hình ảnh trong hai câu cuối: Cụ già ngồi nhà thư thả, Nguyễn Du đoán rằng liệu có phải vì “không biết đọc sách” – không quan tâm và hiểu về thế sự nên mới có tâm thế nhàn nhã, thư thả vậy không?

- Tâm sự của nhà thơ: Ước muốn bình yên, không lo toan thế sự hay cuộc đời, sống bình dị, lánh đục về trong, nhưng lại trong hoàn cảnh là người “hay chữ” nên vẫn còn vướng bận những lo toan thời thế, những điều khiến nhà thơ bận lòng, đau đáu.

Câu 5. Viết đoạn văn nghị luận khoảng 12 câu, trình bày một chi tiết/hình ảnh thơ/câu thơ/cặp câu thơ mà em thấy ấn tượng nhất trong bài thơ trên.

Phương pháp:

Phân tích, tổng hợp.

Lời giải chi tiết:

- Hình thức: Đoạn văn khoảng 12 câu, theo đúng cấu trúc đoạn (diễn dịch hoặc quy nạp hoặc tổng phân hợp)

- Nội dung: Học sinh có thể lựa chọn hình ảnh/câu thơ theo cảm nhận của mình

+ Lựa chọn 4 câu thơ đầu:

→ Hình ảnh thiên nhiên núi rừng Lạng Sơn.

→ Hình ảnh về con người: những đứa trẻ chăn trâu, hay sư đang ngồi dưới khóm trúc.

→ Bình yên trong khung cảnh và tâm trí.

+ Lựa chọn 4 câu thơ sau:

→ Hình ảnh nhà thơ tự ngắm mình khi về già, đồng thời nhớ về quê hương.

→ Mong muốn được thư thái, nhàn hạ như những cụ già, tránh thế sự.

→ Mong ước bình yên và nỗi nhớ quê hương giản dị, sâu nặng.

PHẦN II – LÀM VĂN (4 điểm)

Viết bài văn khoảng 2/3 trang giấy phân tích, đánh giá đặc sắc trong nội dung và nghệ thuật của bài thơ Lạng Sơn đạo trung.

Phương pháp:

- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).

- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập văn bản.

Lời giải chi tiết:

a. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Đặc sắc trong nội dung và nghệ thuật của bài thơ Lạng Sơn đạo trung

b. Phân tích:

1. Bốn câu thơ đầu – Cảm nhận về khung cảnh thiên nhiên và cuộc sống nơi Lạng Sơn mà Nguyễn Du đi qua.

Trước núi um tùm dựng được nhà,

Hang đùn mây trắng nước khe ra.

Sư bên khóm trúc bình yên cả,

Mục cưỡi lưng trâu, sướng nhất mà!

 

- Không gian: Núi rừng, hang núi, có mây trắng, có khe nước,...không gian hòa nhập với thiên nhiên

- Cuộc sống con người: Xây đắp nhà cửa, dẫn trâu đi cày, nhà sư ngồi bên khóm trúc đầy yên bình

→ Cuộc sống yên bình, hòa quyện giữa thiên nhiên và con người xứ Lạng

2. Bốn câu thơ sau: - Tâm sự của nhà thơ

Trước kính mày râu nhìn cảnh lão,

Trong mơ tùng cúc nhớ quê ta.

Ngồi nhà mấy cụ sao thư thả?

Chỉ vì không hề đọc sách qua.

- Nỗi nhớ quê hương khi ngắm nhìn những hình ảnh bình dị, thân thương của làng quê

- Nỗi tâm sự thời thế thầm kín, nỗi lo về nước nhà thời cuộc

+ Hình ảnh trong hai câu cuối: Cụ già ngồi nhà thư thả, Nguyễn Du đoán rằng liệu có phải vì “không biết đọc sách” – không quan tâm và hiểu về thế sự nên mới có tâm thế nhàn nhã, thư thả vậy không?

+ Tâm sự của nhà thơ: Ước muốn bình yên, không lo toan thế sự hay cuộc đời, sống bình dị, lánh đục về trong, nhưng lại trong hoàn cảnh là người “hay chữ” nên vẫn còn vướng bận những lo toan thời thế, những điều khiến nhà thơ bận lòng, đau đáu.

3. Nghệ thuật đặc sắc

- Nghệ thuật đối.

Vạn mộc sơn tiền khả bốc cư,

Bạch vân tại tụ thuỷ thông cừ.

- Hình ảnh quen thuộc của làng quê và núi rừng Lạng Sơn

- Hình ảnh mang tính ước lệ

4. Ý nghĩa.

Nỗi niềm “những điều trông thấy” của nhà thơ, dù rất khát khao khung cảnh bình yên, nhưng sâu trong lòng vẫn là những trăn trở suy tư về cuộc đời và thời thế, là nỗi nhớ quê hương da diết của nhà thơ