Đề số 3 – Đề kiểm tra học kì 1 – Toán 10
Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 3 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) - Toán 10
Đề bài
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 3 điểm) Học sinh điền đáp án đúng vào bảng sau:
Câu 1 . Cho tập hợp \(A = \left\{ {0;1;2;3;4} \right\}\). Chọn khẳng định sai.
A. \(\emptyset \subset A\)
B. \(\left\{ {1;2;4} \right\} \subset A\)
C. \(\left\{ { - 1;0;1} \right\} \subset A\)
D. \(0 \in A\)
Câu 2 . Cho mệnh đề P(x): “\(\forall x \in R,{x^2} + x + 1 > 0\)”. Mệnh đề phủ định của mệnh đề P(x) là:
A. “\(\exists x \in R,{x^2} + x + 1 \le 0\)”
B. “Không tồn tại \(x \in R,{x^2} + x + 1 > 0\)”
C. “\(\forall x \in R,{x^2} + x + 1 \le 0\)”
D. “\(\forall x \in R,{x^2} + x + 1 < 0\)”
Câu 3 . Cho tập hợp \(A = \left[ { - \dfrac{1}{2}; + \infty } \right)\). Khi đó tập hợp \({C_R}A\) là:
A. R
B. \(\left( { - \infty ; - \dfrac{1}{2}} \right]\)
C. \(\left( { - \infty ; - \dfrac{1}{2}} \right)\)
D. \(\emptyset \)
Câu 4 . Tập xác định của hàm số y = \(\dfrac{{x - 1}}{{{x^2} - x + 3}}\) là:
A. R
B. \(\left( { - \infty ;1} \right)\)
C. R\ {1 }
D. Æ
Câu 5 . Số nghiệm của phương trình \(\left( {{x^2} - 16} \right)\sqrt {3 - x} = 0\) là:
A. 1 nghiệm.
B. 3 nghiệm.
C. 0 nghiệm.
D. 2 nghiệm.
Câu 6 . Cho hàm số\(y = f(x) = 3{x^4} - {x^2} + 2\). Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào đúng?
A. \(y = f\left( x \right)\) là hàm số không chẵn và không lẻ
B. \(y = f\left( x \right)\)là hàm số chẵn trên R
C. \(y = f\left( x \right)\)là hàm số lẻ trên R
D. \(y = f\left( x \right)\) là hàm số vừa chẵn vừa lẻ trên R
Câu 7 . Hàm số\(y = \left| {2x + 10} \right|\) là hàm số nào sau đây:
A. \(y = \left\{ \begin{array}{l}2x + 10,...x \ge - 5\\2x - 10,...x < - 5\end{array} \right.\)
B. \(y = \left\{ \begin{array}{l}2x + 10,...x \ge - 5\\ - 2x + 10,...x < - 5\end{array} \right.\)
C. \(y = \left\{ \begin{array}{l}2x + 10,...x \ge 5\\ - 2x - 10,...x < 5\end{array} \right.\)
D. \(y = \left\{ \begin{array}{l}2x + 10,...x \ge - 5\\ - 2x - 10,...x < - 5\end{array} \right.\)
Câu 8 . Cho hàm số \(y = - 3{x^2} - 4x + 3\) có đồ thị (P). Trục đối xứng của (P) là đường thẳng có phương trình:
A. \(x = \dfrac{4}{3}\)
B. \(x = - \dfrac{4}{3}\)
C. \(x = \dfrac{2}{3}\)
D. \(x = - \dfrac{2}{3}\)
Câu 9 . Cho hàm số\(y = {x^2} - 4x + 3\), khẳng định nào sau đây đúng?
A. Hàm số đồng biến trên khoảng \(\left( { - \infty ;2} \right)\)và nghịch biến trên khoảng \(\left( {2; + \infty } \right)\)
B. Hàm số nghịch biến trên khoảng \(\left( { - \infty ; - 1} \right)\)và đồng biến trên khoảng \(\left( { - 1; + \infty } \right)\)
C. Hàm số nghịch biến trên khoảng \(\left( { - \infty ; - 2} \right)\)và đồng biến trên khoảng \(\left( { - 8; + \infty } \right)\)
D. Hàm số nghịch biến trên khoảng \(\left( { - \infty ;2} \right)\)và đồng biến trên khoảng \(\left( {2; + \infty } \right)\)
Câu 10 . Trong hệ trục \(\left( {O;\overrightarrow i ;\overrightarrow j } \right)\), tọa độ của vectơ \(\overrightarrow i + \overrightarrow j \) là:
A. (-1; 1) B. (0; 1).
C. (1; 0) D. (1; 1)
Câu 11 . Cho ABCD là hình bình hành có A(1;3), B(-2;0), C(2;-1). Toạ độ điểm D là:
A. (5;2) B. (4;-17)
C. (4;-1) D. (2;2)
Câu 12 . Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho A(5; 2), B(10; 8). Tọa độ của vectơ \(\overrightarrow {AB} \) là:
A. (2; 4) B. (5; 6)
C. (5; 10) D. (-5; -6)
Câu 13 (NB). Trong mp Oxy, cho \(\overrightarrow a = (1; - 2)\), \(\overrightarrow b = (3;4)\), \(\overrightarrow c = (5; - 1)\). Toạ độ vectơ \(\overrightarrow u = 2.\overrightarrow a + \overrightarrow b - \overrightarrow c \) là:
A. \((0; - 1)\) B. \(( - 1;0)\)
C. \((1;0)\) D. \((0;1)\)
Câu 14 . Trong mp Oxy cho tam giác ABC có A(2;-3),B(4;1), trọng tâm G(-4;2). Khi đó tọa độ điểm C là:
A. \(\left( {\dfrac{2}{3};0} \right)\)
B. (-18;8)
C. (-6;4)
D. (-10;10)
Câu 15 . Trong mặt phẳng tọa độ Oxy , cho A(1 ; 0), B(0 ; 3), C(-3; -5). Tọa độ của điểm M thuộc trục Ox sao cho \(\left| {2\overrightarrow {MA} - 3\overrightarrow {MB} + 2\overrightarrow {MC} } \right|\) nhỏ nhất là :
A. M( 4;5) B. M( 0; 4)
C. M( -4; 0) D. M( 2; 3)
II. PHẦN TỰ LUẬN ( 7 điểm)
Câu 1 . (2 điểm)
a) Lập bảng biến thiên và vẽ đồ thị hàm số \(y = - {x^2} - 2x + 3\)
b) Tìm m để phương trình: \({x^2} - 2mx + {m^2} - 2m + 1 = 0\) có hai nghiệm \({x_1};{x_2}\) sao cho biểu thức \(T = {x_1}{x_2} + 4\left( {{x_1} + {x_2}} \right)\) nhỏ nhất.
Câu 2 . ( 3 điểm) Giải các phương trình sau:
a) \(\left| {2x - 1} \right| = 3x - 4\)
b) \(\sqrt {2{x^2} - 4x + 9} = x + 1\)
c) \(\left( {x + 1} \right)\sqrt {{x^2} - 2x + 3} = {x^2} + 1{\rm{ }}\)
Câu 3 . (2 điểm)
a) Cho tứ giác ABCD. Chứng minh rằng: \(\overrightarrow {AB} + \overrightarrow {CD} = \overrightarrow {AD} - \overrightarrow {BC} \).
b) Cho DABC có trọng tâm G. Gọi M, N là các điểm xác định bởi \(\overrightarrow {AM} = 2\overrightarrow {AB} \), \(\overrightarrow {AN} = \dfrac{2}{5}\overrightarrow {AC} \). Chứng minh rằng: M, N, G thẳng hàng.
Lời giải chi tiết
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
1. C |
2. A |
3. C |
4. A |
5. D |
6. B |
7. D |
8. D |
9. D |
10. D |
11. A |
12. B |
13. D |
14. B |
15. C |
II. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1:
a) +Tập xác định \(D = R\).
+Bảng biến thiên:
+ Vẽ đồ thị hàm số
+ Đỉnh \(I\left( { - 1;4} \right)\)
+ Trục đối xứng \(x = - 1\)
+ Giao với trục tung \(A\left( {0;3} \right)\)
+ Giao với trục hoành tại \(B\left( {1;0} \right);\,\,B'\left( { - 3;0} \right)\).
Để phương trình có nghiệm thì: \(\Delta ' \ge 0 \Leftrightarrow 2m - 1 \ge 0 \Leftrightarrow m \ge \dfrac{1}{2}\)
b) Ta có: \(\Delta ' = {m^2} - {m^2} + 2m - 1 = 2m - 1\).
Để phương trình có 2 nghiệm \( \Leftrightarrow 2m - 1 \ge 0 \Leftrightarrow m \ge \dfrac{1}{2}\).
Với \(m \ge \dfrac{1}{2}\) theo định lí Viét ta có \(\left\{ \begin{array}{l}{x_1} + {x_2} = 2m\\{x_1}{x_2} = {m^2} - 2m + 1\end{array} \right.\).
\(T = {x_1}{x_2} + 4\left( {{x_1} + {x_2}} \right) \) \(= {m^2} - 2m + 1 + 8m = {m^2} + 6m + 1\) suy ra \(T = f\left( m \right) = {m^2} + 6m + 1\).
BBT:
Dựa vào BBT của\(f\left( m \right)\) trên \(\left[ {\dfrac{1}{2}; + \infty } \right)\) ta tìm được GTNN của T bằng\(\dfrac{{11}}{4}\) khi\(m = \dfrac{1}{2}\).
Vậy \({T_{\min }} = \dfrac{{11}}{4} \Leftrightarrow m = \dfrac{1}{2}\).
Câu 2:
a) Nếu \(x \ge \dfrac{1}{2}\): Phương trình (1) trở thành \(2x - 1 = 3x - 4 \Leftrightarrow x = 3\) (t/m\(x \ge \dfrac{1}{2}\)).
Vậy \(x = 3\) là một nghiệm của phương trình (1).
Nếu\(x < \dfrac{1}{2}\): Phương trình (1) trở thành \( - 2x + 1 = 3x - 4 \Leftrightarrow x = 1\)(không t/m \(x < \dfrac{1}{2}\)).
Vậy\(x = 1\) không là nghiệm của phương trình (1)
Kết luận: Tập nghiệm \(S = \left\{ 3 \right\}\)
b) \(\sqrt {2{x^2} - 4x + 9} = x + 1\)
\(\begin{array}{l} \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x + 1 \ge 0\\2{x^2} - 4x + 9 = {\left( {x + 1} \right)^2}\end{array} \right.\\ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x \ge - 1\\{x^2} - 6x + 8 = 0\end{array} \right.\\ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = 2\\x = 4\end{array} \right.\,\,\,\,\left( {tm} \right)\end{array}\)
Kết luận: Nghiệm của phương trình là\(x = 2\); \(x = 4\).
c) Đặt \(t = \sqrt {{x^2} - 2x + 3} \) \(\Rightarrow {t^2} = {x^2} - 2x + 3 \) \(\Rightarrow {x^2} = {t^2} + 2x - 3\)
Phương trình trở thành \(\left( {x + 1} \right)t = {t^2} + 2x - 2\)
\( \Leftrightarrow {t^2} - \left( {x + 1} \right)t + \left( {2x - 2} \right) = 0{\rm{ }}\left( 1 \right)\)
Ta xem \(\left( 1 \right)\) như là phương trình bậc hai với ẩn là t và x là tham số, lúc đó:
\(\Delta = {x^2} + 2x + 1 - 8x + 8 = {x^2} - 6x + 9 = {\left( {x - 3} \right)^2}\)
\( \Rightarrow \left[ \begin{array}{l}t = \dfrac{{x + 1 + x - 3}}{2} = x - 1\\t = \dfrac{{x + 1 - x + 3}}{2} = 2\end{array} \right.\).
Với \(t = \sqrt {{x^2} - 2x + 3} = x - 1 \) \(\Leftrightarrow {x^2} - 2x + 3 = {x^2} - 2x + 1{\rm{ }}\left( {VN} \right)\).
Với \(t = \sqrt {{x^2} - 2x + 3} = 2\) \( \Leftrightarrow {x^2} - 2x + 3 = 4 \) \(\Leftrightarrow {x^2} - 2x - 1 = 0 \Leftrightarrow x = 1 \pm \sqrt 2 \).
Vậy nghiệm của phương trình là \(x = 1 \pm \sqrt 2 \).
Câu 3:
\(a)\,\,VT = \overrightarrow {AD} + \overrightarrow {DB} + \overrightarrow {CB} + \overrightarrow {BD}\) \( = \overrightarrow {AD} + \overrightarrow {CB} \) \(= \overrightarrow {AD} - \overrightarrow {BC} = VP\)
b) \(\overrightarrow {AM} = 2\overrightarrow {AB} \) \(\Leftrightarrow \overrightarrow {GM} - \overrightarrow {GA} = 2\overrightarrow {GB} - 2\overrightarrow {GA} \) \( \Leftrightarrow \overrightarrow {GM} = 2\overrightarrow {GB} - \overrightarrow {GA} \)
\(\overrightarrow {AN} = \dfrac{2}{5}\overrightarrow {AC} \) \( \Leftrightarrow \overrightarrow {GN} - \overrightarrow {GA} = \dfrac{2}{5}\overrightarrow {GC} - \dfrac{2}{5}\overrightarrow {GA} \) \( \Leftrightarrow \overrightarrow {GN} = \dfrac{2}{5}\overrightarrow {GC} + \dfrac{3}{5}\overrightarrow {GA} \)\( \Leftrightarrow 5\overrightarrow {GN} = 2\overrightarrow {GC} + 3\overrightarrow {GA} \)
\(\overrightarrow {GM} + 5\overrightarrow {GN} = \)\(2\overrightarrow {GB} - \overrightarrow {GA} \)+\(2\overrightarrow {GC} + 3\overrightarrow {GA} \) =\(2\overrightarrow {GA} + 2\overrightarrow {GB} \)+\(2\overrightarrow {GC} \)=\(\overrightarrow 0 \)
\( \Leftrightarrow \overrightarrow {GM} = - 5\overrightarrow {GN} \). Vậy G, M, N thẳng hàng.
Xem lời giải chi tiết đề thi học kì 1 tại TimDapAn.com
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Đề số 3 – Đề kiểm tra học kì 1 – Toán 10 timdapan.com"