Đề thi giữa kì 2 Văn 11 Kết nối tri thức - Đề số 4

Đề thi giữa kì 2 Văn 11 bộ sách kết nối tri thức đề số 4 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm và tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp


Đề thi

I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

Đọc văn bản:

MIẾNG NGON HÀ NỘI

(Vũ Bằng)

Kỳ lạ đến thế là cùng, Hà Nội ạ!

Hà Nội... ngon... quá xá! Hà Nội ngon không mãi chỉ ngon về những miếng ngon đặc biệt, nhưng ngon từ cách ăn uống ngon đi, ngon từ cách rao hàng quà ngon xuống, ngon từ cách trình bày ngon tới, ngon từ cách thái miếng thịt, chia miếng bánh ngon lui.

[...] Miếng ngon của Hà Nội có phải đâu là mấy thứ đó mà thôi, Hà Nội ngon là ngon từ cái dưa, quả cà, trách mắm; Hà Nội ngon là ngon từ bát canh hoa lý nấu suông, mấy cái trứng cáy chưng lên ăn với gạo Mễ Trì hay đĩa rau muống xào có gia thêm một chút mắm tôm, Hà Nội ngon là ngon từ miếng cá thu kho với nước mía ăn với gạo tám thơm vào đầu đông, mấy bìa đậu sống ở Phú Thụy chấm với mắm tôm chanh ớt vào một ngày oi bức hay một chén sấu dầm nhắm nhót một ngày đìu hiu vào cuối thu.

Thực vậy, ăn một bữa cháo ám mà thiếu thìa là, cải cúc thì còn ra trò gì? Thưởng thức một bữa mắm tôm chua, mà về gia vị không tìm được mấy cánh lá bạc hà hay một chút rau thơm, nhất định không thể nào toàn bích. Cũng vậy, người nội trợ muốn làm ăn khéo tay đến mấy đi nữa, mà canh dưa nấu lạc thiếu rau diếp và mùi tô điểm, hay ăn cuốn mà không có giấm cái, thang mà không có mắm tôm, thì cũng không thể làm cho ta mãn nguyện. Ôi là miếng ngon Hà Nội! Cái ngon thiên hình vạn trạng làm cho người ta cảm thấy say sưa cuộc sống còn; cái ngon làm cho người ta thương mến nước non, thương mến từ cái cây, ngọn cỏ thương đi, thương mến từ con cá, miếng thịt của đồng bào mà thương lại; cái ngon làm cho người ta tự bắt buộc phải quý hóa từ mấy lá thìa là, cải cúc, từ một xóc cua đồng, từ mấy ngọn húng láng của những người nơi thôn ổ đã chăm chút trồng nên [...].

Cái ngon của Hà Nội thật là phiền toái mà kiểu cách. Người vợ thương chồng muốn làm nên một miếng ăn ngon, thực quả đã công phu; những công phu, vất vả đến chừng nào đi nữa mà thấy chồng sung sướng thì cũng đã thấy được đền bù đầy đủ lắm rồi... Huống chi, nhiều lúc, miếng ăn ngon lại còn trói buộc tinh thần người ta lại với nhau, tưởng như không có cách gì khả dĩ chia lìa được...

Một buổi kia, thân thể anh cũng mỏi mệt như linh hồn anh, anh tự nhiên thấy nhớ đến một bát canh rau sắng do tự tay vợ nấu, một đĩa chè kho vợ quấy, một con chim ngói nhồi cốm nấm hương, và thịt thăn do vợ hầm. Những món ăn đó có những liên hệ tinh thần bí mật và tế nhị nối ta với gia đình, làm cho ta không thể nào quên được. Đi xa, có khi nhớ mà se sắt cả lòng, ăn uống mất cả dâng lên nghẹn họng. Ta tương tư tất cả những miếng ngon Hà Nội đã chiếm lòng hoa rơi, một câu hát của người thiếu phụ ru con trên võng... đều nhắc nhở ta nhớ ta. Một ngọn gió thay chiều, một trận mưa xanh lạnh, một con chim hót, một cánh đến một thời trên, một miếng ngon đặc biệt của Hà Nội mến yêu. [...]

Ôi nhớ biết mấy, cảm bao nhiêu! Tả làm sao được những cảm giác nhẹ nhàng và tế nhị của những buổi sáng Chủ nhật lên chợ Đồng Xuân, ta đi vào khu hàng quà, cách dãy hàng cây, hàng cá mươi mười lăm bước? Thật quả là “trên thì trời, dưới thì hàng quà, ông ạ. Phải tới đó một hai lần rồi, người ta mới có thể có một “khái niệm tổng quát” về miếng ngon Hà Nội và thấu hiểu rằng miếng ngon liên kết các giai cấp xã hội với nhau chặt chẽ đến chừng nào. Tà áo màu tươi bay cạnh bộ com lê xám; vai áo tứ thân phai màu sát với cái khăn quàng bằng nỉ màu vàng lợt. Người ta ngồi ở trên những cái ghế dài, thưởng thức các miếng ngon Hà Nội vui vẻ như anh em ruột thịt trong một nhà, người này thấy món nọ ngon thì mách người kia, người kia thấy thức kia kém thì bảo cho người nọ. Hết thảy đều vui vẻ tươi cười. Và trông thấy những cái miệng nhai dẻo quẹo, những con mắt như cười, những nét mặt nở nang, tươi thắm ở trên những hàng quà tinh khiết đó, người ta cảm giác thấy đời ít nhất cũng có một cái gì ý vị […]

Quái lạ là cái miếng ngon! Mỗi thứ nhắc lại cho ta những kỷ niệm vui hay buồn, mỗi thứ nhắc lại cho ta một thời kỳ đã qua đi không trở lại. Miếng ngon Hà Nội nhiều biết bao nhiêu! Yêu miếng ngon Hà Nội nhiều biết chừng nào![...]

Miếng ngon của Hà Nội bao giờ cũng thế, cũng trầm lặng như vậy và cũng tiết ra một hương thơm như vậy. Hương thơm đó ngạt ngào, quyến luyến như một lời tâm sự của người xưa để lại cho người sau, như một lời ân ái của tình nhân để lại cho tình nhân, như một lời tâm sự của một người anh yêu mến gởi cho cô em gái. Bao giờ phai lạt được những niềm yêu thương ấy? Bao giờ “ăn Bắc” lại không có nghĩa là ăn ngon? Ta mơ ước một ngày đất nước thanh bình, toàn dân sát cánh với nhau ăn mừng Đại Nhật bằng một bữa tiệc vĩ đại có đủ hết cả những miếng ngon Hà Nội.

(https://goeco.link/1THKO)

Câu hỏi:

Câu 1. Xác định đề tài chính của tùy bút Miếng ngon Hà Nội.

A. Văn hóa ẩm thực.

B. Món ngon của quê hương

C. Ẩm thực Hà Thành

D. Tình cảm vợ chồng

Câu 2. Dòng nào nêu đặc điểm của văn bản Miếng ngon Hà Nội trên?

A. Chất trữ tình; chất truyện.

B. Dựa trên tiêu chí về đề tài.

C. Chất trữ tình; chất khảo cứu.

D. Chất trữ tình; hồi ức/ hồi tưởng.

Câu 3. Yếu tố tự sự thể hiện trong văn bản Miếng ngon Hà Nội là:

A. Lịch sử xuất hiện các món ăn ngon của Hà Nội.

B. Ký ức về việc thưởng thức các món ngon, về sự chế biến công phu, tinh tế của người nấu.

C. Ký ức về việc thưởng thức các món ngon, về sự chế biến cầu kỳ của người vợ.

D. Câu chuyện/các sự việc đời sống khơi gợi mạch cảm xúc, tình cảm của tác giả.

Câu 4. Những cảm hứng nào được kết hợp khi viết về đề tài ẩm thực của văn bản trên:

A. Cảm hứng lãng mạn, cảm hứng bi kịch.

B. Cảm hứng thế sự, cảm hứng anh hùng.

C. Cảm hứng văn hóa - lịch sử, cảm hứng trữ tình/lãng mạn.

D. Cảm hứng văn hóa - lịch sử, cảm hứng anh hùng.

Câu 5. Mạch liên tưởng các câu chuyện về món ngon Hà Nội trong văn bản trên là:

A. Niềm nhớ thương, hoài vọng về con người, mảnh đất quê hương.

B. Thương nhớ quê hương và gia đình Bắc Việt

C. Thể hiện thế giới tinh thần và đời sống tình cảm tác giả.

D. Thể hiện vẻ đẹp tâm hồn, tính cách của người viết.

Câu 6. Sự kết hợp yếu tố tự sự và yếu tố trữ tình trong câu văn sau có ý nghĩa gì?

“Cái ngon thiên hình vạn trạng làm cho người ta cảm thấy say sưa cuộc sống còn; cái ngon làm cho người ta thương mến nước non, thương mến từ cái cây, ngọn cỏ thương đi, thương mến từ con cá, miếng thịt của đồng bào mà thương lại; cái ngon làm cho người ta tự bắt buộc phải quý hóa từ mấy lá thìa là, cải cúc, từ một xóc cua đồng, từ mấy ngọn húng láng của những người nơi thôn ổ đã chăm chút trồng nên”.

A. Thể hiện lối thưởng thức hương hoa đất trời tinh tế của người Hà Thành.

B. Sự khéo léo, tinh tế trong việc chọn nguyên liệu, chế biến các món ngon.

C. Thưởng thức món ngon khơi nguồn mạch thương nhớ về nơi chôn rau cắt

D. Thưởng thức món ăn chính là việc cảm nhận cái tinh túy/vẻ đẹp của hồn người, hồn đất quê hương.

Câu 7. Vì sao tác giả cho rằng “Những món ăn đó có những liên hệ tinh thần bí mật và tế nhị nối ta với gia đình, làm cho ta không thể nào quên được”

A. Vì mỗi món ăn gắn liền với một kỷ niệm/kí ức của gia đình.

B. Vì món ăn gắn liền với cỏ cây, sản vật gia đình, quê hương.

C. Vì gắn với tấm lòng của người chế biến, gợi nhắc vẻ đẹp tinh túy của quê hương.

D. Vì việc thưởng thức các món ăn được nhìn qua lăng kính hoài niệm.

Câu 8. Qua dòng cảm xúc hồi tưởng về các món ăn, tác giả đã phát hiện những vẻ đẹp nào trong văn hóa ẩm thực của người Hà Thành?

A. Gu chế biến món ăn giàu tính thẩm mĩ, văn hóa-lịch sử.

B. Lối thưởng thức hương hoa cuộc sống thanh lịch, tinh tế gắn liền với nỗ nhớ về nơi chôn rau cắt rốn.

C. Sau các món ăn, đó là nét đẹp cần mẫn, sáng tạo của con người.

D. Văn hóa ẩm thực luôn gắn liền với hương sắc quê hương.

Trả lời câu hỏi/thực hiện yêu cầu:

Câu 9. Cảm hứng chủ đạo trong Món ngon Hà Nội là gì? Từ đó, nhận xét chân dung tinh thần cái Tôi tác giả (1đ)

Câu 10. Em có đồng ý món ngon Hà Nội tiết ra “Hương thơm… ngạt ngào, quyến luyến như một lời tâm sự của người xưa để lại cho người sau” không? Vì sao? (1đ)

II. VIẾT (4 điểm)

Câu 1. Quan sát hai bức ảnh sau và trả lời câu hỏi a,b (1đ)

a. Tìm điểm tương đồng và khác biệt của hai bức ảnh trên

b. Bức ảnh nào liên quan tới chủ đề của văn bản Miếng ngon Hà Nội. Phân tích làm rõ sự kiện liên quan đó

Câu 2. Hãy lựa chọn một số từ ngữ sau, kết nối chúng để viết bài văn nghị luận với chủ đề: Bản sắc dân tộc – Những vẻ đẹp vượt thời gian (từ 1,5-2 trang) (3đ)

-----Hết-----

-  Học sinh không được sử dụng tài liệu.

- Giám thị không giải thích gì thêm.


Đáp án

 Phần I. ĐỌC HIỂU

Câu 1

(0.5đ)

Câu 2 (0.5đ)

Câu 3

(0.5đ)

Câu 4

(0.5đ)

Câu 5

(0.5đ)

Câu 6

(0.5đ)

Câu 7

(0.5đ)

Câu 8 (0.5đ)

A

D

B

C

A

A

C

B

 

Câu 1 (0.5 điểm)

Câu 1. Xác định đề tài chính của tùy bút Miếng ngon Hà Nội.

A. Văn hóa ẩm thực.

B. Món ngon của quê hương

C. Ẩm thực Hà Thành

D. Tình cảm vợ chồng

Phương pháp:

Đọc kĩ văn bản và tiêu đề

Lời giải chi tiết:

Đề tài chính của tùy bút Miếng ngon Hà Nội: Văn hóa ẩm thực

→ Đáp án: A

Câu 2 (0.5 điểm)

Câu 2. Dòng nào nêu đặc điểm của văn bản Miếng ngon Hà Nội trên?

A. Chất trữ tình; chất truyện.

B. Dựa trên tiêu chí về đề tài.

C. Chất trữ tình; chất khảo cứu.

D. Chất trữ tình; hồi ức/ hồi tưởng.

Phương pháp:

 Đọc kĩ văn bản

Chú ý những chi tiết tiêu biểu thể hiện đặc điểm của văn bản

Lời giải chi tiết:

Đặc điểm của văn bản Miếng ngon Hà Nội trên: Chất trữ tình; hồi ức/ hồi tưởng

→ Đáp án: D

Câu 3 (0.5 điểm)

Câu 3. Yếu tố tự sự thể hiện trong văn bản Miếng ngon Hà Nội là:

A. Lịch sử xuất hiện các món ăn ngon của Hà Nội.

B. Ký ức về việc thưởng thức các món ngon, về sự chế biến công phu, tinh tế của người nấu.

C. Ký ức về việc thưởng thức các món ngon, về sự chế biến cầu kỳ của người vợ.

D. Câu chuyện/các sự việc đời sống khơi gợi mạch cảm xúc, tình cảm của tác giả.

Phương pháp:

Đọc kĩ văn bản

Chú ý các chi tiết thể hiện yếu tố tự sự

Lời giải chi tiết:

Yếu tố tự sự thể hiện trong văn bản Miếng ngon Hà Nội là: Ký ức về việc thưởng thức các món ngon, về sự chế biến công phu, tinh tế của người nấu

→ Đáp án: B

Câu 4 (0.5 điểm)

Câu 4. Những cảm hứng nào được kết hợp khi viết về đề tài ẩm thực của văn bản trên:

A. Cảm hứng lãng mạn, cảm hứng bi kịch.

B. Cảm hứng thế sự, cảm hứng anh hùng.

C. Cảm hứng văn hóa - lịch sử, cảm hứng trữ tình/lãng mạn.

D. Cảm hứng văn hóa - lịch sử, cảm hứng anh hùng.

Phương pháp:

Đọc kĩ văn bản

Nhớ lại kiến thức về một số cảm hứng tiêu biểu

Lời giải chi tiết:

Những cảm hứng được kết hợp khi viết về đề tài ẩm thực của văn bản trên: Cảm hứng văn hóa - lịch sử, cảm hứng trữ tình/lãng mạn

→ Đáp án: C

Câu 5 (0.5 điểm)

Câu 5. Mạch liên tưởng các câu chuyện về món ngon Hà Nội trong văn bản trên là:

A. Niềm nhớ thương, hoài vọng về con người, mảnh đất quê hương.

B. Thương nhớ quê hương và gia đình Bắc Việt

C. Thể hiện thế giới tinh thần và đời sống tình cảm tác giả.

D. Thể hiện vẻ đẹp tâm hồn, tính cách của người viết.

Phương pháp:

Đọc kĩ văn bản

Lời giải chi tiết:

Mạch liên tưởng các câu chuyện về món ngon Hà Nội trong văn bản trên là: Niềm nhớ thương, hoài vọng về con người, mảnh đất quê hương

→ Đáp án: A

Câu 6 (0.5 điểm)

Câu 6. Sự kết hợp yếu tố tự sự và yếu tố trữ tình trong câu văn sau có ý nghĩa gì?

“Cái ngon thiên hình vạn trạng làm cho người ta cảm thấy say sưa cuộc sống còn; cái ngon làm cho người ta thương mến nước non, thương mến từ cái cây, ngọn cỏ thương đi, thương mến từ con cá, miếng thịt của đồng bào mà thương lại; cái ngon làm cho người ta tự bắt buộc phải quý hóa từ mấy lá thìa là, cải cúc, từ một xóc cua đồng, từ mấy ngọn húng láng của những người nơi thôn ổ đã chăm chút trồng nên”.

A. Thể hiện lối thưởng thức hương hoa đất trời tinh tế của người Hà Thành.

B. Sự khéo léo, tinh tế trong việc chọn nguyên liệu, chế biến các món ngon.

C. Thưởng thức món ngon khơi nguồn mạch thương nhớ về nơi chôn rau cắt

D. Thưởng thức món ăn chính là việc cảm nhận cái tinh túy/vẻ đẹp của hồn người, hồn đất quê hương.

Phương pháp:

Đọc kĩ câu văn

Chú ý các chi tiết thể hiện yếu tố tự sự và yếu tố trữ tình

Lời giải chi tiết:

Yếu tố tự sự và yếu tố trữ tình có ý nghĩa: Thể hiện lối thưởng thức hương hoa đất trời tinh tế của người Hà Thành

→ Đáp án: A

Câu 7 (0.5 điểm)

Câu 7. Vì sao tác giả cho rằng “Những món ăn đó có những liên hệ tinh thần bí mật và tế nhị nối ta với gia đình, làm cho ta không thể nào quên được”

A. Vì mỗi món ăn gắn liền với một kỷ niệm/kí ức của gia đình.

B. Vì món ăn gắn liền với cỏ cây, sản vật gia đình, quê hương.

C. Vì gắn với tấm lòng của người chế biến, gợi nhắc vẻ đẹp tinh túy của quê hương.

D. Vì việc thưởng thức các món ăn được nhìn qua lăng kính hoài niệm.

Phương pháp:

Đọc kĩ văn bản

Phân tích ý nghĩa cụm từ “liên hệ tinh thần”

Lời giải chi tiết:

Tác giả cho rằng “Những món ăn đó có những liên hệ tinh thần bí mật và tế nhị nối ta với gia đình, làm cho ta không thể nào quên được” vì: Vì những món ăn đó gắn với tấm lòng của người chế biến, gợi nhắc vẻ đẹp tinh túy của quê hương

→ Đáp án: C

Câu 8 (0.5 điểm)

Câu 8. Qua dòng cảm xúc hồi tưởng về các món ăn, tác giả đã phát hiện những vẻ đẹp nào trong văn hóa ẩm thực của người Hà Thành?

A. Gu chế biến món ăn giàu tính thẩm mĩ, văn hóa-lịch sử.

B. Lối thưởng thức hương hoa cuộc sống thanh lịch, tinh tế gắn liền với nỗ nhớ về nơi chôn rau cắt rốn.

C. Sau các món ăn, đó là nét đẹp cần mẫn, sáng tạo của con người.

D. Văn hóa ẩm thực luôn gắn liền với hương sắc quê hương.

Phương pháp:

Đọc kĩ văn bản

Lời giải chi tiết:

Qua dòng cảm xúc hồi tưởng về các món ăn, tác giả đã phát hiện những vẻ đẹp trong văn hóa ẩm thực của người Hà Thành: Lối thưởng thức hương hoa cuộc sống thanh lịch, tinh tế gắn liền với nỗ nhớ về nơi chôn rau cắt rốn

→ Đáp án B

Câu 9 (1.0 điểm)

Câu 9. Cảm hứng chủ đạo trong Món ngon Hà Nội là gì? Từ đó, nhận xét chân dung tinh thần cái Tôi tác giả (1đ)

Phương pháp:

Đọc kĩ văn bản

Dựa vào những phân tích ở các câu trên

Lời giải chi tiết:

- Cảm hứng chủ đạo: Niềm thương nhớ, nuối tiếc, quyến luyến nếp sống của cha ông qua việc thưởng thức các món ngon Hà Nội

- Chân dung tinh thần cái Tôi tác giả: Say mê, ca ngợi ẩm thực Hà Thành; nhớ thương/ phát hiện được lối thưởng thức hương hoa cuộc sống thanh lịch , tinh tế; nhớ quà, nhớ người, nhớ đất, nhớ quê hương; trân trọng, tự hào giá trị văn hóa dân tộc…

Câu 10 (1.0 điểm)

Câu 10. Em có đồng ý món ngon Hà Nội tiết ra “Hương thơm… ngạt ngào, quyến luyến như một lời tâm sự của người xưa để lại cho người sau” không? Vì sao? (1đ)

Phương pháp:

Đọc kĩ văn bản

Dựa vào những phân tích ở các câu trên

Đưa ra quan điểm của bản thân

Lời giải chi tiết:

- Theo tác giả, món ngon Hà Nội tiết ra hương thơm… như lời tâm sự của người xưa kể lại cho đời sau vì:

+ Thông qua món ăn, hiểu nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc

+ Món ăn tái hiện đời sống hiện thực, không gian tâm tình của con người thời đại

+ Món ăn là cầu nối gắn kết con người các thế hệ , một thành tố thể hiện tầm vóc văn hóa dân tộc

- HS căn cứ vào gợi ý trên đưa ra quan điểm cá nhân

PHẦN II –LÀM VĂN (4 điểm)

Câu 1. Quan sát hai bức ảnh sau và trả lời câu hỏi a,b (1đ)

a. Tìm điểm tương đồng và khác biệt của hai bức ảnh trên

b. Bức ảnh nào liên quan tới chủ đề của văn bản Miếng ngon Hà Nội. Phân tích làm rõ sự kiện liên quan đó

Phương pháp giải

a. Quan sát kĩ 2 bức ảnh và đưa ra nhận xét về điểm tương đồng và khác biệt

b. Đưa ra quan điểm cá nhân , sau đó tìm mối liên quan

Lời giải chi tiết

a. Điểm tương đồng: Đều đề cập đến nét đẹp văn hóa giao lưu cộng đồng/xã hội.

- Điểm khác biệt: Bức 1 nói về sự giao thoa văn hóa trên thế giới; bức 2 nói đến sinh hoạt văn hóa cộng đồng của đồng bào Tây Nguyên (Việt Nam).

b. Bức 2 liên quan đến chủ đề của văn bản đọc: Bản sắc dân tộc/vùng/miền được hình thành qua các hoạt động gắn kết, sinh hoạt với quê hương.

- HS đọc kỹ văn bản, tự tìm mối liên quan: việc thưởng thức, chế biến món ăn của người Hà Thành (qua các thời kỳ lịch sử) đã tạo thành giá trị văn hóa ẩm thực độc đáo – cơ sở hình thành bản sắc dân tộc Việt.

Câu 2. Hãy lựa chọn một số từ ngữ sau, kết nối chúng để viết bài văn nghị luận với chủ đề: Bản sắc dân tộc – Những vẻ đẹp vượt thời gian (từ 1,5-2 trang) (3đ)

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

Dựa vào kiến thức và kĩ năng đã học để thực hiện bài văn

Lời giải chi tiết:

Viết bài nghị luận về Bản sắc dân tộc – Những vẻ đẹp vượt thời gian (HS lựa chọn 1 từ ngữ thể hiện giá trị tinh thần ý nghĩa nhất với bản thân)

Phần chính

Điểm

Nội dung cụ thể

Mở bài

0,5

- Lựa chọn từ ngữ kết nối với bản sắc dân tộc (một trong các yếu tố hoặc kết hợp)

Ví dụ: Phong tục-văn hiến-Bản sắc dân tộc; Lịch sử- văn

hiến- trang phục-bản sắc dân tộc; Tín ngưỡng/tôn giáo-

Bản sắc dân tộc...

- Khẳng định giá trị vượt thời gian của vấn đề đã lựa chọn.

Thân bài

1,5

Gồm các ý chính như sau:

1. Giải thích và nêu biểu hiện của giá trị văn hóa.

2. Bàn luận - Chứng minh làm rõ ý nghĩa vấn đề

- Gồm ít nhất 2 lí lẽ kèm dẫn chứng thể hiện:

+ Ý nghĩa với Văn hóa truyền thống dân tộc.

+ Tạo cơ sở cho sự giao thoa, tiếp biến với nền văn hóa thế

giới, vẫn giữ được bản sắc dân tộc .

- Quan điểm của người viết rõ ràng, toàn diện.

(Lập luận chặt chẽ, dẫn chứng cụ thể, xác thực; dùng yếu tố biểu cảm, mở rộng góc nhìn đa chiều, phù hợp với văn hóa dân tộc/nhân loại).

Kết bài

0,5

- Khẳng định vai trò của vấn đề nghị luận.

- Liên hệ nhận thức, hành động bản thân góp phần thay

đổi nhận thức, kế thừa và phát huy giá trị bản sắc dân tộc.