Đề thi giữa kì 1 Văn 6 Kết nối tri thức - Đề số 5
Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu: SỰ TÍCH HOA CÚC TRẮNG
Đề thi
Phần I: ĐỌC - HIỂU (6 điểm)
Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:
SỰ TÍCH HOA CÚC TRẮNG
Ngày xưa, có một gia đình nghèo gồm hai mẹ con sống nương tựa vào nhau, cuộc sống của họ bình yên trong một ngôi nhà nhỏ. Người mẹ hàng ngày tần tảo làm lụng nuôi con. Người con thì cũng hiếu thảo, biết vâng lời mẹ và chăm chỉ học hành. Một ngày kia, người mẹ bỗng lâm bệnh nặng, mặc dù người con rất thương mẹ, chạy chữa biết bao thầy lang giỏi trong vùng cũng không chữa khỏi cho mẹ. Em buồn lắm, ngày ngày đều cầu phúc cho mẹ. Thương mẹ, người con quyết tâm đi tìm thầy nơi khác về chữa bệnh. Người con đi mãi, qua bao nhiêu làng mạc, núi sông, ăn đói mặc rách vẫn không nản lòng.
Đến một hôm, khi đi ngang qua một ngôi chùa, em xin nhà sư trụ trì được vào thắp hương cầu phúc cho mẹ. Lời cầu xin của em khiến trời nghe cũng phải nhỏ lệ, đất nghe cũng cúi mình. Lời cầu xin đó đến tai Đức Phật từ bi, Người cảm thương tấm lòng hiếu thảo đó của em nên đã tự mình hóa thân thành một nhà sư. Nhà sư đi ngang qua chùa và tặng em một bông hoa trắng rồi nói:
- Bông hoa này là biểu tượng của sự sống, là bông hoa chứa đựng niềm hi vọng, là ước mơ của loài người, là thần dược để chữa bệnh cho mẹ con, con hãy mang nó về chăm sóc. Nhưng phải nhớ rằng, cứ mỗi năm sẽ có một cánh hoa rụng đi và bông hoa có bao nhiêu cánh thì mẹ con chỉ sống được bấy nhiêu năm. Nói rồi nhà sư biến mất.
Em nhận bông hoa, cảm tạ Đức Phật, lòng em rất đỗi vui mừng. Nhưng khi đếm những cánh hoa, lòng em bỗng buồn trở lại khi biết rằng bông hoa chỉ có năm cánh, nghĩa là mẹ em chỉ sống được thêm với em có năm năm nữa. Thương mẹ quá, em nghĩ ra một cách, em liền liều xé nhỏ những cánh hoa ra thành nhiều cánh nhỏ, nhiều đến khi không còn đếm được bông hoa có bao nhiêu cánh nữa. Nhờ đó mà mẹ em đã khỏi bệnh và sống rất lâu bên người con hiếu thảo của mình. Bông hoa trắng với vô số cánh nhỏ đó đã trở thành biểu tượng của sự sống, là ước mơ trường tồn, là sự hiếu thảo của người con đối với mẹ, là khát vọng chữa lành mọi bệnh tật cho mẹ của người con. Ngày nay, bông hoa đó được người đời gọi là hoa cúc trắng.
(Phỏng theo Truyện cổ tích Nhật Bản - Sách Ngựa Gióng)
Câu 1. Truyện Sự tích hoa cúc trắng thuộc thể loại nào?
A. Truyện cổ tích
B. Truyện đồng thoại
C. Truyền thuyết
D. Thần thoại
Câu 2. Câu chuyện trên được kể theo ngôi thứ mấy?
A. Ngôi thứ nhất
B. Ngôi thứ ba
C. Ngôi thứ hai
D. Cả ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba
Câu 3. Trong câu chuyện, em bé cứu sống được mẹ là nhờ tìm được thầy lang giỏi, theo em đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Câu 4. Theo nhà sư, bông hoa cúc trắng biểu tượng cho điều gì?
A. Biểu tượng cho sự sống và lòng hiếu thảo
B. Biểu tượng cho sự sống và lòng kiên trì
C. Biểu tượng cho sự sống và tình yêu thương
D. Biểu tượng cho sự sống và ước mơ cao đẹp
Câu 5. Vì sao em bé lại xé nhỏ các cánh hoa?
A. Vì em vốn là đứa trẻ hiếu động
B. Vì em nghĩ bông hoa nhiều cánh sẽ đẹp hơn
C. Vì em bé muốn mẹ sống lâu bên mình
D. Vì em thích bông hoa nhiều cánh
Câu 6. Trong câu văn “Người mẹ hàng ngày tần tảo làm lụng nuôi con”, từ láy tần tảo có ý nghĩa là:
A. làm lụng chăm chỉ công việc nhà trong hoàn cảnh khó khăn
B. làm lụng chăm chỉ công việc đồng áng trong hoàn cảnh khó khăn
C. làm lụng chăm chỉ việc nhà và đồng áng trong hoàn cảnh khó khăn
D. làm lụng vất vả, lo toan việc nhà trong hoàn cảnh khó khăn
Câu 7. “Ngày xưa, có một gia đình nghèo gồm hai mẹ con sống nương tựa vào nhau, cuộc sống của họ bình yên trong một ngôi nhà nhỏ”. Từ in đậm trong câu văn thuộc loại trạng ngữ nào?
A. Trạng ngữ chỉ mục đích
B. Trạng ngữ chỉ nơi chốn
C. Trạng ngữ chỉ nguyên nhân
D. Trạng ngữ chỉ thời gian
Câu 8. Chủ đề nào sau đây đúng với truyện Sự tích hoa cúc trắng?
A. Ca ngợi ý nghĩa các loài hoa
B. Ca ngợi tình mẫu tử
C. Ca ngợi tình cảm gia đình
D. Ca ngợi tình cha con
Câu 9. Thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm qua văn bản trên là gì?
Câu 10. Qua câu chuyện, em thấy mình cần phải có trách nhiệm gì với cha mẹ?
Phần II: TẠO LẬP VĂN BẢN (4 điểm)
Viết bài văn kể lại một trải nghiệm của em về một chuyến đi chơi về quê
Đáp án
Phần I:
Câu 1:
Truyện Sự tích hoa cúc trắng thuộc thể loại nào? A. Truyện cổ tích B. Truyện đồng thoại C. Truyền thuyết D. Thần thoại |
Phương pháp giải:
Lời giải chi tiết:
=> Đáp án: A
Câu 2:
Câu chuyện trên được kể theo ngôi thứ mấy? A. Ngôi thứ nhất B. Ngôi thứ ba C. Ngôi thứ hai D. Cả ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba |
Phương pháp giải:
Lời giải chi tiết:
=> Đáp án: B
Câu 3:
Trong câu chuyện, em bé cứu sống được mẹ là nhờ tìm được thầy lang giỏi, theo em đúng hay sai? A. Đúng B. Sai |
Phương pháp giải:
Lời giải chi tiết:
=> Đáp án: B
Câu 4:
Theo nhà sư, bông hoa cúc trắng biểu tượng cho điều gì? A. Biểu tượng cho sự sống và lòng hiếu thảo B. Biểu tượng cho sự sống và lòng kiên trì C. Biểu tượng cho sự sống và tình yêu thương D. Biểu tượng cho sự sống và ước mơ cao đẹp |
Phương pháp giải:
Lời giải chi tiết:
=> Đáp án: A
Câu 5:
Vì sao em bé lại xé nhỏ các cánh hoa? A. Vì em vốn là đứa trẻ hiếu động B. Vì em nghĩ bông hoa nhiều cánh sẽ đẹp hơn C. Vì em bé muốn mẹ sống lâu bên mình D. Vì em thích bông hoa nhiều cánh |
Phương pháp giải:
Nêu suy nghĩ của em
Lời giải chi tiết:
=> Đáp án: C
Câu 6:
Trong câu văn “Người mẹ hàng ngày tần tảo làm lụng nuôi con”, từ láy tần tảo có ý nghĩa là: A. làm lụng chăm chỉ công việc nhà trong hoàn cảnh khó khăn B. làm lụng chăm chỉ công việc đồng áng trong hoàn cảnh khó khăn C. làm lụng chăm chỉ việc nhà và đồng áng trong hoàn cảnh khó khăn D. làm lụng vất vả, lo toan việc nhà trong hoàn cảnh khó khăn |
Phương pháp giải:
Lời giải chi tiết:
=> Đáp án: D
Câu 7:
“Ngày xưa, có một gia đình nghèo gồm hai mẹ con sống nương tựa vào nhau, cuộc sống của họ bình yên trong một ngôi nhà nhỏ”. Từ in đậm trong câu văn thuộc loại trạng ngữ nào? A. Trạng ngữ chỉ mục đích B. Trạng ngữ chỉ nơi chốn C. Trạng ngữ chỉ nguyên nhân D. Trạng ngữ chỉ thời gian |
Phương pháp giải:
Lời giải chi tiết:
=> Đáp án: D
Câu 8:
Chủ đề nào sau đây đúng với truyện Sự tích hoa cúc trắng? A. Ca ngợi ý nghĩa các loài hoa B. Ca ngợi tình mẫu tử C. Ca ngợi tình cảm gia đình D. Ca ngợi tình cha con |
Phương pháp giải:
Lời giải chi tiết:
=> Đáp án: B
Câu 9:
Thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm qua văn bản trên là gì? |
Phương pháp giải:
Lời giải chi tiết:
Thông điệp mà tác giả gửi gắm tới mỗi người là câu chuyện xúc động về tình mẫu tử, là lòng hiếu thảo của người con. Lòng hiếu thảo vượt lên mọi chông gai và tạo nên kì tích tuyệt vời.
Câu 10:
Qua câu chuyện, em thấy mình cần phải có trách nhiệm gì với cha mẹ? |
Phương pháp giải:
Lời giải chi tiết:
Mỗi người đều cần có trách nhiệm với cha mẹ. Cha mẹ là người sinh ta ra, là người đã mang đến cho ta muôn điều hạnh phúc lớn lao trong đời. Vì lẽ đó, bên cạnh việc chỉ biết tận hưởng, ta cần có trách nhiệm, nghĩa vụ với cha mẹ của mình. Trách nhiệm ấy trước hết được thể hiện thông qua nhận thức của ta. Ta hiểu được cha mẹ đã hi sinh vì mình như thế nào. Để rồi từ đó, chúng ta có hành động, suy nghĩ, cư xử, nhận thức sao cho đúng đắn. VIệc thể hiện lòng hiếu thảo với cha mẹ qua từng hành động như giúp đỡ cha mẹ công việc nhà, học tập chăm chỉ… dẫu nhỏ bé nhưng đều có ý nghĩa lớn lao. Thêm vào đó, trách nhiệm ấy không chỉ đơn giản là việc ta chu cấp cho cha mẹ cuộc sống vật chất đầy đủ khi ta lớn lên. Trách nhiệm gắn với việc giúp cha mẹ có được đời sống tinh thần vui vẻ, hạnh phúc. Khong ít người con hiện nay đã và đang chỉ biết đến bản thân mình và ích kỉ, xa cách cha mẹ. Mỗi người chúng ta dù lớn, dù lớn đến đâu thì ta cũng mãi chỉ là đứa trẻ trong lòng cha mẹ. Và chúng ta, hãy sống, hãy hành động sao cho xứng đáng với yêu thương, hi sinh của cha mẹ trong đời: Đi khắp thế gian, không ai tốt bằng mẹ/ Gánh nặng cuộc đời, không ai khổ bằng cha.
Phần II:
Viết bài văn kể lại một trải nghiệm của em về một chuyến đi chơi về quê |
Phương pháp giải:
Nhớ lại những trải nghiệm đáng nhớ của em về chuyến đi chơi về quê và kể lại
Lời giải chi tiết:
Bài tham khảo:
Kì nghỉ hè năm nay, em đã có một trải nghiệm bổ ích cùng với các ba mẹ. Đó là một chuyến du lịch để nghỉ ngơi sau một năm học tập căng thẳng. Trong kì nghỉ, ba mẹ cho em đi chơi Đà Lạt một tuần. Đó là phần thưởng ba mẹ dành cho em vì em đã cố gắng học tập và đạt được danh hiệu Học sinh xuất sắc.
Ba em chuẩn bị rất đầy đủ cho chuyến đi này. Từ mấy hôm trước, ba đã mua vé ở Trung tâm du lịch Lửa Việt. Sáng thứ ba, chúng tôi bắt đầu lên xe. Trên xe đã gần đủ người, anh lái xe nhấn còi báo hiệu cho du khách biết rằng sắp tới giờ xe chạy. Đúng 4giờ 30 phút, xe rời bến.
Thành phố lúc sớm mai thật quang đãng, mát mẻ. Trên đường, người và xe cộ còn thưa thớt. Ra khỏi thành phố, xe rẽ ra quốc lộ I và bắt đầu tăng tốc. Em ngồi ghế sát cửa sổ nên tha hồ ngắm phong cảnh hai bên đường. Chẳng mấy chốc, xe đã tới ngã ba đi Đà Lạt. Từ đây, quốc lộ 20 uốn mình chạy giữa một màu xanh bát ngát của những rừng cao su nối tiếp nhau.
Phong cảnh mỗi lúc một khác. Chiếc xe lên dốc, xuống đèo liên tục. Có những đèo rất cao và dài hàng chục cây số. Anh lái xe bình tĩnh và khéo léo lái xe qua những chặng đường cheo leo, nguy hiểm, một bên là núi cao, một bên là vực sâu. Hành khách tỏ vẻ rất yên tâm, hoàn toàn trông cậy vào tay lái thành thạo của anh. Một số người ngả đầu vào thành ghế ngủ ngon lành. Một giờ chiều, xe đã tới địa phận thành phố Đà Lạt, điểm du lịch nổi tiếng trong cả nước. Từ xa, em đã nhìn thấy những đồi thông nối tiếp nhau. Tài xế dừng lại cho du khách chiêm ngưỡng vẻ đẹp của thác Pren. Nước từ trên cao xối xuống như một tấm rèm màu trắng khổng lồ. Tiếng thác đổ đều đều, triệu triệu bụi nước li ti óng ánh.
Càng tiến vào gần thành phố, khung cảnh càng hấp dẫn hơn. Đó là một ngày nắng đẹp, từng đám mây trắng nho nhỏ giăng giăng khắp nền trời xanh ngắt. Giữa rừng thông, thấp thoáng những ngôi nhà mái nhọn, lợp ngói đỏ tươi trông như những lâu đài huyền bí. Nửa giờ sau, xe đỗ trước cửa khách sạn Anh Đào. Khách sạn nhỏ nhưng xinh đẹp và đầy đủ tiện nghi.
Bữa ăn đầu tiên, cha mẹ và em được thưởng thức những món ăn cao nguyên thật ngon miệng. Đêm hôm ấy, em kéo chiếc chăn bông lên tận cổ và ngủ một giấc say sưa. Suốt mấy ngày ở đây, em được đi thăm rất nhiều cảnh đẹp của Đà Lạt như hồ Xuân Hương, thác Cam Ly, đồi Cù, Đồi thông hai mộ, thung lũng Tình Yêu, hồ Đa Thiện, thiền viện Trúc Lâm…
Ba chụp cho em rất nhiều ảnh. Em thích nhất là kiểu cưỡi ngựa trên đỉnh đồi, dưới gốc thông cổ thụ. Tới công viên thành phố, em vui sướng vịn vai chú gấu đen khổng lồ nhồi bông ngay gần cổng để ba chụp ảnh. Em say mê ngắm chim, ngắm thú, ngắm hoa quên cả thời gian.
Rồi ba đưa em đi chợ Đà Lạt. Em sững sờ trước sự phong phú, tươi đẹp của các loài hoa xứ lạnh: hồng nhung, hồng vàng, lay-ơn, thược dược, cẩm chướng, phong lan, địa lan,… và bao nhiêu loại cúc khác nhau. Trái cây cũng thật hấp dẫn: mận, đào, dâu tây, cam, bơ, nho, táo,… thứ gì cũng ngon, cũng rẻ.
Một tuần tham quan trôi qua vùn vụt. Đã tới lúc tạm biệt Đà Lạt, trở về với mái ấm gia đình. Chuyến đi thú vị đã mở mang tầm hiểu biết của em về đất nước, con người. Đất nước mình đâu đâu cũng đẹp như tranh và con người thật nhân hậu, hiếu khách!
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Đề thi giữa kì 1 Văn 6 Kết nối tri thức - Đề số 5 timdapan.com"