Đề số 7 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) - Ngữ văn 8
Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 7 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) - Ngữ văn 8
Đề bài
Câu 1 (2 điểm)
Đọc kỹ phần trích và trả lời các câu hỏi:
(…) Năm 2000 là năm đầu tiên Việt Nam tham gia Ngày Trái Đất với chủ đề “Một ngày không sử dụng bao bì ni lông”.
Như chúng ta đã biết, việc sử dụng bao bì ni lông có thể gây nguy hại đối với môi trường bởi đặc tính không phân hủy của pla-xtic. Hiện nay ở Việt Nam mỗi ngày thải ra hàng triệu bao bì ni lông, một phần được thu gom, phần lớn bị vứt bừa bãi khắp nơi công cộng, ao hồ, sông ngòi. (…)
(Ngữ văn 8, tập một)
a) Phần trích trên thuộc văn bản nào?
b) Văn bản ở a thuộc loại văn bản gì?
c) Bao bì ni lông ở phần trích được coi là gì?
d) Văn bản ở a viết về chủ đề nào?
Câu 2 (2 điểm):
Thế nào là câu ghép? Tìm cụm C - V (chủ ngữ, vị ngữ) trong câu ghép dưới đây và cho biết mối quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu ghép?
Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.
Câu 3 (6 điểm):
Em hãy giới thiệu về chiếc nón lá Việt Nam.
Lời giải chi tiết
Câu 1:
a) Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000
b) Văn bản nhật dụng
c) Rác thải sinh hoạt
d) Bảo vệ môi trường
Câu 2:
- Khái niệm: Câu ghép là những câu do hai hoặc nhiều cụm C-V không bao chứa nhau tạo thành. Mỗi cụm C-V này được gọi là một vế câu.
- Phân tích:
⟹ Quan hệ ý nghĩa: vế 1 với vế 2: quan hệ nguyên nhân - kết quả, vế 2 với vế 3: quan hệ giải thích.
Câu 3:
Về hình thức: Đề ra thuộc kiểu bài văn thuyết minh kết hợp miêu tả và biểu cảm.
* Về nội dung: Học sinh phải giới thiệu được đặc điểm, tác dụng và ý nghĩa của chiếc nón lá Việt Nam.
1. Mở bài: Giới thiệu về nón lá
2. Thân bài
* Khái quát
- Nón lá có hình chóp
- Là vật dụng gắn liền với các mẹ, các chị
- Là một vật dụng hữu ích trong cuộc sống
* Chi tiết
- Nguồn gốc: Từ 2500 - 3000 năm về trước công nguyên, hình ảnh chiếc nón lá được chạm khắc trên trống đồng Ngọc Lũ, Trống Đồng Đông Sơn, trên thạp đồng Đào Thịnh.
- Cấu tạo nón lá:
+ Nón lá thường có hình chóp hay tù.
+ Lá nón được xếp trên một cái khung gồm các nan tre nhỏ uốn thành hình vòng cung, được ghim lại bằng sợi chỉ, hoặc các loại sợi tơ tằm,... giữ cho lá với khung bền chắc.
+ Nón lá thường được đan bằng các loại lá khác nhau như lá cọ, lá nón, lá buông, rơm, tre, lá cối, lá hồ, lá du quy diệp chuyên làm nón v.v…
+ Nón lá thường có dây đeo làm bằng vải mềm hoặc nhung, lụa để giữ trên cổ.
- Cách làm nón:
+ Xử lí lá nón
+ Làm khung nón
+ Làm nón
- Phân loại nón
+ Nón ngựa hay nón Gò Găng: Nón này được sản xuất ở Bình Định, nón được làm từng lá dứa, thường dùng khi đội đầu cưỡi ngựa.
+ Nón quai thao: Được người Bắc sử dụng khi di lễ hội.
+ Nón bài thơ: Được sản xuất từ Huế
+ Nón dấu
+ Nón rơm
+ Nón cời
* Công dụng
- Trong cuộc sống thường ngày: Che nắng, mưa, làm quạt mát, ….
- Trong nghệ thuật: Dùng để múa, vẽ,….
- Trong giá trị tinh thần: Nón là một vật dùng để làm quà, hay quảng bá về văn hóa Việt Nam với các du khách.
3. Kết bài: Nêu ý nghĩ và cảm nghĩ về nón lá.
Xem thêm: Lời giải chi tiết Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) môn Ngữ văn 8 tại TimDapAn.com
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Đề số 7 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) - Ngữ văn 8 timdapan.com"