Đề số 8 - Đề kiểm tra học kì 1 - Vật lí 8
Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 8 - Đề kiểm tra học kì 1 - Vật lí 8
Đề bài
A. Trắc nghiệm (2 điểm)
Câu 1. Có một ô tô đang chạy trên đường. Trong các câu mô tả sau đây, câu nào không đúng?
A. Ô tô chuyển động so với mặt đường
B. Ô tô chuyển động so với người lái xe.
C. Ô tô đứng yên so với người lái xe.
D. Ô tô chuyển động so với cây ven đường.
Câu 2. Đơn vị vận tốc là:
A. km.h; B. m.s;
C. km/h; D. s/m;
Câu 3. Hành khác ngồi trên xe đang chuyển động bỗng thấy mình bị nghiêng người sang trái, chứng tỏ xe:
A. Đột ngột giảm vận tốc;
B. Đột ngột tăng vận tốc;
C. Đột ngột rẽ sang trái;
D. Đột ngột rẽ sang phải
Câu 4. Trường hợp nào sau đây lực xuất hiện không phải là lực ma sát?
A. Lực xuất hiện khi lốp xe trượt trên mặt đường.
B. Lực xuất hiện làm mòn đế giầy.
C. Lực xuất hiện khi lò xo bị nén hay bị dãn.
D. Lực xuất hiện giữa dây cuaroa với bánh xe truyền chuyển động.
Câu 5. Một áp lực 600N gây áp suất 3 000 N/m2 lên diện tích bị ép có độ lớn:
A. 2 000 cm2 ; B. 200 cm2 ;
C. 20 cm2 ; D. 0,2 cm2
Câu 6. Công thức tính áp suất là:
A. \({\rm{p = }}\dfrac{{\rm{F}}}{{\rm{S}}}\); B. FA = d.V;
C. \({\rm{v = }}\dfrac{{\rm{s}}}{{\rm{t}}}\); D. \({\rm{P = 10}}{\rm{.m}}\)
Câu 7. Câu nào sau đây nói về áp suất chất lỏng là đúng?
A. Chất lỏng chỉ gây áp suất theo phương thẳng đứng từ trên xuống.
B. Áp suất chất lỏng chỉ phụ thuộc vào bản chất của chất lỏng.
C. Chất lỏng gây áp suất theo mọi phương.
D. Áp suất chất lỏng chỉ phụ thuộc vào chiều cao của cột chất lỏng.
Câu 8. Đơn vị của lực đẩy Ác – si – mét là:
A. km/h; B. Pa;
C. N; D. N/m2;
B. Tự luận (8 điểm)
Câu 9 (2,5 điểm).
a) Một người đi xe đạp trong 40 phút với vận tốc là 12 km/h. Hỏi quãng đường đi được là bao nhiêu km.
b) Tính thời gian để người đó đi quãng đường 20 km vẫn với vận tốc trên?
Câu 10 (2,5 điểm). Biểu diễn những lực sau đây:
a) Trọng lực của một vật có khối lượng 3kg (tỉ xích 1cm ứng với 10N).
b) Lực kéo 20 000N theo phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải (tỉ xích 1cm ứng với 5 000N).
Câu 11 (3,0 điểm) (Dành cho lớp không chuyên)
Một thùng cao 2m đựng đầy nước. Tính áp suất của nước lên đáy thùng, lên một điểm cách miệng thùng 0,6m và lên một điểm cách đáy thùng 0,8m. Biết trọng lượng riêng của nước là 10 000 N/m3.
Câu 12: (3,0 điểm) (Dành cho lớp chuyên)
Treo một vật ở ngoài không khí vào lực kế, lực kế chỉ 2,1 N. Nhúng chìm vật đó vào nước thì số chỉ của lực kế giảm 0,2 N. Hỏi chất làm vật đó có trọng lượng riêng lớn gấp bao nhiêu lần trọng lượng riêng của nước? Biết trọng lượng riêng của nước là 104 N/m3.
Lời giải chi tiết
A. Trắc nghiệm (2đ) đúng mỗi ý được 0,25 điểm.
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 |
Đáp án | B | C | D | C |
Câu | 5 | 6 | 7 | 8 |
Đáp án | A | A | C | C |
B. Tự luận
Câu 9:
a) Theo đề ra: t = 40 phút = \(\dfrac{2}{3}\) h; v = 12 km/h.
Áp dụng công thức \({\rm{v = }}\dfrac{{\rm{s}}}{{\rm{t}}}\) suy ra s = v.t, thay số được:
s = 12. \(\dfrac{2}{3}\) = 8 km.
Vậy quãng mà người đi xe đạp đi được trong 40 phút với vận tốc là 12 km/h là 8 km.
b) Theo đề bài ra: v = 12 km/h; s = 20 km.
Áp dụng công thức \({\rm{v = }}\dfrac{{\rm{s}}}{{\rm{t}}}\) suy ra t = \(\dfrac{{\rm{s}}}{{\rm{v}}}\), thay số được:
t = \(\dfrac{{20}}{{12}}\) = \(\dfrac{5}{3}\) h = 1 giờ 40 phút.
Thời gian để người đi xe đạp đi hết quãng đường 20 km với vận tốc 12 km/h là 1 giờ 40 phút.
Câu 10:
a) * Đổi 3 kg = 30N.
* Véc tơ đặt thẳng đứng, chiều hướng xuống, tỉ xích 1cm ứng với 10N.
b) Véc tơ lực nằm ngang, chiều từ trái sang phải, tỉ xích 1cm ứng với 5 000N.
Câu 11* Dành cho 8A2, 8A3:
Theo đề bài ra ta có:
h1 = 2m; h2 = 0,6m;
h3 = 2 – 0,8 = 1,2m;
d = 10 000 N/m2.
Áp dụng công thức tính áp suất chất lỏng p = d. h, ta được:
* Áp suất của nước lên đáy thùng là:
p = d. h1 = 10 000. 2 = 20 000 Pa.
* Áp suất của nước lên một điểm các miệng thùng 0,6 m là:
p = d. h2 = 10 000. 0,6 = 6 000 Pa.
* Áp suất của nước lên một điểm cách đáy thùng 0,8 m là:
p = d. h3 = 10 000. 0,8 = 8 000 Pa.
Câu 12* Dành cho 8A1:
Khi nhúng vật vào nước, vật chịu tác dụng của lực đẩy Ác – si – mét nên số chỉ của lực kế giảm 0,2 N, tức là FA = 0,2 N.
Ta có FA = dn.V, trong đó dn là trọng lượng riêng của nước, V là thể tích của phần nước bị vật chiếm chỗ, suy ra thể tích của vật là:
V = \(\dfrac{{{{\rm{F}}_{\rm{A}}}}}{{{{\rm{d}}_{\rm{n}}}}}\) = \(\dfrac{{0,2}}{{10{\rm{ 000}}}}\) = 0,00002 m3.
Trọng lượng riêng của chất làm vật là:
dV = \(\dfrac{{\rm{P}}}{{\rm{V}}}\)= \(\dfrac{{2,1}}{{0,00002}}\) = 105 000 kg/m3.
Do đó, \(\dfrac{{{{\rm{d}}_{\rm{V}}}}}{{{{\rm{d}}_{\rm{n}}}}}{\rm{ }} = {\rm{ }}\dfrac{{105{\rm{ }}000}}{{10{\rm{ }}000}}\) = 10,5, suy ra dV = 10,5. dn.
Vậy trọng lượng riêng của chất làm vật lớn gấp 10,5 lần trọng lượng riêng của nước.
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Đề số 8 - Đề kiểm tra học kì 1 - Vật lí 8 timdapan.com"