Đề số 2 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) - Ngữ văn 8
Đề thi học kì 2 (Đề kiểm tra học kì 2) – Ngữ văn 8 – Đề số 2 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề bài
I. ĐỌC – HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Ngọc không mài không thành đồ vật, người không học không biết rõ đạo. Đạo là lẽ đối xử hàng ngày giữa mọi người. Kẻ đi học là học điều ấy. Nước Việt ta, từ khi lập quốc đến giờ, nền chính học đã bị thất truyền. Người ta đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi, không còn biết đến tam cương ngũ thường. Chúa tầm thường, thần nịnh hót. Nước mất, nhà tan đều do những điều tệ hại ấy.
Cúi xin từ nay ban chiếu thư cho thầy trò trường học của phủ, huyện, các trường tư, con cháu các nhà văn võ, thuộc lại ở các trấn cựu triều, đều tùy đâu tiện đấy mà đi học.
Phép dạy, nhất định theo Chu tử. Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc. Tuần tự tiến lên học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử. Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm. Họa may kẻ nhân tài mới lập được công, nhà nước nhờ thế mà vững yên. Đó mới thực là cái đạo ngày nay có quan hệ tớ lòng người. Xin chớ bỏ qua.
(Theo SGK Ngữ văn lớp 8 tập 2 NXB Giáo dục)
1. Nhận biết
Xác định đoạn văn nêu trên được trích trong văn bản (tác phẩm) nào? Tác giả là ai? Thuộc thể loại gì và đặc điểm chính của thể loại đó (1.5 điểm)
2. Thông hiểu
Nêu nội dung chính của đoạn trích (1.0 điểm)
3. Thông hiểu (0.5 điểm)
Giải thích tại sao người viết lại chọn cách sắp xếp trật tự từ trong phần in đậm như vậy?
Phép dạy, nhất định theo Chu tử. Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc. Tuần tự tiến lên học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử. Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm.
II. TẠO LẬP VĂN BẢN (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm)
Qua nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, hãy viết đoạn văn từ 7-8 câu suy nghĩ của em về vấn đề Học đi đôi với hành.
Câu 2 (5.0 điểm)
Lấy chủ đề: Chúng ta cần biết quan tâm, chia sẻ với những người gặp hoàn cảnh khó khăn. Em hãy viết bài văn bày tỏ ý kiến của mình.
Lời giải chi tiết
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
Câu |
Nội dung |
1 |
1. Phương pháp: căn cứ bài Bàn luận về phép học Cách giải: - Tác phẩm: Bàn luận về phép học - Tác giả: La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp - Thể loại: Tấu - Đặc điểm thể tấu: + Tấu là một loại văn thư của bề tôi, thần dân gửi lên vua chúa để trình bày sự việc, ý kiến, đề nghị. + Tấu được viết bằng văn xuôi hay văn vần, văn biền ngẫu. 2. Phương pháp: căn cứ nội dung đoạn trích Cách giải: - Nội dung chính: Mục đích và phương pháp học tập đúng đắn 3. Phương pháp: căn cứ bài Trật tự từ trong câu Cách giải: - Sắp xếp thể hiện thứ tự nhất định của sự vật, hiện tượng |
2 |
a. Phương pháp: phân tích, tổng hợp Cách giải: Giới thiệu vấn đề Thế nào là học và hành? Học là tiếp thu tri thức của nhân loại thông qua hoạt động học tập ở nhà trường hoặc qua sách vở. Hành là vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế đời sống. Tại sao học với hành phải đi đôi? + Học mà không hành thì học vô ích, chỉ biết lí thuyết suông. Lí thuyết suông thì vô dụng. Dẫn chứng minh họa Liên hệ bản thân Tổng kết |
3 |
Phương pháp: phân tích, tổng hợp Cách giải: 1. Mở bài Giới thiệu vấn đề quan tâm chia sẻ đến những người gặp hoàn cảnh khó khăn 2. Thân bài 2.1 Giải thích - Sẻ chia: Cùng người khác san sẻ vui buồn, những trạng thái tình cảm, tâm hồn với nhau; cả sự chia sẻ những khó khăn về vật chất, giúp nhau trong hoạn nạn... => Khi ta học được cách đồng cảm và chia sẻ tức biết sống vì người khác cũng là lúc mình nhận được niềm vui; ta cảm thấy cuộc đời này thật tuyệt vời. Nếu ai cũng biết "học cách đồng cảm và sẻ chia", trái đất này sẽ thật là "thiên đường". 2.2. Bàn luận a: Cuộc sống đầy những khó khăn vì vậy cần lắm những tấm lòng đồng cảm, sẻ chia - Sẻ chia về vật chất: Giúp đỡ khi khó khăn, hoạn nạn. - Sẻ chia về tinh thần: Ánh mắt, nụ cười, lời an ủi, chúc mừng, đôi khi chỉ là sự im lặng cảm thông, lắng nghe. b: Sự đồng cảm, sẻ chia được thể hiện trong những mối quan hệ khác nhau - Đối với người nhận: giúp họ vượt qua được khó khăn, vươn đến cuộc sống tốt đẹp, hạnh phúc hơn,… - Đối với người cho: cảm thấy thanh thản, hạnh phúc; bản thân là người có ích cho cộng đồng, xã hội. - Đồng cảm, sẻ chia và xã hội ngày nay (...) (Lấy dẫn chứng minh họa) c: Phê phán bệnh vô cảm, lối sống ích kỉ, sống thiếu trách nhiệm với đồng loại, với cộng đồng ở một số người. 2.3. Bài học nhận thức và hành động - Nhận thức: Đồng cảm, sẻ chia giúp con người thêm sức mạnh để vượt qua những thử thách, những nghịch cảnh của cuộc đời. Đó cũng là một trong những phẩm chất "người", kết tinh giá trị nhân văn cao quý ở con người. - Hành động: Phải học cách đồng cảm, sẻ chia và phân biệt đồng cảm, sẻ chia với sự thương hại, ban ơn...Ai cũng có thể đồng cảm, sẻ chia với những người quanh mình với điều kiện và khả năng có thể của mình. - Cuộc sống sẽ đẹp vô cùng khi con người biết đồng cảm, sẻ chia. Đó cũng là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. 3. Kết bài: Tổng kết vấn đề |
Nguồn: Sưu tầm
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Đề số 2 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) - Ngữ văn 8 timdapan.com"