Đề số 9 - Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Học kì 2 - Ngữ văn 8

Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 9 - Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Học kì 2 - Ngữ văn 8


Đề bài

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (5 điểm)

Chọn và khoanh tròn câu đúng nhất:

Câu 1: Một trong những cảm hứng chung của hai bài thơ Nhớ rừngÔng đồ là gì?

A. Thương người và hoài cổ.

B. Coi thường và khinh bỉ cuộc sông tầm thường hiện tại.

C. Nhớ tiếc quá khứ.

D. Đau xót và bất lực.

Câu 2: Hình ảnh ông đồ ở hai khổ thơ đầu trong bài thơ cùng tên hiện ra như thế nào?

A. Được mọi người yêu quý vì đức độ.

B. Được mọi người trọng vọng, tôn kính vì tài viết chữ đẹp.

C. Bị mọi người quên lãng theo thời gian.

D. Cả A, B, C đều sai.

Câu 3: Nhận định nào nói đúng nhất ý nghĩa của nhan đề bài thơ Khi con tu hú?

A. Gợi ra sự việc được nói đến trong bài thơ.

B. Gợi ra tư tưởng được nói đến trong bài thơ.

C. Gợi ra hình ảnh nhân vật trữ tình của bài thơ.

D. Gợi ra thời điểm được nói đến trong bài thơ.

Câu 4: Điền cụm từ thích hợp nhất để hoàn thành câu nhận xét: “Bằng tưởng tượng, nhà thơ đã khắc hoạ sinh động một bức tranh mùa hè...”.

A. Tràn ngập âm thanh.

B. Có màu sắc tươi sáng.

C. Náo nức âm thanh và rực rỡ sắc màu.

D. Ảm đạm, ủ ê.

Câu 5: Nhận xét nào nói đúng nhất tâm trạng của Bác Hồ được thể hiện qua câu thơ cuối “Cuộc đời cách mạng thật là sang”?

A. Vui thích vì được sông chan hoà với thiên nhiên.

B. Tin tưởng vào tương lai tươi sáng của đất nước.

C. Lạc quan với cuộc sông cách mạng đầy gian khổ.

D. Gồm cả 3 ý trên.

Câu 6: Bản dịch bài thơ Đi đường thuộc thể thơ gì?

A. Thất ngôn tứ tuyệt.

B. Song thất lục bát.

C. Lục bát

D. Cả A, B, C đều sai.

Câu 7: Câu thơ nào trong bài thơ Đi đường diễn tả rõ nhất sự trải dài bất tận của những dãy núi trên chặng đường đầy gian khổ, thử thách?

A. Câu 1.                 B. Câu 2.

C. Câu 3.                 D. Câu 4.

Câu 8: Trong văn bản Hịch tướng sĩ Trần Quốc Tuấn đã vận dụng sáng tạo kết cấu chung của thể hịch như thế nào?

A. Không nêu truyền thống vẻ vang trong sử sách.

B. Không nêu phần đặt vấn đề riêng.

C. Không nêu giải pháp và lời kêu gọi chiến đấu.

D. Cả A, B, C đều sai.

Câu 9: Ý nào dưới đây thể hiện trình tự mà Nguyễn Trãi đưa ra để khẳng định tư cách độc lập của dân tộc?

A. Cương vực lãnh thổ, nền vãn hiến, truyền thống lịch sử, chủ quyền, dân tộc.

B. Nền văn hiến, cương vực lãnh thổ, phong tục, truyền thống lịch sử. chủ quyền.

C. Truyền thống lịch sử, nền vãn hiến, chủ quyền, cương vực lãnh thổ, phong tục.

D. Chủ quyền, truyền thông lịch sử, phong tục, nền văn hiến, cương vực lãnh thổ.

Câu 10: Dòng nào chỉ ra đúng nhất các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ:

“Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời xây nền độc lập

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương

Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau

Song hào kiệt đời nào cũng có”.

(Nước Đại Việt ta - Trích Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi)

A. So sánh

B. Điệp ngữ

C. Liệt kê

D. Gồm ý A và C.

II. PHẦN TỰ LUẬN: (5 điểm)

Câu 1: (3 điểm)

Hãy chứng minh rằng thứ tự lập luận trong bài Bàn luận vế phép học là tốt nhất, có sức thuyết phục nhất.

Câu 2: (2 điểm)

Hai khổ thơ sau trong bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên đã gọi cho em những cảm xúc gì? Viết thành đoạn văn biểu cảm (khoảng 10 dòng).

Lời giải chi tiết

I.Phần trắc nghiệm: (4 điểm)

1 - C

2 - B

3 - D

4 - C

5 - D

6 - C

7 - B

8 - B

9 - B

10 - D

II. Phần tự luận: (6 điểm)

Câu 1: (3 điểm)

*Yêu cầu cần đạt:

Chứng minh rằng thứ tự lập luận trong bài Bàn luận về phép học là tốt nhất, có sức thuyết phục nhất:

- Trình bày mục đích việc học, nội dung học tập, phương pháp học tập ngắn gọn theo thứ tự một cách tường tận.

- Tác giả đưa câu cổ ngữ: “Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo” để nêu lên mục đích học là để biêt “lẽ đối xử hàng ngày giữa mọi người”.

- Tiếp theo, tác giả đề cập đến nội dung và phương pháp học tập. Học ở đâu? Học cái gì? Nội dung học tập: “Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc. Tuần tự tiến lên học đến Tứ thư, Ngủ kinh, Chư sử”.

- Tác giả đưa ra phương pháp học tập rất xác đáng và tiến bộ. Tác giả coi trọng vấn đề thiết yếu cơ bản: “Học rộng rồi tóm lược cho gọn”, học phải đi đôi với hành “theo điều học mà làm”.

- Tác giả đã khẳng định tầm quan trọng của đạo học, ý nghĩa to lớn của đạo học: “Đạo học thành thì người tốt nhiều; người tốt nhiều thì triều đình ngay ngắn mà thiên hạ thịnh trị”.

⟶ Cách lập luận chặt chẽ, ý nghĩa: nhằm nêu lên chiến lược “trồng người”.

Câu 2: (2 điểm)

*Yêu cầu cần đạt:

1. Hình thức

- Viết thành đoạn văn biểu cảm ngắn khoảng 10 dòng.

- Hành văn lưu loát, mạch lạc, sai không nhiều lỗi về: dùng từ, ngữ pháp, chính tả,…

2. Nội dung

- Cảm xúc về hai khổ thơ sau trong bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên:

- Cảm nhận về sự xuất hiện của ông đồ cùng với sắc đào tươi thắm. Ông đồ già với mực Tàu, giấy đỏ, với câu đối tết tượng trưng cho vẻ đẹp cổ kính, một nét đẹp của nền văn hoá dân tộc.

- Ngưỡng mộ và mến phục tài hoa của ông đồ già:

                  “Hoa tay thảo những nét

                  Như phượng múa rồng bay”.

Đó chính là hạnh phúc của ông đồ khi người đời còn ngợi ca “chữ viết như rồng bay phượng múa”, nét chữ sắc sảo, mềm mại.

⟶ Tình cảm trân trọng và khâm phục đôi với những ông đồ xưa. Đó cũng là niềm tự hào của bản thân đối với hình thức viết chữ, chơi chữ, treo câu đối tết của nhân dân ta. Một nét đẹp của nền văn hiến lâu đời của dân tộc.