Đề số 10 – Đề kiểm tra học kì 2 – Sinh 12

Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 10 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) - Sinh học 12


Đề bài

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

Câu 1: Tại sao đột biến gen thường có hại cho cơ thể sinh vật nhưng vẫn có vai trò quan trọng trong quá trình tiến hóa?

(1): tần số đột biến gen trong tự nhiên là không đáng kể nên tần số alen đột biến có hại là rất thấp.

(2): khi môi trường thay đổi, thể đột biến có thể thay đổi giá trị thích nghi.

(3): giá trị thích nghi của đột biến tùy thuộc vào tổ hợp gen.

(4): đột biến gen thường có hại nhưng nó tồn tại ở dạng dị hợp nên không gây hại.

Câu trả lời đúng nhất là

A. (3) và (4).

B. (2) và (4).

C. (1) và (3).

D. (2) và (3).

Câu 2: Các nhân tố tiến hóa nào vừa làm thay đổi tần số tương đối các alen của gen vừa làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể? (1): chọn lọc tự nhiên; (2): giao phối không ngẫu nhiên; (3): di - nhập gen; (4): đột biến; (5): các yêu tố ngẫu nhiên. Trả lời đúng là

A. (1), (2), (4), (5).

B. (1), (2), (3), (4).

C. (1), (3), (4), (5).

D. Tất cả các nhân tố trên.

Câu 3: Trong rừng mưa nhiệt đới, những cây thân gỗ có chiều cao vượt lên tầng trên của tán rừng thuộc nhóm thực vật

A. ưa sáng.

B. chịu bóng.

C. ưa bóng.

D. ưa bóng và ưa ẩm.

Câu 4: Thành phần hữu sinh của một hệ sinh thái bao gồm:

A. sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải

B. sinh vật sản xuất, sinh vật ăn thực vật, sinh vật phân giải

C. sinh vật ăn thực vật, sinh vật ăn động vật, sinh vật phân giải

D. sinh vật sản xuất, sinh vật ăn động vật, sinh vật phân giải

Câu 5: Tác động của vi khuẩn nitrát hóa là:

A. cố định nitơ trong đất thành dạng đạm nitrát (NO3-)

B. cố định nitơ trong nước thành dạng đạm nitrát (NO3-)

C. biến đổi nitrit (NO2-) thành nitrát (NO3-)

D. biến đổi nitơ trong khí quyển thành dạng đạm nitrát (NO3-)

Câu 6: Trong chu trình cacbon, điều nào dưới đây là không đúng:

A. cacbon đi vào chu trình dưới dạng cacbonđiôxit

B. thông qua quang hợp, thực vật lấy CO2 để tạo ra chất hữu cơ

C. động vật ăn cỏ sử dụng thực vật làm thức ăn chuyển các hợp chất chứa cacbon cho động vật ăn thịt

D. phần lớn CO2 được lắng đọng, không hoàn trả vào chu trình

Câu 7: Sinh vật sản xuất là những sinh vật:

A. phân giải vật chất (xác chết, chất thải) thành những chất vô cơ trả lại cho môi trường

B. động vật ăn thực vật và động vật ăn động vật

C. có khả năng tự tổng hợp nên các chất hữu cơ để tự nuôi sống bản thân

D. chỉ gồm các sinh vật có khả năng hóa tổng hợp

Câu 8: Để cải tạo đất nghèo đạm, nâng cao năng suất cây trồng người ta sử dụng biện pháp sinh học nào?

A. trồng các cây họ Đậu

B. trồng các cây lâu năm

C. trồng các cây một năm

D. bổ sung phân đạm hóa học.

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (3 điểm): So sánh hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nhân tạo.

Câu 2 (3 điểm): Mô tả đặc điểm và ý nghĩa cuả các kiểu phân bố cơ bản trong quần thể.

Lời giải chi tiết

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

Mỗi câu trả lời đúng 0.5 điểm

1.D

2.C

3.A

4.A

5.C

6.D

7.C

8.A

 

 

 II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1

* Giống nhau: (1 điểm)

- Hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo đều có những đặc điếm chung về thành phần cấu trúc, bao gồm thành phần vật chất vô sinh và thành phần hữu sinh.

- Thành phần vật chất vô sinh là môi trường vật lí (sinh cảnh) và thành phần hữu sinh là quần xã sinh vật.

- Các sinh vật trong quần xã luôn tác động lẫn nhau và đồng thời tác động với các thành phần vô sinh của sinh cảnh.

* Khác nhau:

Hệ sinh thái tự nhiên

Hệ sinh thái nhân tạo

Điểm

Thành phần loài đa dạng

Thành phần loài ít, ít đa dạng

0,5

Ít chịu sự chi phối của con người

Chịu sự chi phối, điều khiển của con người

0,5

Sự tăng trưởng của các cá thể chậm, phụ thuộc vào điều kiện môi trường

Được áp dụng các biện pháp canh tác và kĩ thuật hiện đại nên sinh trưởng của các cá thể nhanh, năng suất sinh học cao

0,5

Tính ổn định cao, tự điều chỉnh, mắc bệnh ít chuyển thành dịch

Tính ổn định thấp, dễ bị biến đổi, dễ mắc dịch bệnh

0,5

Câu 2

Kiểu phân bố

Đặc điểm

Ý nghĩa sinh thái

Điểm

Phân bố theo nhóm

Là kiểu phân bố phổ biến nhất, các cá thể của quần thể tập trung theo từng nhóm ở những nơi có điều kiện sống tốt nhất. Phân bố theo nhóm xuất hiện nhiều ở sinh vật sống thành bầy đàn, khi chúng trú đông, ngủ đông, di cư...

Các cá thể hỗ trợ lẫn nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi trường.

1

Phân bố đồng đều

Thường gặp khi điều kiện sống phân bố một cách đồng đều trong môi trường và khi có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể của quần thể.

Làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể.

1

Phân bố ngẫu nhiên

Là dạng trung gian của hai dạng trên.

Sinh vật tận dụng được nguồn sống tiềm tàng trong môi trường.

1

 

Bài giải tiếp theo

Video liên quan