Đề thi giữa kì 1 Văn 6 Kết nối tri thức - Đề số 4

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:


Đáp án

Phần I: ĐỌC - HIỂU (3 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

“Gió bấc thổi ào ào qua khu rừng vắng. Những cành cây khẳng khiu chốc chốc run lên bần bật. Mưa phùn lất phất… Bên gốc đa, một chú Thỏ bước ra, tay cầm một tấm vải dệt bằng rong. Thỏ tìm cách quấn tấm vải lên người cho đỡ rét, nhưng tấm vải bị gió lật tung, bay đi vun vút. Thỏ đuổi theo. Tấm vải rơi tròng trành trên ao nước. Thỏ vừa đặt chân xuống nước đã vội co lên. Thỏ cố khều nhưng đưa chân không tới. Một chú Nhím vừa đi đến. Thỏ thấy Nhím liền nói:

- Tôi đánh rơi tấm vải khoác!

- Thế thì gay go đấy! Trời rét, không có áo khoác thì chịu sao được.

Nhím nhặt chiếc que khều… Tấm vải dạt vào bờ, Nhím nhặt lên, giũ nước, quấn lên người Thỏ:

- Phải may thành một chiếc áo, có thế mới kín được.

- Tôi đã hỏi rồi. Ở đây chẳng có ai may vá gì được.

Nhím ra dáng nghĩ:

- Ừ! Muốn may áo phải có kim. Tôi thiếu gì kim.

Nói xong, Nhím xù lông. Quả nhiên vô số những chiếc kim trên mình Nhím dựng lên nhọn hoắt. Nhím rút một chiếc lông nhọn, cởi tấm vải trên mình Thỏ để may.

(Trích “Những chiếc áo ấm”, Võ Quảng)

 

Câu 1 (0.5 điểm): Thể loại của đoạn trích trên là:

A. Truyện cổ tích
B. Truyện đồng thoại
C. Truyện truyền thuyết
D. Truyện ngắn

Câu 2 (0.5 điểm): Đoạn trích trên được kể bằng lời của ai?

A. Lời của người kể chuyện
B. Lời của nhân vật Nhím
C. Lời của nhân vật Thỏ
D. Lời của Nhím và Thỏ

Câu 3 (0.5 điểm): Nhận xét nào nêu lên đặc điểm của nhân vật trong văn bản trên?

A. Nhân vật là loài vật, sự vật được nhân cách hóa như con người.
B. Nhân vật là loài vật, sự vật có liên quan đến lịch sử.
C. Nhân vật là loài vật, sự vật có những đặc điểm kì lạ.
D. Nhân vật là loài vật, sự vật gắn bó thân thiết với con người như bạn.

Câu 4 (0.5 điểm): Em hiểu nghĩa của từ “tròng trành” trong câu “Tấm vải rơi tròng trành trên ao nước.” là gì?

A. quay tròn, không giữ được thăng bằng.
B. ở trạng thái nghiêng qua nghiêng lại.
C. ở trạng thái nghiêng qua nghiêng lại, không giữ được thăng bằng.
D. ở trạng thái quay tròn, nghiêng qua nghiêng lại.

Câu 5 (0.5 điểm): Có bao nhiêu từ láy trong đoạn văn sau?

“Gió bấc thổi ào ào qua khu rừng vắng. Những cành cây khẳng khiu chốc chốc run lên bần bật. Mưa phùn lất phất… Bên gốc đa, một chú Thỏ bước ra, tay cầm một tấm vải dệt bằng rong. Thỏ tìm cách quấn tấm vải lên người cho đỡ rét, nhưng tấm vải bị gió lật tung, bay đi vun vút.”

A. Bốn từ
B. Năm từ
C. Sáu từ
D. Bảy từ

Câu 6 (0.5 điểm): Từ ghép trong câu văn “Nhím rút một chiếc lông nhọn, cởi tấm vải trên mình Thỏ để may” là những từ nào?

A. Nhím rút, tấm vải
B. Một chiếc, để may
C. Chiếc lông, tấm vải
D. Lông nhọn, trên mình

Phần II: TẠO LẬP VĂN BẢN (7 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa được sử dụng trong câu văn sau “Những cành cây khẳng khiu chốc chốc run lên bần bật”.

Câu 2 (5 điểm): Viết đoạn văn diễn tả những suy nghĩ của em về nhân vật Dế Mèn trong văn bản “Bài học đường đời đầu tiên”


Đề thi

Phần I:

Câu 1:

Thể loại của đoạn trích trên là:

A. Truyện cổ tích

B. Truyện đồng thoại

C. Truyện truyền thuyết

D. Truyện ngắn

Phương pháp giải:

Dựa vào đặc trưng thể loại

Lời giải chi tiết:

Thể loại của đoạn trích trên là truyện đồng thoại

=> Đáp án: B

Câu 2:

Đoạn trích trên được kể bằng lời của ai?

A. Lời của người kể chuyện

B. Lời của nhân vật Nhím

C. Lời của nhân vật Thỏ

D. Lời của Nhím và Thỏ

Phương pháp giải:

Chú ý ngôn ngữ, lời của người kể chuyện

Lời giải chi tiết:

Đoạn trích sử dụng ngôi kể thứ ba => lời kể của người kể chuyện

=> Đáp án: A

Câu 3:

Nhận xét nào nêu lên đặc điểm của nhân vật trong văn bản trên?

A. Nhân vật là loài vật, sự vật được nhân cách hóa như con người.

B. Nhân vật là loài vật, sự vật có liên quan đến lịch sử.

C. Nhân vật là loài vật, sự vật có những đặc điểm kì lạ.

D. Nhân vật là loài vật, sự vật gắn bó thân thiết với con người như bạn.

Phương pháp giải:

Từ nội dung văn bản rút ra đặc điểm của nhân vật

Lời giải chi tiết:

Đặc điểm của nhân vật trong văn bản trên là loài vật, sự vật được nhân cách hóa như con người

=> Đáp án: A

Câu 4:

Em hiểu nghĩa của từ “tròng trành” trong câu “Tấm vải rơi tròng trành trên ao nước.” là gì?

A. quay tròn, không giữ được thăng bằng.

B. ở trạng thái nghiêng qua nghiêng lại.

C. ở trạng thái nghiêng qua nghiêng lại, không giữ được thăng bằng.

D. ở trạng thái quay tròn, nghiêng qua nghiêng lại.

Phương pháp giải:

Dựa vào ngữ cảnh để xác định nghĩa của từ “tròng trành”

Lời giải chi tiết:

Từ “tròng trành” nghĩa là ở trạng thái nghiêng qua nghiêng lại, không giữ được thăng bằng

=> Đáp án: C

Câu 5:

Có bao nhiêu từ láy trong đoạn văn sau?

“Gió bấc thổi ào ào qua khu rừng vắng. Những cành cây khẳng khiu chốc chốc run lên bần bật. Mưa phùn lất phất… Bên gốc đa, một chú Thỏ bước ra, tay cầm một tấm vải dệt bằng rong. Thỏ tìm cách quấn tấm vải lên người cho đỡ rét, nhưng tấm vải bị gió lật tung, bay đi vun vút.”

A. Ba từ

B. Bốn từ

C. Năm từ

D. Sáu từ

Phương pháp giải:

Đọc và xác định từ láy

Lời giải chi tiết:

Có 6 từ láy trong đoạn văn: ào ào, khẳng khiu, chốc chốc, bần bật, lất phất, vun vút

=> Đáp án: D

Câu 6:

Từ ghép trong câu văn “Nhím rút một chiếc lông nhọn, cởi tấm vải trên mình Thỏ để may” là những từ nào?

A. Nhím rút, tấm vải

B. Một chiếc, để may

C. Chiếc lông, tấm vải

D. Lông nhọn, trên mình

Phương pháp giải:

Đọc và xác định từ ghép

Lời giải chi tiết:

Các từ ghép: chiếc lông, tấm vải

=> Đáp án: C

Phần II:

Câu 1:

Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa được sử dụng trong câu văn sau “Những cành cây khẳng khiu chốc chốc run lên bần bật”.

Phương pháp giải:

Đọc và xác định biện pháp tu từ nhân hóa

Lời giải chi tiết:

- Biện pháp tu từ nhân hóa: run lên bần bật.

- Tác dụng:

+ Biện pháp nhân hóa đã làm cho hình ảnh cây cối trở nên sinh động, giống như con người, cũng cảm nhận được cái rét của gió bấc.

+ Gợi tả khung cảnh mùa đông giá rét

Câu 2:

Viết đoạn văn diễn tả những suy nghĩ của em về nhân vật Dế Mèn trong văn bản “Bài học đường đời đầu tiên”

Phương pháp giải:

Từ nhân vật Dế Mèn trong đoạn trích, nêu cảm nghĩ của em

Lời giải chi tiết:

    Nhân vật Dế Mèn trong văn bản Bài học đường đời đầu tiên của nhà văn Tô Hoài là nhân vật để lại trong bạn đọc nhiều suy ngẫm. Thật vậy, Dế Mèn được xây dựng trong truyện là một chàng dế khỏe mạnh và cường tráng. Dế Mèn có vẻ đẹp về hình thể, được thể hiện qua đôi càng mẫm bóng, thân hình rắn rỏi ra dáng con nhà võ. Hơn nữa, việc sống tự lập từ sớm đã làm cho Dế Mèn có khả năng xây dựng và sinh sống riêng. Cậu không chỉ có vẻ đẹp về hình thể mà còn mang trong mình khí chất, bản lĩnh của một chàng Dế khỏe mạnh và cường tráng. Tuy nhiên, từ nhân vật Dế Mèn, bạn đọc lại ngẫm ra được một số bài học. Đó là những bài học về đạo đức làm người mà Dế Mèn chưa có. Thứ nhất, cậu coi khinh người bạn Dế Choắt của mình. Trong truyện, Mèn đã chê Choắt là “hôi như chuột” rồi còn không cho Choắt đào hang sang nhà mình nữa. Dế Mèn luôn giữ thái độ khinh thường Choắt, không coi Choắt ngang hàng với mình. Thứ hai, Dế Mèn trêu chị Cốc nhưng lại không nhận lỗi và kết cục là dẫn đến cái chết của Dế Choắt. Nguyên nhân là do Mèn hung hăng, tự cao trêu chọc chị Cốc nhưng lại nhát gan không dám nhận lỗi mà ba chân bốn cẳng chuồn trước. Và rồi, người lĩnh hậu quả là Choắt tội nghiệp. Cuối cùng, Mèn đã nhận được bài học thấm thía sâu sắc về thái độ sống khiêm nhường ở đời. Tóm lại, Dế Mèn là nhân vật được xây dựng thành công có vẻ đẹp hình thể nhưng thái độ sống thì còn kiêu căng, hống hách.