Đề số 4 – Đề kiểm tra học kì 2 – Sinh 12

Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 4 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) - Sinh học 12


Đề bài

Câu 1: Tiến hoá lớn là quá trình

A. hình thành các nhóm phân loại trên loài. 

B. hình thành loài mới.

C. biến đổi kiểu hình của quần thể dẫn tới sự hình thành loài mới.

D. biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể dẫn tới sự hình thành các nhóm phân loại trên loài.

Câu 2: Dạng cách li quan trọng nhất để phân biệt hai loài là cách li

A. sinh thái.     

B. tập tính.    

C. địa lí.        

D. sinh sản.

Câu 3: Từ quần thể cây 2n, người ta tạo được quần thể cây 4n, có thể xem quần thể cây 4n là một loài mới vì quần thể cây 4n

A. có sự khác biệt với quần thể cây 2n về số NST.                  

B. không thể giao phấn với cây của quần thể 2n.

C. giao phối được với các cây của quần thể cây 2n cho ra cây lai bất thụ.

D. có đặc điểm hình thái, kích thước các cơ quan sinh dưỡng lớn hơn hẳn cây của quần thể 2n.

Câu 4: Phát biểu  nào sau đây về chọn lọc tự nhiên là không đúng?

A. Chọn lọc tự nhiên tạo nên các kiểu gen giúp sinh vật thích nghi.

B. Chọn lọc tự nhiên trực tiếp làm thay đổi tần số alen của quần thể.

C. Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi giá trị thích ứng của kiểu gen.

D. Chọn lọc tự nhiên sàng lọc, giữ lại những biến dị có lợi.

Câu 5: Dấu hiệu chủ yếu để kết luận 2 cá thể chắc chắn thuộc 2 loài sinh học khác nhau là:

A. chúng cách li sinh sản với nhau.

B. chúng sinh ra con bất thụ.

C. chúng không cùng môi trường.   

D. chúng có hình thái khác nhau.

Câu 6: Loài lúa mì trồng hiện nay được hình thành trên cơ sở:

A. sự cách li địa lí giữa lúa mì châu Âu và lúa mì châu Mỹ.

B. kết quả của quá trình lai xa khác loài.

C. kết quả của tự đa bội  2n thành 4n của loài lúa mì.

D. kết quả của quá trình lai xa và đa bội hoá nhiều lần.

Câu 7: Ngày nay vẫn tồn tại song song nhóm sinh vật có tổ chức thấp bên cạnh các nhóm sinh vật có tổ chức cao vì:  

A. nhịp điệu tiến hoá không đều giữa các nhóm.

B. tổ chức cơ thể có thể đơn giản hay phức tạp nếu thích nghi với hoàn cảnh sống đều được tồn tại.

C. cường độ chọn lọc tự nhiên là không giống nhau trong hoàn cảnh sống của mỗi nhóm.

D. nguồn thức ăn cho các nhóm có tổ chức thấp rất phong phú.

Câu 8: Vượn người ngày nay bao gồm những dạng nào?

A. Vượn, Đười ươi, khỉ. 

B. Vượn, Đười ươi, Gôrila, tinh tinh.

C. Đười ươi, Khỉ Pan, Gôrila.       

D. Vượn, Gôrila, khỉ đột, Tinh tinh.

Câu 9: Sự tương tác giữa các đại phân tử nào dẫn đến hình thành sự sống?

A. Prôtêin - Prôtêin.     

B. Prôtêin - axitnuclêic.

C. Prôtêin - saccarit.   

D. Prôtêin - saccarit - axitnuclêic.

Câu 10: Đặc điểm nào sau đây là minh chứng rằng trong tiến hóa thì ARN là tiền thân của axitnuclêic mà không phải là ADN?

A. ARN chỉ có 1 mạch.     

B. ARN có loại bazơnitơ Uaxin.

C. ARN nhân đôi mà không cần đến enzim.   

D. ARN có khả năng sao mã ngược.

Câu 11: Có các loại môi trường phổ biến là:

A. môi trường đất, môi trường nước, môi trường trên cạn, môi trường sinh vật.

B. môi trường đất, môi trường nước, môi trường trên cạn, môi trường bên trong.

C. môi trường đất, môi trường nước, môi trường trên cạn, môi trường ngoài.

D. môi trường đất, môi trường nước ngọt, môi trường nước mặn và môi trường trên cạn.

Câu 12: Nhân tố vô sinh bao gồm tất cả:

A. nhân tố vật lí, nhân tố hóa học của môi trường xung quanh sinh vật.

B. tác động của các sinh vật khác lên cơ thể sinh vật.

C. tác động trực tiếp hay gián tiếp của tự nhiên lên cơ thể sinh vật.

D. các yếu tố sống của tự nhiên có ảnh hưởng đến cơ thể sinh vật.

Câu 13: Quan hệ hỗ trợ trong quần thể là:

A. mối quan hệ giữa các cá thể sinh vật trong một vùng hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động sống.

B. mối quan hệ giữa các cá thể sinh vật giúp nhau trong các hoạt động sống.

C. mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài hỗ trợ nhau trong việc di cư do mùa thay đổi.

D. mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động sống.

Câu 14: Khi số lượng cá thể của quần thể ở mức cao nhất để quần thể có khả năng duy trì phù hợp nguồn sống thì gọi là:

A. kích thước tối thiểu.     

B. kích thước tối đa.   

D. kích thước phát tán.

Câu 15: Mật độ cá thể của quần thể có ảnh hưởng tới:

A. khối lượng nguồn sống trong môi trường phân bố của quần thể.

B. mức độ sử dụng nguồn sống, khả năng sinh sản và tử vong của quần thể.

C. hình thức khai thác nguồn sống của quần thể.

D. tập tính sống bầy đàn và hình thức di cư của các cá thể trong quần thể.

Câu 16: Câu nào không đúng trong số các câu sau?

A. Ánh sáng là một nhân tố sinh thái.                                                      

B. Ánh sáng là nhân tố sinh thái vô sinh.

C. Ánh sáng chỉ ảnh hưởng tới thực vật mà không ảnh hưởng gì tới động vật.

D. Mỗi loài cây thích nghi với điều kiện chiếu sáng nhất định.

Câu 17: Tập hợp sinh vật nào sau đây không phải là quần thể?

A. Tập hợp cây thông trong một rừng thông ở Đà Lạt.              

B. Tập hợp cây cọ ở trên quả đồi Phú Thọ.

C. Tập hợp cây cỏ trên một đồng cỏ.                                                        

D. Tập hợp cá chép sinh sống ở Hồ Tây.

Câu 18: Ở động vật hằng nhiệt (đồng nhiệt) sống ở vùng ôn đới lạnh có:

A. các phần thò ra (tai, đuôi) to ra, còn kích thước cơ thể lớn hơn so với những loài tương tự sống ở vùng nhiệt đới.

B. các phần thò ra (tai, đuôi) nhỏ lại, còn kích thước cơ thể nhỏ hơn so với những loài tương tự sống ở vùng nhiệt đới.

C. các phần thò ra (tai, đuôi) nhỏ lại, còn kích thước cơ thể lại lớn hơn so với những loài tương tự sống ở vùng nhiệt đới.

D. các phần thò ra (tai, đuôi) to ra, còn kích thước cơ thể nhỏ hơn so với những loài tương tự sống ở vùng nhiệt đới.

Câu 19: Ví dụ về mối quan hệ cạnh tranh là:

A. giun sán sống trong cơ thể lợn.                        

B. các loài cỏ dại và lúa cùng sống trên ruộng đồng.

C. khuẩn lam thường sống cùng với nhiều loài động vật xung quanh.          

D. thỏ và chó sói sống trong rừng.

Câu 20: Con mối mới nở “liếm” hậu môn đồng loại để tự cấy trùng roi Trichomonas. Trùng roi có enzim phân giải được xelulôzơ ở gỗ mà mối ăn. Quan hệ này giữa mối và trùng roi là:

A. cộng sinh  .           B. hội sinh. 

C. hợp tác.                 D. kí sinh.

Câu 21: Vì sao loài ưu thế đóng vai trò quan trọng trong quần xã?

A. Vì có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn, có sự cạnh tranh mạnh.

B. Vì có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn, hoạt động mạnh.

C. Vì tuy có số lượng cá thể nhỏ, nhưng hoạt động mạnh.

D. Vì tuy có sinh khối nhỏ nhưng hoạt động mạnh.

Câu 22: Điều nào sau đây không đúng với diễn thế thứ sinh? 

A. Một quần xã mới phục hồi thay thế quần xã bị huỷ diệt.

B. Trong điều kiện không thuận lợi và qua quá trình biến đổi lâu dài, diễn thế thứ sinh có thể hình thành nên quần xã tương đối ổn định.

C. Trong điều kiện thuận lợi, diễn thế thứ sinh có thể hình thành nên quần xã tương đối ổn định.

D. Trong thực tế thường bắt gặp nhiều QX có khả năng phục hồi rất thấp mà hình thành quần xã bị suy thoái.

Câu 23: Đồng ruộng, hồ nước, rừng trồng, thành phố, … là những ví dụ về:

A. Hệ sinh thái trên cạn.   

B. Hệ sinh thái nước ngọt.             

C. Hệ sinh thái tự nhiên.     

D. Hệ sinh thái nhân tạo.

Câu 24: Các kiểu hệ sinh thái trên Trái Đất được phân chia theo nguồn gốc bao gồm:

A. Hệ sinh thái trên cạn và hệ sinh thái dưới nước.                   

B. Hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nhân tạo.

C. Hệ sinh thái nước mặn và hệ sinh thái nước ngọt.                 

D. Hệ sinh thái nước mặn và hệ sinh thái trên cạn.

Câu 25: Bể cá cảnh được gọi là:

A. Hệ sinh thái nhân tạo.   

B. Hệ sinh thái “khép kín”.   

C. Hệ sinh thái vi mô. 

D. Hệ sinh thái tự nhiên.

Câu 26: Nitơ phân tử được trả lại cho đất, nước và bầu khí quyển nhờ hoạt động của nhóm sinh vật nào:

A.VK nitrat hóa.

B. VK phản nitrat hóa.              

C. VK nitrit hóa.

D. VKcố định nitơ trong đất.

Câu 27: Tác động của vi khuẩn nitrát hóa là:

A. cố định nitơ trong đất thành dạng đạm nitrát (NO3-).

B. cố định nitơ trong nước thành dạng đạm nitrát (NO3-).

C. biến đổi nitrit (NO2-) thành nitrát (NO3-).          

D. biến đổi nitơ trong khí quyển thành dạng đạm nitrát (NO3-).

Câu 28: Để cải tạo đất nghèo đạm, nâng cao năng suất cây trồng người ta sử dụng biện pháp sinh học nào?

A. trồng các cây họ Đậu

B. trồng các cây lâu năm

C. trồng các cây một năm

D. bổ sung phân đạm hóa học.

Câu 29: Dòng năng lượng trong hệ sinh thái được thực hiện qua:

A. quan hệ dinh dưỡng của các sinh vật trong chuỗi thức ăn.

B. quan hệ dinh dưỡng giữa các sinh vật cùng loài trong quần xã.

C. quan hệ dinh dưỡng của các sinh vật cùng loài và khác loài.

D. quan hệ dinh dưỡng và nơi ở của các sinh vật trong quần xã.

Câu 30: Sử dụng chuỗi thức ăn sau để xác định hiệu suất sinh thái của sinh vật tiêu thụ bậc 1 so với sinh vật sản xuất: Sinh vật sản xuất (2,1.106 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 1 (1,2.104 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 2 (1,1.102 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 3 (0,5.102 calo)

A.0,57%                      B.0,92

C.0,0052%                  D.45,5

Lời giải chi tiết

1.A

2.D

3.C

4.A

5.A

6.D

7.B

8.B

9.B

10.C

11.A

12.A

13.D

14.B

15.B

16.C

17.C

18.C

19.B

20.A

21.B

22.B

23.D

24.B

25.A

26.B

27.C

28.A

29.A

30.A

Bài giải tiếp theo
Đề số 5 – Đề kiểm tra học kì 2 – Sinh 12
Đề số 6 – Đề kiểm tra học kì 2 – Sinh 12
Đề số 7 – Đề kiểm tra học kì 2 – Sinh 12
Đề số 8 – Đề kiểm tra học kì 2 – Sinh 12
Đề số 9 – Đề kiểm tra học kì 2 – Sinh 12
Đề số 10 – Đề kiểm tra học kì 2 – Sinh 12

Video liên quan