Đề số 3 - Đề kiểm tra học kì 2 - Toán lớp 5

Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 3 - Đề kiểm tra học kì 2 - Toán lớp 5


Đề bài

Câu 1. Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống :

Hình lập phương thứ nhất có cạnh dài 5cm, hình lập phương thứ hai có cạnh dài 1,5dm.

a. Diện tích xung quanh của hình lập phương thứ nhất là:

A. 100cm2

 

B. 150cm2

 

C. 125cm2

 

b. Diện tích xung quanh của hình lập phương thứ hai là :

A. 2,25dm2

 

B. 13,5dm2

 

C. 9dm2      

 

c. Diện tích xung quanh cuả hình lập phương thứ hai gấp diện tích xung quanh của hình lập phương thứ nhất :

A. 3 lần

 

B. 6 lần

 

C. 9 lần

 

Câu 2. Khoanh vào chữ đặt trước đáp số đúng.

Người ta gò một cái thùng hình lập phương không có nắp. Cạnh dài 5,4dm. Tính diện tích tôn để gò thùng đó (không kể nếp gấp).

A. 145,8dm2                                    B. 1,1664m2                         C. 2,7m2

Câu 3. Khoanh vào chữ đặt trước đáp số đúng.

Người ta làm một bể cá hình hộp chữ nhật không nắp dài 0,6m ; rộng 0,4m ; cao 0,3m. Tính diện tích kính để làm bể cá đó.

A. 0,94m2                     B. 0,84m2                             C. 1,08m2

Câu 4. Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống :

Một cái thùng không nắp dạng hình hộp chữ nhật chiều dài là 1,4m, chiều rộng bằng \(\dfrac{1}{2}\) chiều dài, chiều cao là 0,6m. Người ta sơn tất cả các mặt trong và ngoài thùng đó. Biết cứ 3m2 thì tốn 0,6kg sơn. Hỏi người ta sơn thùng đó hết bao nhiêu ki-lô-gam sơn ?

A. 1,4kg

 

B. 1,6kg

 

C. 1,8kg

 

Câu 5. Viết số thích hợp vào ô trống :

Hình hộp chữ nhật

(1)

(2)

(3)

Chiều dài

 

6,4m

\(\dfrac{1}{2}\)m

Chiều rộng

9cm

 

 

Chiều cao

8cm

2,3m

\(\dfrac{1}{4}\)m

Chu vi mặt đáy

44cm

 

 

Diện tích mặt đáy

 

 

\(\dfrac{1}{6}{m^2}\)

Diện tích xung quanh

 

45,54m2

 

Diện tích toàn phần

 

 

 

Câu 6. Người ta sơn một cái hộp dạng hình hộp chữ nhật. Chiều dài là 1,5m, chiều rộng bằng \(\dfrac{3}{5}\) chiều dài , chiều cao là 0,6m. Hỏi diện tích cần sơn là bao nhiêu ? (biết rằng sơn cả mặt trong và ngoài).

Lời giải chi tiết

Câu 1.

Phương pháp:

Áp dụng công thức: Diện tích xung quanh = diện tích một mặt \(\times 4\) = cạnh \(\times \) cạnh \(\times 4\).

Cách giải:

a. Diện tích xung quanh của hình lập phương thứ nhất là:

                  \( 5 \times 5 \times 4 = 100\;(cm^2)\)

Ta có bảng kết quả như sau: 

A. 100cm2

Đ

B. 150cm2

S

C. 125cm2

S

b. Diện tích xung quanh của hình lập phương thứ hai là là:

                  \(1,5 \times 1,5 \times 4 = 9\;(dm^2)\)

Ta có bảng kết quả như sau:

A. 2,25dm2

S

B. 13,5dm2

S

C. 9dm2      

Đ

c. Đổi \(9dm^2 = 900cm^2\).

Diện tích xung quanh cuả hình lập phương thứ hai gấp diện tích xung quanh của hình lập phương thứ nhất số lần là:

                   \(900:100 = 9 \) (lần)

Ta có bảng kết quả như sau:

A. 3 lần

S

B. 6 lần

S

C. 9 lần

Đ

Câu 2.

Phương pháp:

Vì thùng không có nắp nên diện tích tôn để gò thùng đó bằng diện tích của \(5\) mặt.

Cách giải:

Diện tích một mặt của cái thùng đó là:

                  \(5,4 \times 5,4 =29,16\;(dm^2)\)

Diện tích tôn để gò thùng đó là:

                 \(29,16 \times 5 = 145,8\;(dm^2)\) 

Chọn A.

Câu 3.

Phương pháp:

Vì bể cá không có nắp nên diện tích kính để làm bể cá đó bằng tổng diện tích xung quanh và diện tích một đáy.

Cách giải:

Diện tích xung quanh của bể cá đó là:

                  \((0,6+0,4) \times 2 \times 0,3 =0,6\;(m^2)\)

Diện tích đáy của bể cá đó là:

                  \(0,6 \times 0,4 = 0,24\;(m^2)\)

Diện tích kính để làm bể cá đó là:

                 \(0,6 + 0,24 = 0,84\;(m^2)\)

Chọn B

Câu 4.

Phương pháp:

- Tính chiều rộng = chiều dài \(\times \,\dfrac{1}{2}\).

- Diện tích sơn mặt trong bằng tổng diện tích xung quanh và diện tích một đáy.

- Diện tích cần sơn bằng \(2\) lần diện tích sơn mặt trong.

- Tìm tỉ số giữa diện tích cần sơn và \(3m^2\). Diện tích cần sơn gấp \(3m^2\) bao nhiêu lần thì khối lượng sơn cần dùng cũng gấp \(0,6kg\) bấy nhiêu lần.

Cách giải:

Chiều rộng của cái thùng đó là:

                \(1,4\times \,\dfrac{1}{2}=0,7\;(m^2)\)

Diện tích xung quanh của cái thùng đó là:

                  \((1,4+0,7) \times 2 \times 0,6 =2,52\;(m^2)\)

Diện tích đáy của cái thùng đó là:

                  \(1,4 \times 0,7 = 0,98\;(m^2)\)

Diện tích khi sơn mặt trong và mặt ngoài của cái thùng đó là:

                 \((2,52 + 0,98) \times 2 = 7\;(m^2)\)

Người ta sơn thùng đó hết số ki-lô-gam sơn là:

                  \( 7:3 \times 0,6 = 1,4\;(kg)\)

Ta có bảng đáp án như sau:

A. 1,4kg

Đ

B. 1,6kg

S

C. 1,8kg

S

Câu 5.

Phương pháp:

Áp dụng các công thức:

- Chu vi mặt đáy = (chiều dài \(+\) chiều rộng) \(\times 2\).

- Diện tích mặt đáy = chiều dài \(\times\) chiều rộng.

- Diện tích xung quanh = chu vi mặt đáy \(\times\) chiều cao.

- Diện tích toàn phần = diện tích xung quanh \(+\) diện tích hai đáy.

Cách giải:

+) Hình hộp chữ nhật 1:

Nửa chu vi mặt đáy là:

             \(44 : 2 = 22\;(cm)\)

Chiều dài của hình hộp chữ nhật đó là:

            \( 22 - 9=13\;(cm)\)

Diện tích mặt đáy của hình hộp chữ nhật đó là:

            \(13 \times 9= 117\;(cm^2)\)

Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật đó là:

            \(( 13+9 ) \times 2 \times 9= 352\; (cm^2) \)

Diện tích toàn phần của  hình hộp chữ nhật đó là:

            \(352 + 117 \times 2 = 586\; (cm^2) \)

+) Hình hộp chữ nhật 2:

Chu vi mặt đáy của hình hộp chữ nhật đó là:

            \( 45,54 : 2,3 = 19,8 \;(m)\)

Nửa chu vi mặt đáy của hình hộp chữ nhật là:

             \(19,8 : 2 = 9,9\;(m)\)

Chiều rộng của hình hộp chữ nhật đó là:

            \( 9,9 - 6,4=3,5\;(m)\)

Diện tích mặt đáy của hình hộp chữ nhật đó là:

            \(6,4 \times 3,5= 22,4\;(m^2)\)

Diện tích toàn phần của  hình hộp chữ nhật đó là:

            \(45,54 + 22,4 \times 2 = 90,34\; (m^2) \)

+) Hình hộp chữ nhật 3: 

Chiều rộng của hình hộp chữ nhật đó là:

            \( \dfrac{1}{6} :  \dfrac{1}{2} =  \dfrac{1}{3}\;(m)\)

Chu vi mặt đáy của hình hộp chữ nhật đó là:

            \( \left( \dfrac{1}{2} +  \dfrac{1}{3} \right) \times 2 =  \dfrac{5}{3}\;(m^2)\)

Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật đó là:

            \(\dfrac{5}{3} \times  \dfrac{1}{4}=  \dfrac{5}{12}\; (m^2) \)

Diện tích toàn phần của  hình hộp chữ nhật đó là:

            \( \dfrac{5}{12}+  \dfrac{1}{6} \times 2 = \dfrac{3}{4} \; (cm^2) \)

Hình hộp chữ nhật

(1)

(2)

(3)

Chiều dài

13cm

6,4m

\(\dfrac{1}{2}\) m

Chiều rộng

9cm

3,5m

\(\dfrac{1}{3}\) m

Chiều cao

8cm

2,3m

\(\dfrac{1}{4}\) m

Chu vi mặt đáy

44cm

19,8m

\(\dfrac{5}{3}\) m

Diện tích mặt đáy

117cm2

22,4m2

\(\dfrac{1}{6}{m^2}\)

Diện tích xung quanh

352cm2

45,54m2

\(\dfrac{5}{{12}}{m^2}\)

Diện tích toàn phần

586cm2

90,34m2

\(\dfrac{3}{4}{m^2}\)

Câu 6.

Phương pháp:

- Tính chiều rộng = chiều dài \(\times \,\dfrac{3}{5}\).

- Diện tích sơn mặt trong bằng diện tích toàn phần của hộp, hay bằng tổng diện tích xung quanh và diện tích hai mặt đáy.

- Diện tích cần sơn bằng \(2\) lần diện tích sơn mặt trong.

Cách giải:

Chiều rộng của cái hộp đó là:

                \(1,5 \times \,\dfrac{3}{5}=0,9\;(m^2)\)

Diện tích xung quanh của cái hộp đó là:

                  \((1,5+0,9) \times 2 \times 0,6 =2,88\;(m^2)\)

Diện tích đáy của cái hộp đó là:

                  \(1,5 \times 0,9 = 1,35\;(m^2)\)

Diện tích khi sơn mặt trong của cái hộp đó là:

                \(2,88 + 1,35 \times 2 = 5,58\;(m^2)\)

Do sơn hai mặt nên diện tích cần sơn là:

                  \(5,58 \times 2 = 11,16\;(m^2)\)

                                     Đáp số : \(11,16m^2\).

Bài giải tiếp theo
Đề số 4 - Đề kiểm tra học kì 2 - Toán lớp 5
Đề số 5 - Đề kiểm tra học kì 2 - Toán lớp 5
Đề số 6 - Đề kiểm tra học kì 2 - Toán lớp 5
Đề số 7 - Đề kiểm tra học kì 2 - Toán lớp 5
Đề số 8 - Đề kiểm tra học kì 2 - Toán lớp 5
Đề số 9 - Đề kiểm tra học kì 2 - Toán lớp 5
Đề số 10 - Đề kiểm tra học kì 2 - Toán lớp 5
Đề số 11 - Đề kiểm tra học kì 2 - Toán lớp 5
Đề số 12 - Đề kiểm tra học kì 2 - Toán lớp 5
Đề số 13 - Đề kiểm tra học kì 2 - Toán lớp 5

Video liên quan