Đề số 8 – Đề kiểm tra học kì 2 – Sinh 11

Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 8 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) - Sinh học 11


Đề bài

Câu 1. Các tế bào của cơ thể đa bào bậc cao, trao đổi chất và trao đổi khí với môi trường bên trong xảy ra qua:

A. Màng tế bào một cách trực tiếp.

B. Qua dịch mô bao quanh tế bào.

C. Máu và dịch mô bao quanh tế bào.

D. Dịch bạch huyết.

Câu 2. Để phân loại hệ tuần hoàn ở các dạng động vật bậc thấp và động vật bậc cao, người ta chia ra các dạng hệ tuần hoàn gồm:

A. Đại tuần hoàn và tiểu tuần hoàn.

B. Tuần hoàn máu và tuần hoàn bạch huyết.

C. Tuần hoàn trao đổi khí và tuần hoàn trao đổi chất.

D. Tuần hoàn mở và tuần hoàn kín.

Câu 3. Cho các dạng sinh vật gồm: Cá, giáp xác, thân mềm, lưỡng cư, bò sát, chân khớp. Dạng sinh vật nào có hệ tuần hoàn hở?

A. Thân mềm, chân khớp.

B. Giáp xác, chân khớp, thân mềm.

C. Thân mềm, chân khớp, giáp xác, cá.

D. Tất cả các dạng sinh vật nêu trên.

Câu 4. Điều hòa đường huyết là:

A. Quá trình chuyển hóa đường sao cho lượng đường cung cấp cho cơ thể bằng lượng đường được cơ thể sử dụng.

B. Quá trình sử dụng dần dần lượng đường cung cấp cho cơ thể.

C. Quá trình chuyển hóa đường sao cho lượng đường glucôzơ trong máu được duy trì ổn định 1,2 gam/lit.

D. Quá trình tích lũy chất dự trữ sau khi ăn.

Câu 5. Hai hooc môn nào của tuyến tụy có vai trò phối hợp để điều hòa đường huyết.

A. Anđosteron và cortison.

B. Insulin và glucagon.

C. Anđênalin và axêtincôlin.

D. Ơstrôgen và prôgestêrôn.

Câu 6. Khi cây bị hạn, hàm lượng AAB trong tế bào khí khổng tăng có tác dụng:

A. Kích thích các bơm ion hoạt động

B. Tạo cho các ion đi vào khí khổng

C. Làm cho các tế bào khí khổng tăng áp suất thẩm thấu

D. Làm tăng sức trương của nước trong tế bào khí khổng

Câu 7. Ở động vật nhai lại, thức ăn được di chuyển qua 4 ngăn của dạ dày theo thứ tự sau:

A. Dạ cỏ → dạ tổ ong → dạ lá sách → dạ múi khế

B. Dạ lá sách → dạ tổ ong → dạ cỏ → dạ múi khế

C. Dạ cỏ → dạ lá sách → dạ tổ ong → dạ múi khế

D. Dạ cỏ → dạ tổ ong → dạ múi khế → dạ lá sách

Câu 8. Đặt hạt đậu mới nảy mầm ở vị trí nằm ngang, sau một thời gian thân cây cong lên , còn rễ cây cong xuống. Hiện tượng này được gọi là:

A. Thân cây có tính hướng đất dương còn rễ cây có tính hướng đất âm.

B. Thân cây và rễ cây đều có tính hướng đất dương.

C. Thân cây và rễ cây đều có tính hướng đất âm.

D. Thân cây có tính hướng đất âm còn rễ cây có tính hướng đất dương.

Câu 9. Tính hướng đất âm của thân và tính dướng đất dương của rễ được chi phối chủ yếu của nhân tố nào sau đây?

A. Chất kìm hãm sinh trưởng êtilen.

B. Kích tố sinh trưởng auxin.

C. Kích tố sinh trưởng gibêrelin.

D. Kích tố sinh trưởng xitôkinin.

Câu 10. Trồng cây trong một hộp kín có khoét một lỗ tròn. Sau thời gian ngọn cây mọc vươn về phía ánh sáng. Đây là thí nghiệm chứng minh loại hướng động nào?

A. Hướng sáng.

B. Hướng sáng âm.

C. Hướng sáng dương.

D. Hướng sáng và hướng gió.

Câu 11. Loại nhân tố nào sau đây chi phối tính hướng sáng dương của cây?

A. Tác động các chất kìm hãm sinh trưởng.

B. Tác động các chất kích thích sinh trưởng.

C. Chất kích thích sinh trưởng auxin.

D. Chất kích thích sinh trưởng gibêrêlin.

Câu 12. Khi bị va chạm cơ học, lá cây trinh nữ xếp lại. Cơ chế của sự vận động cảm ứng này dựa vào sự thay đổi của:

A. Sức trương nước của tế bào.

B. Xung đột thần kinh thực vật.

C. Các thần kinh cảm giác liên bào ở thực vật.

D. Cả 3 đáp án trên.

Câu 13. Cây bắt ruồi (côn trùng) thường gặp ở:

A. Trong rừng cây nhiệt đới.

B. Vùng đất bazan màu mỡ.

C. Vùng đất nghèo chất khoáng, đặc biệt ở đất thiếu đạm.

D. Nơi có nhiều côn trùn, sâu bọ lui tới.

Câu 14. Cử động bắt mồi của thực vật có cơ chế tương tự với vận động nào sau đây của cây?

A. Xếp lá của cây họ đậu vào chiều tối.

B. Xếp lá của cây trinh nữ khi có sự va chạm.

C. Xòe lá của cây trinh nữ, cây họ đậu vào sáng sớm, khi mặt trời vừa lên.

D. Cả B và C.

Câu 15. Điều nào sau đây đúng khi nói về nơron cảm giác?

A. Là nơron đơn cực, có chức năng tiếp nhận kích thích và dẫn truyền vào trung ương thần kinh.

B. Là nơron lưỡng cực, có khả năng tiếp nhận kích thích và dẫn truyền xung thần kinh vào trung ương thần kinh.

C. Là nơron đa cực, có chức năng dẫn tryền xung động từ trung ương thần kinh đến các cơ quan cảm giác.

D. Là nơron đa cực, có chức năng tiếp nhận kích thích dẫn truyền xung động vào trung ương thần kinh.

Câu 16. Điều nào sau đây sai, khi đề cấp đến nơron vận động?

A. Là các nơron vó thân nằm ở sừng trước của tủy sống.

B. Là nơron có chức năng dẫn truyền lệnh vận động từ trung ương thần kinh đến cơ quan đáp ứng.

C. Xung động từ loại nơron này, theo dây thần kinh vận động li tâm đến kích thích cơ quan trả lời.

D. Xung đột từ loại tế bào này, trước khi dẫn truyền đến cơ quan đáp ứng, phải truyền qua dây thần kinh cảm giác.

Câu 17. Xung thần kinh truyền qua sợi trục có bao nhiêu miêlin, nhanh hơn sợi trục không có bao nhiêu miêlin và tiết kiệm được năng lượng do:

A. Bao miêlin là loại prôtêin dẫn truyền xung thần kinh rất nhanh.

B. Sự thay đổi tính thấm của màng chỉ xảy ra tại các eo ranvier, nên xung thần kinh truyền theo lối nhảy cóc.

C. Sợi trục không bao miêlin chứa ít ti thể nên không giàu năng lượng.

D. Sợi trục không bao miêlin có rất nhiều eo miêlin nên xung động bị lan tỏa xung quanh.

Câu 18. Chùm tận cùng của một nơron có chứa nhiều (A) và trong (A) có chứa (B). (A) và (B) lần lượt là:

A. Cúc tận cùng ; adrênalin.

B. Xináp, cúc tận cùng.

C. Cúc tận cùng; chất môi giới hóa học axêtyncôlin.

D. Sợi nhánh, bao miêlin.

Câu 19. Có các loại xináp nào sau đây?

A. Xináp giữa tế bào thần kinh trung ương với cơ quan vận động.

B. Xináp giữa hai tế bào thần kinh và giữa tế bào thần kinh với cơ quan cảm giác.

C. Xináp giữa hai tế bào thần kinh và giữa tế bào thần kinh với cơ quan vận động.

D. Xináp giữa tế bào thần kinh cảm giác với tế bào thần kinh vận động.

Câu 20. Dưới tác dụng của enzim axêtincôlinesteraza, hợp chất axêtincôlin bị phân hủy thành:

A. Côlin và axêtat.         

B. Adrênalin và côlin.

C. Nor adrênalin và côlin. 

D. Axit malic và côenzim.

Câu 21. Cúc tận cùng vỡ ra, giải phóng axêtincôlin vào khe xináp do tác dụng của:

A. K+.                     

B. Ca++.

C. Na2+.         

D. Cu2+.

Câu 22. Tập tính thứ sinh ở động vật có chung các đặc điểm:

A. Sinh ra đã có.

B. Được di truyền từ đời trước sang đời sau.

C. Phải học trong đời sống mới có được.

D. Suốt đời không đổi.

Câu 23. Tính hỗn hợp ở động vật?

A. Là sự phối hợp của nhiều loại tập tính thứ sinh.

B. Là sự phối hợp của nhiều loại tập tính bẩm sinh.

C. Là trường hợp cơ thể phản ứng trước những hoạt động phức tạp.

D. Là sự phối hợp giữa tập tính bẩm sinh và tập tính thứ sinh, được hình thành khi điều kiện sống thay đổi.

Câu 24. Ở thực vật có hạt một năm, chu kì sinh trưởng và phát triển có các giai đoạn theo trình tự:

A. Ra hoa – tạo quả – nảy mầm – mọc lá – sinh trưởng rễ, thân, lá.

B. Nảy mầm ­– ra lá – sinh trưởng rễ, thân, lá – ra hoa – tạo quả – quả chín.

C. Ra lá – sinh trưởng thân, rễ, lá – ra hoa – kết hạt – nảy mầm.

D. Quả chín – nảy mầm – ra lá – ra hoa – kết hạt.

Câu 25. Sinh trưởng sơ cấp là hình thức sinh trưởng của (A), làm cho cây (B). (A), (B) lần lượt là:

A. Rễ ; cây lớn và cao lên.

B. Thân ; thân cây to chiều ngang.

C. Mô phân sinh; lớn và cao.

D. Bó mạch gỗ; cao và lớn.

Câu 26. Sinh trưởng thứ cấp là quá trình lớn lên do sự phân chia của (A) làm cho cây lớn lên theo chiều (B). (A), (B) lần lượt là:

A. Mô phân sinh ; ngang.

B. Đỉnh sinh trưởng ; cao.

C. Tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ; ngang.

D. Tế bào mặc rây; cao.

Câu 27. Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Cây một lá mầm có sinh trưởng thứ cấp còn cây hai lá mầm có sinh trưởng sơ cấp.

B. Cây một lá mầm và cây hai lá mầm đều có sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp.

C. Ngọn cây một lá mầm có sinh trưởng thứ cấp, thân cây hai lá mầm có sinh trưởng sơ cấp.

D. Sinh trưởng sơ cấp gặp ở cây một lá mầm và phần thân non của cây hai lá mầm.

Câu 28. Có vai trò trong phân chia tế bào, hình thành cơ quan mới, ngăn chặn sự hóa già là vai trò của phitôhoocmôn:

A. Êtilen .         

B. Xitôkinin .

C. Auxin .     

D. Gibêrelin .

 Câu 29. Phát biểu nào sau đây sai?

A. Các hợp chất kích thích sinh trưởng được hình thành chủ yếu ở cơ quan còn non, chiếm ưu thế trong giai đoạn sinh trưởng.

B. Các hợp chất kìm hãm sinh trưởng được hình thành và tích lũy chủ yếu ở các cơ quan già, cơ quan sinh sản, cơ quan dự trữ, làm già hóa hay gây chết từng bộ phận của cây.

C. Vì quá trình đồng hóa và dị hóa xảy ra song song nên trong cây các hợp chất kích thích sinh trưởng và kìm hãm sinh trưởng luôn có hàm lượng cân bằng trong các giai đoạn sinh trưởng.

D. Tùy theo từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây, các hợp chất kích thích sinh trưởng và kìm hãm sinh trưởng được tổng hợp với tỉ lệ khác nhau.

Câu 30. Sự cân bằng giữa chất kích thích và ức chế sinh trưởng được biểu hiện lúc:

A. Phân hóa mầm hoa và tạo thnahf hoa.

B. Quả chín và bắt đầu rụng.

C. Cây vừa đẻ nhánh xong.

D. Cây tạo quả và kết hạt.

Lời giải chi tiết

1.C

2.D

3.A

4.C

5.B

6.A

7.A

8.C

9.C

10.A

11.C

12.B

13.B

14.D

15.B

16.C

17.C

18.A

19.B

20.C

21.D

22.B

23.C

24.C

25.D

26.B

27.C

28.A

29.B

30.C

Bài giải tiếp theo
Đề số 9 – Đề kiểm tra học kì 2 – Sinh 11
Đề số 10 – Đề kiểm tra học kì 2 – Sinh 11

Video liên quan