Đề kiểm tra 1 tiết Văn 8 - Đề số 8

Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 8 - Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Học kì 2 - Ngữ văn 8


Đề bài

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4 điểm)

Chọn và khoanh tròn câu đúng nhất:

Câu 1: Sắp xếp các văn bản sau vào ô phù hợp: Nhớ rừng, Quê hương, Hịch tướng sĩ, Nước Đại Việt ta, Khi con tu hú, Tức cảnh Pác Bó, Chiếu dời đô.

- Thơ ca cách mạng :...............

- Thơ mới :.............................

- Nghị luận cổ:.......................

Câu 2: Điền từ thích hợp vào ô trống: "Nhớ rừng là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất của Thế Lữ và là tác phẩm góp phần mở đường cho sự thắng lợi của….”

A. Thơ ca cách mạng

B. Thơ cổ điển

C. Thơ mới

D. Thơ hiện đại

Câu 3: Nhận định nào nói đúng nhất tình cảm Tế Hanh đối với cảnh vật, cuộc sống và con người quê hương:

A. Nhớ về quê hương với những kỉ niệm buồn bã và đau xót, thương cảm.

B. Yêu thương, trân trọng, tự hào và gắn bó sâu sắc với cảnh vật, cuộc sống và con người của quê hương.

C. Gắn bó và bảo vệ cuộc sống và con người quê hương.

D. Cả A, B, C đều sai.

Câu 4: Bài thơ Khi con tu hú được sáng tác vào thời gian nào?

A. 1938                   B. 1939

C. 1940                   D. 1941

Câu 5: Giọng điệu chung của bài Tức cảnh Pác Bó là:

A. Thiết tha trìu mến

B. Vui đùa dí dỏm

C. Nghiêm trang, chừng mực

D. Buồn thương, phiền muộn

Câu 6: Ý nào nói đúng nhất nghệ thuật của Chiếu dời đô?

A. Lập luận giàu sức thuyết phục

B. Kết cấu chặt chẽ

C. Ngôn ngữ giàu nhạc điệu

D. Ý A và B

Câu 7: Hịch tướng sĩ, Chiếu dời đô, Nước Đại Việt ta đều là những áng thiên cố hùng văn. Đúng hay sai?

A. Đúng                            B. Sai

Câu 8: Đoạn trích Thuế máu gồm mấy phần, thuộc chương mấy của tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp?

A. Ba phần - chương 1

B. Ba phần - chương 2

C. Ba phần - chương 3

D. Ba phần - chương 4

II.PHẦN TỰ LUẬN: (6 điểm)

Câu 1: (2 điểm)

Chỉ ra và phân tích giá trị của biện pháp tu từ trong câu thơ sau:

“Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”

 (Ngắm trăng – Hồ Chí Minh)

Câu 2: (4 điểm)

Có ý kiến cho rằng: “Tế Hanh đã viết về làng quê của ông với một tình cảm trong sáng, đằm thẳm”.

Qua bài thơ Quê hương em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

Lời giải chi tiết

I.Phần trắc nghiệm: (4 điểm)

2 - C

3 - B

4 - B

5 - B

6 - D

7 - A 8 - A

Câu 1: Sắp xếp các văn bản sau vào ô phù hợp:

- Thơ ca cách mạng: Khi con tu hú, Tức cảnh Pác Bó.

- Thơ mới: Nhớ rừng, Quê hương.

- Nghị luận cổ: Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ, Nước Đại Việt ta.

II. Phần tự luận: (6 điểm)

Câu 1::

a. Chỉ ra các biện pháp tu từ trong câu thơ trên:

- Phép tu từ nhân hoá: “trăng nhòm”, điệp từ: “ngắm”.

b. Giá trị các biện pháp tư từ trong câu thơ trên: (1,5 điểm)

- Nghệ thuật nhân hoá: Trăng được nhân hoá có gương mặt và ánh mắt như con người. Nhà thơ và trăng lặng lẽ nhìn nhau, cảm thông, chia sẻ mối tình tri âm tri kỉ.

- Nghệ thuật điệp từ: Từ “ngắm” được điệp lại hai lần, nghệ thuật đối xứng nhấn mạnh hình ảnh trăng và người. Đó là tư thế ngắm trăng tuyệt đẹp, hướng tới cái đẹp của cuộc đời.

Câu 2:

a. Hình thức

Yêu cầu viết dưới dạng đoạn văn ngắn.

b. Nội dung của vấn đề chứng minh

Tình yêu quê hương, đất nước trong sáng và đằm thắm.

- Tình yêu quê hương trong sáng được thể hiện trong cách cảm nhận, miêu tả về làng quê.

- Tác giả không chỉ miêu tả những hình  ảnh bên ngoài của quê hương với “cái nhìn bằng thị giác” mà còn cảm nhận được cái hồn của quê hương ẩn kín bên trong con người và cảnh vật. Đó là cái nhìn thông qua lăng kính tâm hồn.

- Tình yêu quê hương của Tế Hanh còn thể hiện trong nỗi nhớ thiết tha, sâu sắc với một giọng thơ đằm thắm ngân vang. Nhớ về hình ảnh thân quen của quê hương, một quê hương cụ thể, gắn bó máu thịt với giả không thể nào lẫn lộn được. Đó là một quê hương miền biển.