Đề số 3 - Đề kiểm tra giữa học kì I - Hóa học 11 có lời giải

Đề số 3 - Đề kiểm tra giữa học kì I - Hóa học 11 có đáp án và lời giải chi tiết


Đề bài

Câu 1 : Cho các chất sau tan trong nước: Na2CO3, CH3COOCH3, HCOOH, MgCl2, HF. Số chất điện li mạnh và điện li yếu lần lượt là:

A. 2; 2.                                   B. 3; 2.

C. 1; 4.                                   D. 3: 1.

Câu 2 : Cho phản ứng sau: FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S. Phương trình ion rút gọn là:

A. 2H+ + S2- → H2S.

B. Fe2+ + S2- + 2H+ → Fe2+ + H2S.                                      

C. FeS  + 2H+ → Fe2+ + H2S.

D. Fe + S2- + 2H+ → Fe2+ + H2S.

Câu 3 : Cho các dung dịch sau: Na2CO3, AlCl3, Ba(NO3)2, NaCl. Dung dịch có pH < 7 là

A. Na2CO3.                             B. AlCl3.

C. Ba(NO3)2.                          D. NaCl.

Câu 4 : Nhận định đúng về tính chất hóa học của N2 là:

A. N2 tác dụng với nhiều phi kim ở điều kiện thường.        

B. N2 tác dụng với tất cả các kim loại tạo muối nitrua.       

C. N2 có tính chất hóa học chủ yếu là tính oxi hóa.             

D. N2 tác dụng với oxi ở điều kiện thường.

Câu 5 : Nhận định đúng về tính chất NH3

A. Trong phân tử NH3, N chỉ còn 1 electron hóa trị.           

B. Amoniac là chất khí mùi khai, không màu, nhẹ hơn không khí.                                        

C. Amoniac tan nhiều trong nước tạo dung dịch bazo mạnh.                                    

D. Amoniac tác dụng với tất cả các dung dịch muối.

Câu 6 : Nhận định đúng về phân bón hóa học là:

A. Supephotphat đơn gồm Ca(H2PO4)2, supephotphat kép gồm Ca(H2PO4)2 và CaSO4.          

B. Độ dinh dưỡng của phân kali tính bằng phần trăm khối lượng kali trong phân bón.                               

C. Phân ure cung cấp kali cho cây trồng.                            

D. Nitrophotka là hỗn hợp (NH4)2HPO4 và KNO3.

Câu 7 : Cho dãy chuyển hóa: P \(\xrightarrow{+X}\) H3PO4 \(\xrightarrow{+Y}\) NaH2PO4 \(\xrightarrow{+Y}\) Na3PO4. Các chất X, Y lần lượt có thể là

A. H2SO4, BaCl2.                   B. H2SO4, NaCl.                    C. HNO3, Na2SO4.                                  D. HNO3, NaOH.

Câu 8 : Cho phản ứng: Al + HNO3 → Al(NO3)3 + NO2 + H2O. Tổng hệ số (nguyên, có tỉ lệ tối giản) của các chất là

A. 13.                                      B. 14.

C. 15.                                      D. 16.

Câu 9 : Cho các sơ đồ phản ứng sau:

1. NaOH + HCl →                                                                2. KHCO3 + KOH →

3. Cu(OH)2 + H2SO4 →                                                        4. Ba(OH)2 + HNO3

Số phản ứng có cùng phương trình ion rút gọn là

A. 1.                                        B. 2.

C. 3.                                        D. 4.

Câu 10 : Nhiệt phân hỗn hợp gồm các muối KNO3, NH4NO3, AgNO3, Cu(NO3)2 thu được chất rắn X có thành phần là:

A. K2O, Ag, Cu.                     B. KNO2, Ag2O, CuO.

C. KNO2, Ag, CuO.               D. K2O, Ag2O, Cu.

Câu 11 : Cho 500 ml dung dịch NaOH 0,2M; NaAlO2 0,1M vào 500 ml dung dịch Ba(OH)2 0,1M; Ba(AlO2)2 0,1M thu được dung dịch A. Nồng độ ion OH- và AlO2- trong dung dịch A lần lượt là

A. 0,2M; 0,15M.                    B. 0,3M; 0,2M.

C. 0,2M; 0,3M.                      D. 0,3M và 0,15M.

Câu 12 : Trộn 50 ml dung dịch NaOH 0,05M với 50 ml dung dịch Ba(OH)2 0,025M thu được dung dịch có pH bằng

A. 10,7.                                   B. 11,5.

C. 12,7.                                   D. 13,0.

Câu 13 : Hòa tan hết m gam Al trong 100 ml dung dịch NaOH 0,3M thu được dung dịch A và 0,672 lít khí H2. Dung dịch A có pH là

A. 11.                                      B. 12.

C. 13.                                      D. 14.

Câu 14 : Đổ dung dịch X chứa 0,01 mol Fe3+, x mol Cl- và 0,01 mol SO42- vào dung dịch Y chứa y mol Ba2+, 0,03 mol OH-, 0,01 mol AlO2- thu được m gam kết tủa. Giá trị m là

A. 3,2.                                     B. 3,4.

C. 4,6.                                     D. 4,9.

Câu 15 : Cho 6,72 lít khí N2 tác dụng với 13,44 lít khí H2 với điều kiện thích hợp thu được V lít hỗn hợp khí (biết H% = 20%). Biết các khí được đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Giá trị V là

A. 13,440.                               B. 14,560.

C. 16,576.                               D. 18,368.

Câu 16 : Hòa tan 24 gam hỗn hợp kim loại Fe, Cu trong dung dịch HNO3 thu được dung dịch muối và 2,24 lít N2O. Phần trăm khối lượng Cu trong hỗn hợp là

A. 7,68.                                   B. 9,60.

C. 12,8.                                   D. 15,36.

Câu 17 : Nhiệt phân hoàn toàn m gam muối nitrat thu được 16,2 gam kim loại và 5,04 lít hỗn hợp (đktc). Công thức hóa học của muối là:

A. Hg(NO3)2.                          B. Zn(NO3)2.

C. Cu(NO3)2.                          D. AgNO3.

Câu 18 : Hòa tan 29,4 gam H3PO4 trong 350 ml dung dịch NaOH 2M thu được dung dịch X. Khối lượng của muối có phân tử khối lớn hơn trong dung dịch X là

A. 16,40.                                 B. 32,80.

C. 41,00.                                 D. 49,20.

Câu 19 : Hòa tan 6 gam Mg trong dung dịch HNO3 dư thu được dung dịch muối và 3,36 lít (đktc) hỗn hợp khí NO2, khí X có tỉ lệ về thể tích là 2 : 1. Công thức khí X là:

A. N2.                                     B. N2O.

C. NO.                                    D. N2O5.

Câu 20 : Hòa tan 16,8 gam kim loại M trong dung dịch HNO3 thu được dung dịch muối và 20,16 lít khí NO2 (đktc). Kim loại M là

A. Al.                                      B. Fe.

C. Cu.                                     D. Ag.

Lời giải chi tiết

Câu 1

Phương pháp:

Dựa vào khái niệm chất điện li để xác định chất điện li mạnh hay chất điện li yếu.

Hướng dẫn giải:

- Chất điện li mạnh:

Na2CO3 → 2Na+ + CO32-

MgCl2 → Mg2+ + 2Cl-

- Chất điện li yếu:

HCOOH ⇄ HCOO- + H+

HF ⇄ H+ + F-

- Chất không điện li: CH3COOCH3

Đáp án A

Câu 2

Phương pháp:

Cách chuyển đổi các phương trình phân tử sang phương trình ion rút gọn:

+ Chuyển tất cả các chất vừa dễ tan, vừa điện li mạnh thành ion, các chất khí, kết tủa, điện li yếu để nguyên dưới dạng phân tử thu được phương trình ion đầy đủ.

+ Lược bỏ những ion không tham gia phản ứng ta được phương trình ion rút gọn.

Hướng dẫn giải:

Phương trình phân tử: FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S ↑

⟹ Phương trình ion rút gọn: FeS + 2H+ → Fe2+ + H2S ↑

Đáp án C

Câu 3

Phương pháp:

Xác định pH của dung dịch muối:

+ Muối tạo bởi bazo mạnh và axit mạnh ⟹ MT trung tính (pH = 7)

+ Muối tạo bởi bazo mạnh và axit yếu ⟹ MT kiềm (pH > 7)

+ Muối tạo bởi bazo yếu và axit mạnh ⟹ MT axit (pH < 7)

Hướng dẫn giải:

A: Na2CO3 là muối tạo bởi bazo mạnh NaOH và axit yếu H2CO3 ⟹ MT kiềm (pH > 7)

B: AlCl3 là muối tạo bởi bazo yếu Al(OH)3 và axit mạnh HCl ⟹ MT axit (pH < 7)

C: Ba(NO3)2 là muối tạo bởi bazo mạnh Ba(OH)2 và axit mạnh HNO3 ⟹ MT trung tính (pH = 7)

D: NaCl là muối tạo bởi bazo mạnh NaOH và axit mạnh HCl ⟹ MT trung tính (pH = 7)

Đáp án B

Câu 4

A sai N2 tác dụng H2 và O2 ở điều kiện thích hợp.

B sai N2 tác dụng với một số kim loại hoạt động tạo muối nitrua.

C đúng, N2 vừa có tính oxi hóa và tính khử nhưng tính chất chủ yếu vẫn là tính oxi hóa.

D sai N2 tác dụng với oxi ở 30000C.

Đáp án C

Câu 5

A sai vì trong phân tử NH3 nguyên tử N có 1 cặp e hóa trị.

B đúng.

C sai, dung dịch NH3 có tính bazo yếu.

D sai NH3 tác dụng với một số dung dịch muối theo nguyên tắc phản ứng trao đổi dung dịch.

Đáp án C

Câu 6

A sai, supephotphat đơn gồm Ca(H2PO4)2 và CaSO4, supephotphat kép gồm Ca(H2PO4)2.

B sai, độ dinh dưỡng của phân kali tính bằng phần trăm khối lượng K2O trong phân bón.

C sai, phân ure cung cấp nitơ cho cây trồng.

D đúng.

Đáp án D

Câu 7

P + 5HNO3 (X) → H3PO4 + 5NO2 + H2O

H3PO4 + NaOH (Y) → NaH2PO4 + H2O

NaH2PO4 + 2NaOH → Na3PO4 + 2H2O

Đáp án D

Câu 8

\(\begin{array}{*{20}{c}}{\mathop { \times 1}\limits^{} }\\{\mathop { \times 3}\limits^{} }\end{array}\left| {\begin{array}{*{20}{c}}{\mathop {Al}\limits^0  \to \mathop {Al}\limits^{ + 3}  + 3{\rm{e}}}\\{\mathop {{\rm{ }}N}\limits^{ + 5}  + 1{\rm{e}} \to \mathop {{\rm{ }}N}\limits^{ + 4} }\end{array}} \right.\)

⟹ PTHH: Al + 6HNO3 → Al(NO3)3 + 3NO2 + 3H2O.

Tổng hệ số: 1 + 6 + 1 + 3 + 3 = 14

Đáp án B

Câu 9

Phương pháp:

Cách chuyển đổi các phương trình phân tử sang phương trình ion rút gọn:

+ Chuyển tất cả các chất vừa dễ tan, vừa điện li mạnh thành ion, các chất khí, kết tủa, điện li yếu để nguyên dưới dạng phân tử thu được phương trình ion đầy đủ.

+ Lược bỏ những ion không tham gia phản ứng ta được phương trình ion rút gọn.

Hướng dẫn giải:

1. NaOH + HCl → NaCl + H2O

⟹ H+ + OH- → H2O

2. KHCO3 + KOH → K2CO3 + H2O

⟹ HCO3- + OH- → CO32- + H2O

3. Cu(OH)2 + H2SO4 → CuSO4 + H2O

⟹ Cu(OH)2 + 2H+ → Cu2+ + 2H2O            

4. Ba(OH)2 + 2HNO3 → Ba(NO3)2 + 2H2O

⟹ H+ + OH- → H2O

Đáp án B

Câu 10

Phương pháp:

Dựa vào lý thuyết về phản ứng nhiệt phân muối nitrat

Hướng dẫn giải:

KNO3 .\(\xrightarrow{{{t}^{o}}}\). KNO2 + 0,5O2

NH4NO3 \(\xrightarrow{{{t}^{o}}}\) N2O + 2H2O

AgNO3 \(\xrightarrow{{{t}^{o}}}\) Ag + NO2 + 0,5O2

Cu(NO3)2 \(\xrightarrow{{{t}^{o}}}\) CuO + 2NO2 + 0,5O2

⟹ Chất rắn X gồm: KNO2, Ag, CuO.

Đáp án C

Câu 11

Phương pháp:

Tính được số mol NaOH, NaAlO2, Ba(OH)2, Ba(AlO2)2

Các chất đều là chất điện li mạnh nên điện li hoàn toàn thành ion

Suy ra số mol các ion OH- và AlO2-

Tính nồng độ của các ion dựa vào công thức: CM = n : V

Hướng dẫn giải:

nNaOH = 0,5.0,2 = 0,1 mol;

nNaAlO2 = 0,5.0,1 = 0,05 mol

nBa(OH)2 = 0,5.0,1 = 0,05 mol;

nBa(AlO2)2 = 0,5.0,1 = 0,05 mol.

Các chất đều là chất điện li mạnh nên điện li hoàn toàn thành ion.

Vậy trong dung dịch A:

nOH- = nNaOH + 2nBa(OH)2 = 0,1 + 2.0,05 = 0,2 mol ⟹ [OH-] = 0,2/1 = 0,2M

nAlO2- = nNaAlO2 + 2nBa(AlO2)2 = 0,05 + 2.0,05 = 0,15 mol ⟹ [AlO2-] = 0,15/1 = 0,15M

Đáp án A

Câu 12

Phương pháp:

Tính số mol NaOH, Ba(OH)2 suy ra số mol OH-

Tính nồng độ OH- ⟹ nồng độ H+ ⟹ giá trị pH

Hướng dẫn giải:

nNaOH = 0,05.0,05 = 2,5.10-3 mol

nBa(OH)2 = 0,05.0,025 = 1,25.10-3 mol

⟹ nOH- = nNaOH + 2nBa(OH)2 = 2,5.10-3 + 2.1,25.10-3 = 5.10-3 mol

⟹ [OH-] = (5.10-3)/0,1 = 0,05 mol/l

⟹ [H+] = (10-14)/0,05 = 2.10-13 mol/l

⟹ pH = -log(2.10-13) = 12,7

Đáp án C

Câu 13

Phương pháp:

Tính số mol NaOH và H2

Viết và tính thep PT ion rút gọn suy ra số mol OH-

Tính nồng độ OH- ⟹ nồng độ H+ ⟹ giá trị pH

Hướng dẫn giải:

nOH- ban đầu = nNaOH = 0,1.0,3 = 0,03 mol

nH2 = 0,672/22,4 = 0,03 mol

Al + OH- + H2O → AlO2- + 1,5H2

        0,02                 ←           0,03 (mol)

⟹ nOH pư = 0,02 mol

⟹ nOH- = 0,03 - 0,02 = 0,01 mol

⟹ [OH-] = n : V = 0,01 : 0,1 = 0,1 mol/l

⟹ [H+] = 10-14/0,1 = 10-13 mol/l

⟹ pH = -log(10-13) = 13

Đáp án C

Câu 14

Phương pháp:

Dùng phương pháp bảo toàn điện tích xác định được x, y.

Dùng phương trình ion rút gọn xác định khối lượng chất kết tủa.

Hướng dẫn giải:

Áp dụng phương pháp bảo toàn điện tích:

Dung dịch X chứa 0,01 mol Fe3+, x mol Cl- và 0,01 mol SO42-:

⟹ 0,01.3 = x.1 + 0,01.2 ⟹ x = 0,01 mol

Dung dịch Y chứa y mol Ba2+, 0,03 mol OH-, 0,01 mol AlO2-:

⟹ y.2 = 0,03 + 0,01.1 ⟹ y = 0,02 mol

Phương trình ion rút gọn:

Fe3+ + 3OH- → Fe(OH)3

0,01 → 0,03 →    0,01

Ba2+ + SO42- → BaSO4

0,01← 0,01→     0,01

⟹ mkết tủa = mBaSO4 + mFe(OH)3 = 0,01.107 + 0,01.233 = 3,4 gam.

Đáp án B

Câu 15

Phương pháp:

Tính số mol hai khí N2 và H2 dựa vào công thức n = V/22,4.

Dùng công thức \(H\%  = \;\frac{{{n_{pu}}.100}}{{{n_{bd}}}}\) tính số mol khí phản ứng và tìm ra thể tích hỗn hợp khí sau phản ứng.

Hướng dẫn giải:

nN2 = 0,3 mol; nH2 = 0,6 mol

N2 + 3H2 ⇄ 2NH3

Ta có: \(\frac{{{n_{{N_2}}}}}{1} > \frac{{{n_{{H_2}}}}}{3}\) ⟹ H2 hết và N2 dư.

⟹ nH2pu = 0,6.20% = 0,12 mol

  N2    +   3H2 ⇄ 2NH3

0,04  ←  0,12 → 0,08  (mol)

nN2 du = 0,3 - 0,04 = 0,26 mol

nH2 du = 0,6 - 0,12 = 0,48 mol

nhỗn hợp khí = 0,08 + 0,26 + 0,48 = 0,82 mol

⟹ Vkhí = 18,368 lít

Đáp án D

Câu 16

Phương pháp:

Đặt ẩn là số mol mỗi kim loại

Từ khối lượng hỗn hợp kim loại ⟹ (1)

Dùng phương pháp bảo toàn e ⟹ (2)

Giải hệ tính được số mol mỗi kim loại

Tinh khối lượng Cu

Hướng dẫn giải:

Gọi nFe = x; nCu = y (mol)

⟹ m hh = 56x + 64y = 24 (1)

Quá trình nhường e:

Fe → Fe3+  +  3e

x →               3x

Cu → Cu2+   +  2e

y    →               2y

⟹ ne nhường = 3x + 2y (mol)

Quá trình nhận e:

2N+5   +  10e → N2O

                 1  ←   0,1

⟹ ne nhận = 1 (mol)

Áp dụng bảo toàn e: 3x + 2y = 1 (2)

Từ (1) và (2) ⟹ x = y = 0,2 mol

⟹ mCu = 12,8 gam

Đáp án C

Câu 17

Phương pháp:

PTHH: M(NO3)n  → M + nNO2 + 0,5nO2

Từ PTHH suy ra tỉ lệ số mol NO2 và O2

Từ tổng thể tích khí và tỉ lệ suy ra số mol từng khí ⟹ số mol kim loại (theo n)

Lập phương trình về khối lượng kim loại thu được mối liên hệ giữa M và n

Biện luận với n = 1, 2, 3 để chọn ra giá trị n và M phù hợp

Hướng dẫn giải:

nhh khí = 5,04/22,4 = 0,225 mol ⟹ nNO2 + nO2 = 0,225 (1)

PTHH: M(NO3)n  → M + nNO2 + 0,5nO2

Từ PTHH ta thấy nNO2 : nO2 = 2 (2)

Giải hệ (1) (2) được nNO2 = 0,15 và nO2 = 0,075

PTHH: M(NO3)n  →  M    +   nNO2 + 0,5nO2

                                0,15/n ← 0,15

Mkim loại = 16,2 : (0,15/n) = 108n

Biện luận với n = 1, 2, 3:

+ n = 1 ⟹ M = 108 (Ag)

+ n = 2 ⟹ M = 216 (loại)

+ n = 3 ⟹ M = 324 (loại)

Vậy công thức hóa học của muối là AgNO3.

Đáp án D

Câu 18

Phương pháp:

Xét tỉ lệ nNaOH  : nH3PO4 = a

NaOH + H3PO4 →  NaH2PO4 + H2O

2NaOH + H3PO4 → Na2HPO4 + 2H2O

3NaOH + H3PO4 → Na3PO4 + 3H2O

Nếu a ≤ 1 thì phản ứng chỉ tạo ra NaH2PO4

Nếu 1 < a < 2 thì phản ứng tạo 2 muối NaH2PO4 và Na2HPO4

Nếu a = 2 thì phản ứng chỉ tạo Na2HPO4

Nếu 2 < a < 3 thỉ phản ứng tạo 2 muối Na2HPO4 và Na3PO4

Nếu a ≥ 3 nên phản ứng tạo muối Na3PO4

Hướng dẫn giải:

nH3PO4 = 0,3 mol; nNaOH = 0,35.2 = 0,7 mol

2 < nNaOH/nH3PO4 = 0,7/0,3 = 2,3 < 3 ⟹ thu được Na2HPO4, Na3PO4

Đặt nNa2HPO4 = x mol và nNa3PO4 = y mol

H3PO4 + 2NaOH → Na2HPO4 + 2H2O

x                 2x        ←    x

H3PO4 + 3NaOH → Na3PO4 + 3H2O

y                3y     ←       y

Ta có hệ phương trình: nH3PO4 = x + y = 0,3 và nNaOH = 2x + 3y = 0,7

⟹ nNa2HPO4 = 0,2 mol; nNa3PO4 = 0,1 mol

⟹ mNa3PO4 = 0,1.164 = 16,4 gam

Đáp án A

Câu 19

Phương pháp:

Từ thể tích của hỗn hợp khí và tỉ lệ các khí tính được số mol mỗi khí.

Giả sử 1 mol khí X trao đổi n mol electron.

Áp dụng bảo toàn e: 2nMg = nNO2 + n.nX

Suy ra giá trị của n.

+ Nếu n = 1 ⟹ X là NO2

+ Nếu n = 3 ⟹ X là NO

+ Nếu n = 8 ⟹ X là N2O

+ Nếu n = 10 ⟹ X là N2

Hướng dẫn giải:

nMg = 6/24 = 0,25 mol

Ta có hệ phương trình: nNO2 + nX = 0,15 và nNO2 = 2nX

⟹ nNO2 = 0,1 mol; nX = 0,05 mol

Giả sử 1 mol khí X trao đổi n mol electron.

Áp dụng bảo toàn e: 2nMg = nNO2 + n.nX ⇔ 2.0,25 = 0,1 + 0,05n ⇔ n = 8

Vậy khí X là N2O.

Đáp án B

Câu 20

Phương pháp:

Dùng phương pháp bảo toàn e để xác định được kim loại.

Hướng dẫn giải:

nNO2 = 20,16/22,4 = 0,9 mol.

Quá trình nhận e:

N+5 + 1e  → N+4

         0,9 ← 0,9

Quá trình nhường e:

M → Mn+    +    ne

0,9/n ←             0,9

⟹ Mkim loại = 16,8 : (0,9/n) = 56n/3

Biện luận với n = 1, 2, 3:

+ n = 1 ⟹ M = 56/3 (loại)

+ n = 2 ⟹ M = 112/3 (loại)

+ n = 3 ⟹ M = 56 (Fe)

Đáp án B